Tuesday, October 8, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 27


 

CHƯƠNG 03 (tt)
B- Poland (Ba Lan) trước năm 1241.
Phần Poland thì không đến nỗi tệ như Hung nhưng cũng có rắc rối biên giới với Đức. Đã thế đám người tự cho tên Teutonic[1] Knight (Hiệp sĩ của dân Teuton) ở phía bắc Poland và phía tây Lithuania được giáo Hội La Mã ủng hộ cũng gây nhiều phiền phức cho đất nước này. Ngay trước khi Mông Cổ xâm lăng thì Poland có các cuộc chiến tranh với Đức trong các năm 1228 và 1233, rồi với Teutonic knight năm 1237.
Theo “Poland An Illustrated History” của Iwo Cyprian Pogonowski thì cùng khi Teutonic Knight gây phiền toái cho Poland ở đông bắc, thì ở đông Nam quân Thát Đát còn làm nguy hiểm hơn.
C- Nguyên nhân.
Như phần trên viết, sau khi bị đánh bại trên sông Kalka năm 1223, tàn quân Cuman tháo chạy về phương tây, định cư ở nam phần của vương quốc Hung.
Sau khi chiếm được Kiev, Batu đòi vua Hung Béla đem các người thuộc bộ lạc Cumans giao lại cho họ. Vua Hung đã hứa bảo đảm cho họ nên không thỏa mãn yêu sách này.
Như ta đã biết, đây cũng chỉ là một chiêu bài để gây hấn của kẻ mạnh. Lúc nào Mông Cổ cũng chỉ đưa ra các sứ giả đòi hỏi việc này, việc kia, rồi cuối cùng bằng cách nào đi nữa họ cũng đánh đối tượng.
D- Trận đánh.
Batu liền cho động quân. Subutai chia lực lượng Mông Cổ thành ba cánh. Tùy theo tài liệu, sự phân chia này có vài khác biệt.
Theo một số tài liệu trong đó có vài diễn đàn trên website nói cánh thứ nhất do Khadan (Kadan) và Yüyük, đều là con của Đại Hãn Ogodai[2] (Oa Khát Đài) điều khiển đánh lên phía bắc vào Poland (Balan). Hai cánh kia do chính Subutai điều khiển, đánh đến Hung.
Một số tài liệu khác trong đó có quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.” lại viết cách mà chúng tôi thấy hợp lý hơn về phương pháp chia quân, tuy nhiên về số quân thì vẫn là một dấu hỏi. Theo đó Subutai chia quân làm ba.  Đến cách phân chia các người cầm đầu các cánh quân lại không hợp nhau. Một số sách viết: quân đoàn I, do Khadan điều kiển, gồm 3 tjumen đánh lên Lithuania rồi tràn sang Poland. Cánh này có nhiệm vụ chặn quân tiếp viện từ Poland đến. Quân đoàn II do Yüyük chỉ huy, cũng gồm 3 tjumen đánh xuống phía nam vào lãnh thổ Transylvania, nơi các bộ lạc Cumans tị nạn. Trong khi ấy quân đoàn III chủ lực do chính tướng Subutai và Khan Batu chỉ huy vượt dãy núi Carpathian, đánh vào Hung. Trong khi ấy Stephen Turnbull lại viết về cách chia quân và tướng điều khiển như sau: Batu có đại tướng Subutai vượt dãy Carpathian. Batu cho Baidar và Kaidu con của Chagatai đem quân lên Ba Lan và cho Kadan đem quân xuống Transylvania.
Theo History Forum đã viết rằng có tài liệu mới phát hiện năm 1965 trên “Historia Tatororum” của Franciscan C de Bridia Monachi. Tài liệu này lấy từ các tư liệu của các thành phần tham dự của Mông Cổ, chỉ sau vài năm có trận đánh. Dứơi đây là phần dịch nguyên văn từ Anh ngữ trên diễn đàn ấy:
Tiếp theo Batu tiến quân tới Ba Lan và Hung. Tại biên giới của hai nước, Batu chia 10 ngàn quân cho em là Ordu để đánh sang Ba Lan … …” (Next Batu went to Poland and Hungary and having divided the army on the border of these two countries, he sent 10 thousands of warriors under his bother Ordu against Poland…)
Như vậy các sử cũng còn nhiều thiếu sót.
1. Trận đánh Legnica ở Ba Lan
Ta cứ chấp nhận Ordu hay Khadan đem quân lên đến Lithuania đánh phá khắp nơi, không lực lượng nào cản nổi. Khi đến bờ biển Baltic, Khadan chia lực lượng của mình ra làm 2. Một tjumen đánh ngược lên hướng bắc vào địa phận Teutonic Knight, còn 2 tjumens khác thì chính Khadan hướng dẫn đánh phá về phía tây sang Ba Lan.
Quân Mông Cổ vượt đến tận sông Vistula (Wisla) đánh phá các thành phố Sandomierz, Zawichost, Lublin. Một số các hiệp sĩ can đảm của Malopolska tụ tập lại chặn đánh quân Mông tại Cmielnik, nhưng tất cả bị tiêu diệt. Theo sách của Stephen Turnbull thì lúc đến gần Krakow, quân Mông rút lui vì hài lòng với các chiến lợi phẩm. Nhưng ngay khi ấy, họ nghe tin thủ lãnh Boleslaw the Chaste[3] của Krakow đã cùng gia đình chạy trốn. Quân Mông lại vào thành mà không cần đánh. Sau đó, chúng tiếp tục tiến đến Bytom và quay về định bao vây thành quan trọng Wroclaw. Quân Mông phải vựơt sông Oder tại Ratibor bằng bè, nhưng số bè không đủ nên một số phải bơi qua sông. Tại đây họ bị quân dân thành phố này đẩy lui[4]. Đang loay quay định tấn công tiếp, thì họ được tin của thám mã cho biết vua Wencelaus I, nước Bohemia, dẫn một đạo binh gồm 50000 người đang tiến về phía họ. Trong cùng thời gian thì một cánh quân khác do công tước Henry II the Pious (Người ngoan đạo) của Silesia cũng đang tiến lên để gặp Wencelaus I.
Thấy cơ hội có thể tiêu diệt được lực lượng của công tước Henry II, quân Mông Cổ tiến thật nhanh về phía Legnica (Liegnitz) chặn đường.
Về quân số của đạo quân này cũng nhiều trái ngược. Theo History Forum viết lại dựa theo các tài liệu cổ Annals của Jan Dlogsz thì quân Henry gồm năm đạo quân chia ra như sau:
a.       Đạo này gồm Hiệp sĩ, Thập Tự quân Giáo Hoàng gửi tới và tình nguyện quân cộng thêm các thợ mỏ ở Ziotoryja.
b.      Đạo quân thứ hai này thì gồm các hiệp sĩ Cracow và Wielkopolska.
b.      Đạo thứ ba là các hiệp sĩ xứ Opole.
c.       Đạo quân thứ tư gồm các hiệp sĩ xứ Prussia, các thầy dòng, và hiệp sĩ các xứ lẻ tẻ.
d.      Đạo quân cuối cùng là do chính công tước Henry điều khiển gồm các hiệp sĩ, nam tước, bá tước của các xứ Silesia, Wroclaw và Wielkopolsk, cùng một số lính đánh thuê.
Theo quyển “Poland An Illustrated History” thì lực lượng này còn có Knights of the Templar (các hiệp sĩ hội thánh giảng đạo bằng gươm) và Teutonic Orders. Tuy nhiên, ta thấy vô lý vì Teutonic Orders và Ba Lan mới xung đột, và nhiều tài liệu khác công nhận không có lực lượng này.
 Tất cả lực lượng này ít hơn số quân của Mông Cổ.
Trong khi ấy trên Wikipedia thì ước lượng số quân Ba Lan là từ 2000 đến 25000 mà họ dựa vào các nhà sử gia hiện tại đã đưa ra đó là Marek Cetwinski và Gerard Labuda. Một số khác lại nói con số ấy lên tới 40000.
Ngày 9 tháng 4, 1241 hai bên gặp nhau trên bờ sông Nysa thuộc Legnica (Liegnitz), tây nam của Ba Lan gần biên giới Tiệp Khắc ngày nay.
Về trận đánh thì hầu như tất cả các tài liệu đều viết như nhau.
Phía Ba Lan chia ra làm 4 cánh:


a.       Cánh tiên phong điều khiển bởi bá tước Moravian Boleslaw.
b.      Cánh thứ 2 và 3 tiếp theo là hai đơn vị của Sulisaw và hoàng tử Opolan Mieszko. Nhiệm vụ của mỗi đơn vị là bảo vệ một bên sừơn.
c.       Cánh thứ tư do chính công tước Henry II, điều khiển làm tổng trừ bị đi đoạn hậu
 
Quân Mông Cổ cũng chia làm 4 cánh.
a.       Một cánh tiên phong đi đối diện với cánh chính của Ba Lan.
b.      Hai cánh kế tiếp đi phía sau và hai bên. Tuy nhiên, hai cánh này đi bọc xa hơn, lẫn vào các rừng cây, khiến địch không phát hiện được.
c.       Cánh tổng trừ bị do Ordu cầm đầu, đi sau cùng.
Khi vừa thấy nhau, quân Ba Lan do bá tước Moravian Boleslaw cầm đầu, phóng tới tấn công trước. Đạo quân này đánh rất hăng, làm quân Mông Cổ phải thoái lui. Nhưng vừa khi ấy hai cánh quân trái và phải của Mông Cổ tiến lên khép vòng vây làm đạo quân tiên phong của Ba Lan nằm trong rọ.
 

