Tuesday, October 22, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 29

CHƯƠNG 03 (tt)


VII/ Xâm lược Trung Đông.

A-  Tình trạng vùng Trung Đông.

1. Becke

Jochi, người con trưởng của Thành Cát Tư Hãn, đã không được nối nghiệp cha và không được thừa hưởng vùng đất xứ Khwarezm. Ông đem quân lên phía bắc nứơc Kazahkstan lập nghiệp. Nhưng ông chết sớm để lại 4 người con 3 trai, 1 gái. Ba trai là: Orda, Batu và Becke. Orda lập ra White Horde còn Batu lập ra Blue Horde. Địa phân của hai horde này là phần đất rộng lớn gồm các nước Nga và Đông Âu. Sau khi Orda và Batu qua đời thì Becke lên nắm quyền và gom cả hai horde vào làm một tạo ra Golden Horde vào năm 1257. Cùng năm ấy, Becke ra nhập đạo Hồi liên hệ mật thiết với các nước vùng Trung Đông và Ai Cập.

2. Mamluk

Trong thời Trung Cổ vùng Ai Cập ngày nay, thay tay đổi chủ nhiều lần. Dựa theo quyển “Cairo- The City Victyorious” của Max Rodenbeck thì đạo Thập Tự Quân đã nhiều lần đánh chiếm hải cảng Alexandria và các vùng chung quanh. Năm 1149, họ lại đến đánh chiếm hải cảng này và đánh thành phố Bilbays, 65 km phía bắc Cairo, giết hết dân thành này không còn một người[1]. Vua Al/’Adid của triều đại Fatimids đã khốn đốn với các cuộc chinh phục ấy. May thay, một đạo quân Hồi giáo từ Syria dưới sự chỉ huy của Saladin tới giải cứu. Nhưng sau đó Al/’Adid đã chết một cách bí mật.

Saladin ta bán hết các tài sản của vua Al/’Adid để trả lương cho lính đánh thuê (nô lệ Mamluk[2]) gốc Thổ, kể cả viên hồng ngọc 2400 carat. Ông đã thay thế triều đại Fatimids, với một chế độ phong kiến. Mỗi địa phương được cai trị bởi một tướng trong quân đội Syria.

Thời gian này, Saladin tạo ra một đế quốc Ayyabid bao gồm từ Syria đến Ai Cập, một phân nửa phía bắc các quốc gia: Sudan, Ethiopia, Somalia và phía nam bán đảo Saudi Arabia (A Rập). Vốn Saladin chinh phục đế quốc nhờ vào nô lệ, nên Ayyabid có tập tục mua bán nô lệ và các nước Âu Châu cũng đã đổ xô đến đây mua nộ lệ về làm việc, hầu hạ. Phần đông những kẻ nô lệ là dân ở Circassian[3], Turcoman[4] nhưng đa số Thổ Nhĩ Kỳ[5]. Các nô lệ này có được là nhờ vào các cuộc chinh phạt các bộ lạc thù địch, hay là các dân tỵ nạn. Nhất là sau các cuộc chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn vào Khwarezm, cuộc hành quân của Subutai, Jebe vào Nga 1220-1223 và các cuộc chiến từ năm 1239 của Batu, Subutai, thì dân tị nạn đổ vào đây đông khủng khiếp.

Saladin còn bắt các lính nô lệ đánh thuê Mamluk cải thành Hồi giáo. Đến năm 1258, thì số này có nhiều người thuộc vào đạo quân Cuman, đã từng đụng độ với Mông Cổ trong thời gian 1240-1258. Đoàn quân này được huấn luyện kỹ nên rất thiện chiến vì có các người Cuman nói trên nên đạo quân này có khả năng đụng trận với Mông cổ.

Con cháu của Saladin đã cai trị đế quốc Ayyabid trong các thành trì ở Cairo trong vòng 80 năm. Đến năm 1258, trong các người Mamluk, có một tướng tên Qutuz nổi dậy giết thủ lãnh hậu duệ của Saladin. Qutuz nắm được hậu thuẫn của toàn thể đạo quân Mamluk và trở thành Sultan (hoàng đế) năm 1259. Theo André Raymond viết trong quyển “Cairo” thì Qutuz lại vẫn thi hành chính sách nô lệ, nhưng áp dụng kinh Koran vào để bảo vệ lớp người này. Các nô lệ khi vào nhà một quý phái, sẽ được giáo dục và khi họ đã học tập xong từ cách cư sử đến kinh thánh thì được trả tự do và thành một sĩ quan trong quân đội Mamluk. Trong nhân viên chính quyền lại cũng được tuyển chọn từ các thành phần này.

3. Crusades- Thập Tự Quân

Vùng ven biển Địa Trung Hải vùng Gaza và Isael ngày nay, lúc ấy kiểm soát bởi đạo Thập Tự quân. Đạo quân này thật ra là sang đánh Hồi giáo, nhưng lúc này bất động vì quân Mông đang hoành hành ở phía bắc.

