Tuesday, October 1, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 26


CHƯƠNG 03 (tt)

VIII/ Đánh Hung- Ba Lan 1241


Bản đồ Hung Nguồn: Hugaria- Geography Department
Hung Gia Lợi là phần đất mà chúa Attila cũng gốc Mông-Thổ tới chiếm năm 430’s[1], rồi làm tan nát Đông Âu một thời. Khi quân Mông Cổ tới Hung, thì đất nước này đang ở trong tình trạng xáo trộn chính trị. Sự xáo trộn này bắt nguồn từ khoảng 60 năm trước khi quân Mông tới, ấy là thời vua Béla III.
Hậu bán thế kỉ thứ XII, nước Hung là một vương quốc rộng lớn, nằm dưới thời vua Béla III. Vua Béla III là một người hay gửi quân theo đoàn thập tự trong cuộc thánh chiến (Crusader[2]) của giáo hội La Mã. Ông có hai hoàng tử: Emeric và Andrew. Vì là em nên Andrew vô phương có thể thay cha làm vua xứ Hung Gia Lợi.
Năm 1188, lãnh chúa Volodymyr II của xứ Halych (hay Galych, Gallich, Galicia), ở ven sông Dniester phía tây Ukraine ngày nay, bị các người dưới quyền lật đổ phải chạy đến Hung, xin vua Béla III cho lánh nạn. Vua Béla bắt vị lãnh chúa giam lại, rồi cho hoàng tử Andrew, 11 tuổi, lên làm lãnh chúa xứ Halych. Tuy nhiên Andrew chỉ làm lãnh chúa trên danh nghĩa mà thôi; ông không bao giờ về lãnh thổ Halych cả. Mặc dù vậy, quân lính của vị lãnh chúa tí hon này vẫn về kiểm soát phần đất ấy.
Không lâu sau đó, Volodymyr II, trốn klhỏi tù trở về Halych đánh đuổi quân Hung trở về nứơc.
Năm 1196 vua Béla III băng hà. Emeric lên ngôi, nhưng đa số tiền tài lại trao cho Andrew để ông tiếp tục theo ý cha đem quân theo đoàn Thập Tự. Andrew dùng tiền của mua chuộc các quận công, nam tước trong xứ cũng như tìm sự ủng hộ từ công tước Leopold V của Austria (Áo). Năm sau, ông đem quân đánh bại vua anh Emeric, ở trận Macsek. Ông vua anh phải cắt đất Croatia, Dlamatia[3] cho Andrew.
Năm 1198, Giáo Hoàng Innocent III, yêu cầu Andrew đem quân theo đoàn thập tự đánh Holy Land, đất thánh nay là vùng Jerusalem. Ông đem quân đi, nhưng thay vì đi sang phương đông, thì ông lại đem quân đánh các nước láng giềng và cuối cùng lập chương trình đánh vua anh. Emeric nghe tin, liền bắt giam hồng y Boleszlo, người đứng đầu trong đám ủng hộ Andrew, đồng thời cách chức các người ủng hộ ông em. Năm 1199 vua Emeric đánh bại Andrew trong trận Rád; ông này phải bỏ chạy sang Áo. Cuối cùng Giáo Hoàng Legate Gregory làm trung gian hòa giải cho hai anh em. Ông anh lại nhường đất Croatia và Dalmatia cho em cai trị.
Sau năm 1200, Andrew lại chiêu mộ binh mã theo lời vợ, rồi tiến quân định đánh anh lần nữa. Emeric nghe tin binh lính của Andrew đông hơn quân của ông nhiều. Ông đầu đội vương niệm, tay cầm vương trượng (gậy có cẩn ngọc cho nhà vua mà thôi), rồi đơn thân, độc mã sang trại binh của ông em. Ông em cảm phục cái hào hùng của anh và xin đầu hàng.
Chẳng bao lâu sau, Emeric bị bệnh nặng, mà con là Ladislaus còn nhỏ. Ông cho vời Andrew vào và nhờ cậu em làm phụ chính giúp hoàng tử lên ngôi sau này. Năm 1204, vua Emeric băng hà. Andrew giúp Ladislaus lên ngôi và làm phụ chính, nhưng lấy hết tiền của anh cho vào quỹ trên danh nghĩa Ladislaus. Hoàng hậu, vợ vua Emeric sợ cho số mệnh của ấu quân, nên đem ấu quân chạy trốn sang Áo lánh nạn ở lâu đài công tước Leopold VI. Andrew liền chuẩn bị binh mã đánh Áo, nhưng chỉ vài tháng sau thì Ladislaus cũng từ trần. Andrew chính thức lên ngôi.
Ngay sau khi ấy, Andrew rất cởi mở, việc đầu tiên là tặng không các bất động sản của hoàng gia cho các người ủng hộ ông. Ông đặt tên cho công việc này là chính sách novæ institutiones (chính sách mới). Người ta không giải thích tại sao ông lại hành động như vậy, nhưng rất có thể là ông biết nhiều người trong đám nam tước, bá tước không ưa nên đã ban hành chính sách ấy để làm thỏa mãn đối tượng.
Ngoài chính sách cho không trên, ông còn chịu ban hành luật Golden Bull, mà trong đó có nhiều điều kiện nhún nhường giới quý phái. Chẳng hạn như các nam, bá tước, đại diện giáo hội hay cố vấn có quyền ngồi gần nhà vua. Các người này còn có quyền không tuân lệnh vua, nếu nhà vua làm không đúng với các thỏa thuận từ trước. Tất cả các việc trên đều làm suy yếu quyền năng của nhà vua cũng như đất nước.