Lập tức, quân Mông Cổ dùng mưa tên, gồm cả tên lửa bắn chặn hai cánh bên của Ba Lan, không cho vào tiếp viện. Tuy bị bao vây nhưng đạo quân của Bolesaw (Boleslav), không chịu lui. Đột nhiên từ đâu ném tới các hòn đá to như trái bắp, nóng như lửa, hợp với tên dày đặc như mưa, ấy là quân Mông bắn đá lửa.
Trong đạo quân này của Ba Lan có rất nhiều người không mặc áo giáp, nên bị thương. Cánh tiên phong của Ba Lan hầu như bị tiêu diệt và chủ tướng là quân công Bolesaw đã hy sinh trong đợt này.
Hai cánh bên của Ba Lan đánh thật dũng mãnh tiến lên. Quân Mông Cổ lại bị đẩy lui trở lại.
Tranh vẽ của Matthäus Merian Starszy 1593-1650
Mô tả lại trận Legnica- lúc Mông Cổ đã đưa đầu Henry II.
Lập tức, quân Mông Cổ dùng mưa tên, gồm cả tên lửa bắn chặn hai cánh bên của Ba Lan, không cho vào tiếp viện. Tuy bị bao vây nhưng đạo quân của Bolesaw (Boleslav), không chịu lui. Đột nhiên từ đâu ném tới các hòn đá to như trái bắp, nóng như lửa, hợp với tên dày đặc như mưa, ấy là quân Mông bắn đá lửa.
Trong đạo quân này của Ba Lan có rất nhiều người không mặc áo giáp, nên bị thương. Cánh tiên phong của Ba Lan hầu như bị tiêu diệt và chủ tướng là quân công Bolesaw đã hy sinh trong đợt này.
Hai cánh bên của Ba Lan đánh thật dũng mãnh tiến lên. Quân Mông Cổ lại bị đẩy lui trở lại.
Trong khi hai bên đang hỗn chiến và Mông Cổ bị núng thế, thì đây đó, trong giữa trận có tiếng hét bằng tiếng Ba Lan : “Chạy! Chạy!”. Tất cả đạo quân của Meiszko cùng nghĩ là tiếng đồng đội. Thế là quân Ba Lan đột nhiên hỗn loạn, rút chạy. Quận công Henry liền ra lệnh cho toán trừ bị, tinh nhụê nhất của ông tiến lên. Đạo quân này xông vào đánh bật quân Mông Cổ trở lại lần nữa.
Ordu lại lập tức cho đạo quân từ bị lâm trận. Trận đánh lại tái diễn thật dữ dội. Trong đám quân Mông Cổ có một người cầm một dấu hiệu chữ “X” thật to và trên có cá chùm gai lớn. Các chiến sĩ Ba Lan đánh thật hăng làm quân Mông Cổ rơi vào thế hạ phong. Chúng rút lui khoảng 100 bước, thì cái dấu hiệu chữ X kia đột nhiên rung động dữ dội; rồi từ các móc gai phun ra các đám khói. Khói này ngửi thật hôi tanh, làm lính Ba Lan bị xỉu, không còn sức chiến đấu.
Theo cổ sử Annals của Jan Dlugosz (viết vào thế kỉ thứ XV) thì Mông Cổ dùng bùa phép để đánh nhau. Còn theo các tài liệu sử mới thì Mông Cổ đốt phân ngựa, bò trộn với diêm sinh, dầu hỏa để làm đối phương không thấy và khó thở. Có lẽ lính Mông Cổ đã ngửi quen mùi nên không bị ảnh hưởng mấy[1].
Lúc này, quân Mông đã kiểm soát trận đánh. Quận Công Henry vẫn bám với đạo quân của ông mặc dù con ngựa của ông bị thương; đầu đã gục xuống. Khi ông đưa kiếm lên để chém một địch quân, thì một tên khác dùng giáo đâm vào nách của ông. Ông ngã xuống khỏi ngựa. Quân Mông lôi xác ông vài trăm bộ làm giáp, trụ quần áo văng ra hết. Chúng chặt đầu ông rồi đem cắm lên một ngọn giáo. Quân Ba Lan thấy vậy bỏ chạy hết.
Sau khi trận đánh kết thúc, quân Mông thu lượm chiến lợi phẩm. Chúng muốn biết đã giết bao nhiêu địch quân, nên cắt tai phải của các người Ba Lan tử trận, bỏ vào 9 túi đầy. Chúng đem đầu của quận công Henry II đến thành Legnica, bắt thành này đầu hàng. Quân dân thành không chịu, và cho chúng biết còn rất nhiều nam tước, bá tước khác sẵn sàng chiến đấu. Chúng bèn tàn phá các làng phụ cận, xong chạy về phương nam để gặp đại quân của Batu và Subutai ở Hung.


[1] Người Mông Cổ có thói quên đốt phân thú phơi khô để sưởi ấm trong nhà.
 


















[1] Giống dân Đức sống phía bắc Âu Châu.
[2] Ogodai (Ogedai) lúc ấy đã được hội đồng thủ lãnh các bộ lạc Kuriltai bầu lên ngôi Đại Hãn thay cho Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227, lúc đang đánh Tây Hạ lần thứ 2.
[3] Chaste: có nghĩ là trinh bạch, trong trắng, tao nhã.
[4] Theo Stephen Turnbull thì dân nơi này tự đốt phá thành phố trước khị quân Mông tới.

 

No comments:

Post a Comment