4. Hülagü

Từ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227 thì đến năm 1229 Őgedei (Oa Khoát Đài) người con thứ ba lên nắm quyền Đại Hãn. Năm 1241 Őgedei chết thì con cả của ông ta là Güyük lên thay. Ông này làm đại Hãn được 3 năm thì cũng theo cha. Quyền lực chuyển sang dòng con út của Thành Cát Tư Hãn là Tolui. Tolui thì đã mất từ năm 1232, nhưng người con cả của ông là Möngke (Mông Kha), được hội đồng Kuriltai bầu lên làm Đại Hãn năm 1251.

Lúc lên ngôi, Möngke sai em thứ nhì là Kulibai (Hốt Tất Liệt) tấn công Nam Tống và em thứ ba là Hülagü sang mở rộng vương quốc Hồi giáo Khwarezm về phía nam (vùng Iran-Ba Tư ngày nay). Một vương quốc mà Thành Cát Tư Hãn đã chiếm năm 1224.

Hülagü phải tốn 3 năm chuẩn bị, nên năm 1253 mới khởi hành từ kinh đô Krakorum. Ông ta phải mất ba năm cho cuộc hành trình chục vạn dặm để đặt chân đến miền Trung Đông. Khi đến nơi, năm 1256, Hülagü lập tức nhắm vào kinh đô Hồi giáo tấn công.

5. Bất đồng giữa Mông Cổ với Mông Cổ.

Năm 1256, Hülagü tấn công các Assassin pháo đài, do một nhóm Hồi giáo dị biệt trấn giữ với một dãy các pháo đài trên đỉnh núi gần biển Caspian. Chung quanh các pháo đài này là các vùng đất khô cằn, trơ trọi.

Chuyện tấn công lên đây không phải dễ dàng. Quân Mông lần này mang theo những loại nỏ thật lớn. Theo Stephen Turnbull viết lại dựa vào sử gia Juvaini thì nỏ này được người Khitan (Liêu) thiết kế và có thể xếp lại được để di chuyển dễ dàng. Nó có thể phóng những mũi lao xa 2500 bộ (762m). Các người bảo vệ assassin trả đũa lại bằng súng bắn đá vả nỏ thường khi quân Mông leo lên đồi. Quân Mông cho sứ giả đến kêu hàng, nhưng trong lúc đàm phàn họ tìm các điạ điểm tốt cho các vũ khí lớn của họ.
 
Đây là một tưởng tượng của tác giả về nỏ khổng lồ Mông Cổ

 
Kết quả họ đưa các loại vũ khí nặng lên các chỏm núi đá có cùng độ cao với mặt thành, rồi từ đó họ phóng đạn, đá, lao sang địch quân. Dù chống đở có phần hữu hiệu, nhưng dần dà các pháo thành này cũng chịu đầu hàng.
Năm 1258, Hülagü quay xuống tấn công giáo chủ Hồi ở thành Baghdad. Thành này chống cự mãnh liệt, đến nỗi Mông Cổ bắn hết đá mà vẫn không chịu thua. Dân trong thành, khấp khởi mừng thầm thì quân Mông đốn các cây chà là (Palm), chặt khúc bắn tiếp. Cuối cùng thành cũng bị thất thủ; vua-giáo chủ những người Hồi Al-Musta’sim bị giết.
 

Một trong các pháo đài Assassin.
Hình của David Nicolle.
Việc làm này làm sửng sốt Becke, một tín đồ Hồi giáo.
Ngày 18 tháng 12 năm 1259, Hülagü có thêm quân của Georgia, Armenia và Seljuk Rum gốc Anatolia (nay thuộc các vùng Thổ Nhĩ Kỳ, và ven Địa Trung Hải) vượt sông, mở cuộc tấn công sang thành Aleppo của địa phận Syria của đế quốc Ayyabid. Trong khi ấy, Hülagü cho tướng Ketbugha (sách khác phiên âm Kitbuqa) đem một đạo quân trinh sát đến Damascus[1]. Thành Aleppo kháng cự được trên một tháng thì bị chiếm. Thành Homs bên dưới vội cử một phái đoàn đến xin hàng.
Ngay sau đó, Hülagü nghe tin anh ruột là đại hãn Mongke qua đời và người anh kế là Hốt Tất Liệt cùng người em út là Arige- Boke, đang tranh nhau cái ghế đại hãn. Ông vội đem đại quân quay về Krakorum, chỉ để lại 1 tjumen (10000) cho tướng Ketbugha tiếp tục công việc.
Pháo đài Aleppo- Hình Thom Richardson
Một bộ giáp trụ của người Âu châu thời trung cổ
 
Hình vẽ bằng solidworks của tác giả


 
Các vũ khí của Âu Châu thời Trung Cổ

Hình vẽ bằng solidworks của tác giả

 



[1] Thủ đô Syria ngày nay.




[1] Xem ra quân xâm lược nào cũng tàn nhẫn.
[2] Quyển “Cairo- The City Victorious” viết Mamelukes.
[3] Dân phía bắc núi Caucasus.
[4] Dân quanh vùng Turkmenistan ngày nay.
[5] Theo quyển “Cairo” của André Raymond thì trong số đó có cả người Mông Cổ.

No comments:

Post a Comment