Năm 1213, khi Andrew đang dẫn quân sang Halych thì vợ ông bị ám sát. Lúc về ông cho hành hình người chủ mưu nhưng tha tất cả tòng phạm. Điều này làm con ông, hoàng tử Béla, phẫn uất. Tuy nhiên, năm sau ông vẫn phong cho cho Béla làm tiểu vương cai quản vùng Croatia, Dlamatia.
Khoảng năm 1216, ông lãnh đạo thập tự quân sang Trung Đông, với sự tham dự của nhiều tiểu quốc, nhưng không có kết quả vì súng công thành không tới đúng hẹn. Trên đường về, ông ghé lại đế quốc Nicaea thăm hoàng đế Theodore I LaskarisTsar (vua) Ivan Asen II của Bulgaria. Nhân đó, ông dàn xếp vài cuộc hôn nhân cho các con của ông và đặc biệt cho Béla.
Nhưng  In 1220, Béla đã cưới Maria Laskarina, công chúa con vua Theodore I Laskaris của xứ Nicaea. Năm 1222, Andrew về đến Hung, ông thuyết phục Béla bỏ vợ để cưới người mà ông đã dàn xếp trên đường đi thập tự hành quân về. Giáo Hoàng Honorius III, chống đối và tuyên bố cuộc hôn nhân bất hợp lệ; vì vậy Béla đem vợ chạy trốn sang Austria, vì sợ vua cha giận. Cuối cùng, qua sự trung gian của Giáo Hoàng, vua Andrew II và Béla đã giải hòa. Một lần nữa Béla lại làm lãnh chúa vùng Slavonia, Dalmatia and Croatia.
Lúc này, Béla đã lớn, lại có Giáo Hoàng chống lưng, ông ra lệnh lấy lại tất cả ruộng đất, nhà cửa… từ các giới quí tộc mà vua cha đã ban cho họ. Nam tước cổ thành KlisCroatia (vùng thuộc Nam Tư) không chịu; ông liền đem quân vây; vị nam tứơc phải đầu hàng.
Năm 1223, sau khi bị bại trận Kalka, Koten dẫn 40000 vừa dân vừa lính của Cuman chạy từ phía bắc biển Bắc Hải vào vùng Transylvania, để tránh Mông Cổ.
Vua Andrew II không chấp nhận việc làm của Béla. Năm 1226, vua Andrew II thuyên chuyển Béla làm lãnh chúa vùng Transylvania, rồi đem người em của Béla là Coloman thay thế Béla cai quản vùng Slavonia, Dalmatia and Croatia. Tại Transylvania, Béla phải dàn xếp với đám loạn quân, khó trị Cumans. Vì chuyện lấy lại tài sản từ giới quý tộc, nó gây tai hại đến uy tín của ông ở giáo hội, vì rất nhiều người chống đối ông. Bây giờ ông lại phải đối phó với giáo hội. Ông tìm đến đám Cumans đang định cư, yều cầu họ cải theo đạo Thiên Chúa. Nếu làm như vậy ông sẽ bảo vệ họ và để họ làm ăn bình an trong vùng này. Kết quả, hai người trong đám cầm đầu là Bartz và  Membrok đã rửa tội. Nhờ vậy uy tín của ông đã tăng lên ở giáo hội.
Đến năm 1228, Béla và em là hoàng tử Coloman lại thuyết phục vua cha Andrew II lấy lại các tài sản đã ban cho các nam, bá tước mà trước đây họ có dính líu đến vụ ám sát mẹ hai ông.
Năm 1235, vua Andrew II băng hà; Béla chính thức lên ngôi vua Hung, và muốn làm tăng thêm quyền năng của triều đình cùng sức mạnh quốc gia đối với các tiểu quốc chung quanh. Một trong các việc đầu tiên của ông làm là lấy lại các tài sản mà cha ông đã cho các nhà quý tộc. Thu hồi sắc luật Golden Bull. Tiếp theo ông đốt tất cả các ghế ngồi của các cố vấn, bá tước…Ông muốn khi họ nói chuyện với ông thì phải đứng, chứ không được ngồi. Tất cả các việc trên làm cho giới quý tộc cảm thấy phẫn uất hơn. Dựa vào quyển “A History of Hungary” thì việc thu hồi tài sản cũng như sắc lệnh Golden Bull đã làm cho vua Béla trở thành một nhân vật tồi tệ nhất trong lịch sử Hung Gia Lợi.
Cùng năm ấy, vua Béla ra lệnh cho Dominican Friar Julian hướng dẫn một nhóm giáo sĩ gồm ba người sang miền đông thuộc Nga để tìm những người Magyar còn sống rải rác bên ấy. Magyar là người gốc Hung cổ không theo đạo Cơ Đốc. Việc của phái đoàn này là đem nhóm Magyar trở về Hung rồi cải đạo cho họ thành Cơ Đốc giáo. Đoàn này đến Nga thi nghe tin Mông Cổ tàn phá miền bắc của Caspian, nên quay về báo tin cho Béla biết trước mà phòng ngừa một cuộc tấn công đẫm máu. Theo quyển “A History of Hungary” thì toán người này đã gặp nhóm Magyar năm 1236, nên họ về báo lại cho vua Béla. Năm sau 1237, nhóm này sang Nga lần thứ hai và khi đến nơi thì nhóm Magyar này đã bị Mông Cổ tiêu diệt. Dominican Friar Julian vội vàng đem nhóm giáo sĩ quay về Hung báo tin


[1] Đây là cách viết tắt thập niên từ năm 430 đên năm 439.
[2] Các cuộc crusade thường nhắm vào đạo Hồi (Muslims). Tuy nhiên nó cũng còn đánh vào các người Slavs vô thần, Do Thái Giáo (Jews),  Orthodox Christians của Nga và Hy Lạp.































































 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


 
 














No comments:

Post a Comment