Saturday, March 7, 2015

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 85

(TT)

II. Việt Nam thắng là nhờ thời tiết 

Rất nhiều người không phải là chỉ trên diễn đàn VVH đều nghĩ Mông Cổ rút khỏi Đại Việt là vì nóng.

Thật ra cái nóng cũng là một yếu tố để cho vị đại tướng dùng tới trong chiến thuật như tôi đã viết phần đầu: ấy là thiên thời. Nếu vị đại tướng đã biết dùng sức nóng mùa hè để đẩy lùi địch quân, ấy là một tướng tài.

Tại đất Mông Cổ thuộc khí hậu của vùng thảo nguyên hay nói một cách khác đó là khí hậu bán sa mạc. Khí hậu này rất nóng và cũng rất lạnh, tuy ít độ ẩm trong không khí ít, nên thay đổi nhiệt độ rất nhanh. Ban ngày nhiệt độ có thể lên đến trên 32 độ C (90 độ F), nhưng ban đên xuống 0 độ C (32 độ F) là thường. Ở các thảo nguyên nhiệt độ đôi khi lên đến 40 độ c (104 độ F). Điều này đã được chứng minh ở trang 11, của quyển “Life in Genghis Khan’s Mongolia”. Trong quyển ấy Robert Taylor đã dựa vào các tài liệu về thảo nguyên và cả bài tường thuật của giám mục Friar Giovanni Diplano Carpini đã sang Mông Cổ năm 1245 viết: Nó [vùng thảo đất Mông Cổ] chia sẻ ảnh hưởng quá thái của cả các vùng này, cái lạnh dai dẳng trong chín tháng mùa đông với nhiệt độ rơi xuống đến -40 độ F[1], và phóng lên trên 100[2] độ trong mùa hè. Quan trọng nhất, vùng này quá khô, khô đến nỗi không thể trồng tỉa được [It shares the extreme climate of both these regions, enduring arctic cold during nine-month winters, with temperatures plunging as low as -40 degree Fahrenheit, and searing 100-plus degree in summer. Most importantly, it is dry, far to dry to sustain an agriculture economy.] 

Cái mà Mông Cổ sợ không phải là cái nóng mà là nóng, ẩm kéo dài từ sáng đến tối. Với cái nóng ở Mông Cổ, đêm đến ngừơi dân vùng này ngủ yên lành, còn cái nóng ở Việt Nam, mấy người lính Mông Cổ đêm ngủ không ngon. Bây giờ ta tìm hiểu xem các lý do ấy viện ra có đúng không?

1/. Mông Cổ rút lần thứ nhất là năm 1258, và mãi tới cuối năm 1284 mới quay lại đánh. Rõ ràng là thua mà phải rút. Nếu tái phối trí thì vài tháng là sang đánh nữa rồi.

2/. Mông Cổ rút lần thứ hai, năm tháng 5 năm 1285, mãi tới năm giữa năm 1286 mới phong chức cho các tướng, bổ xung quân số chuẩn bị tấn công lần 3, và đầu năm sau mới đem quân sang.

Dưới đây là bảng nhiệt độ theo nhiệt độ bách phân (C) Quảng Tây dựa vào www.china-roads.com/weather/guangxi.htm


Dưới đây là bảng nhiệt độ Miến Điện dựa vào
 
tháng 5
tháng 6
tháng 7
tháng 8
tháng 9
tháng 10
cao
33
33
32
32
30
28
thấp
na[1]
na
na
na
na
na
 
 
 
 
 
 
 
Dưới đây là bảng nhiệt độ Chiêm Thành. Vì thời ấy không ai phối kiểm nổi nhiệt độ, nên chúng tôi tìm các thống kê nhiệt độ của Đà Nẵng dựa vào www.5starvietnam.com/Danang-Vietnam-Weather.htm
 
tháng 5
tháng 6
tháng 7
tháng 8
tháng 9
tháng 10
cao
33
34
34
34
31
28
thấp
24
25
25
25
24
17 

Ta hãy so sánh nhiệt độ của Hà Nội nói riêng và của Đại Việt ngày ấy nói chung với các nước vừa kể qua bảng mà chúng tôi tìm kiếm dưới đây

www.wordtravels.com/Cities/Vietnam/Hanoi/Climate

 
tháng 5
tháng 6
tháng 7
tháng 8
tháng 9
tháng 10
cao
31
33
33
32
31
29
thấp
24
26
26
26
25
22

Nhìn vào các bảng ấy ta thấy nhiệt đô ở Chiêm Thành khắc nghiệt nhất, kế tiếp là nhiệt độ của Miến Điện. Nhiệt độ của Đại Việt và Quảng Tây như nhau. Còn nhiệt độ Quảng Đông chúng tôi cũng tìm không được. Vì Đại Việt Quảng Đông giáp ranh nhau nên môi trường về khí hậu thời tiết cũng không khác nhau bao nhiêu.

Chúng tôi có đi Bắc Kinh một năm trước khi có thế vận mùa hè được khai mạc tại đây. Lúc ấy, khí hậu Bắc Kinh nóng ẩm như tại VN. Một hôm, chúng tôi đi thăm Vạn Lý Trường Thành. Cô hướng dẫn viên, Mary[1] nói: “Hôm nay trời rất nóng, nếu ai có khả năng leo lên trạm gác thứ 2 thì chỉ nên leo lên trạm đầu tiên rồi nghỉ. Vị nào có khả năng leo đến trạm 3 thì đến trạm 2 nên dừng lại. Đừng nên leo lên trạm 5, cao nhất. Hai tuần trước có một người chết vì cố sức leo, mà bị nóng làm kiệt sức.”

Hồi tháng 8, 2008, lúc có cuộc đua xe đạp đường trường và cuộc chạy marathon của thế vận hội Bắc Kinh. Chắc hẳn chúng ta ai cũng nhớ rằng ban tổ chức đã hai lần báo động là khí hậu quá nóng và cuộc đua có thể bị đình hoãn. Hội đồng y khoa thế vận đã theo rõi từng giờ để xem có nên cho phép cuộc đua tiến hành không. Nói như vậy thì khí hậu mùa hè ở ngay Đại Đô (Bắc Kinh) cũng nóng và hầm khủng khiếp.

Đến khí hậu nam Trung Quốc như Quảng Tây mà chúng tôi mới có dịp trình bày trên thì có khác gì khí hậu Đại Việt?

Với khí hậu Trung Quốc, như vậy mà nhà Nguyên đã tồn tại gần 100 năm, tại sao ở Đại Việt mới có mấy tháng đã cuốn vó chạy?

Ta bỏ qua câu chuyện nóng của Bắc Kinh mà nói tới cái nóng của vùng Đông Nam Á.

Cái nóng ẩm của Miến Điện thì sao?  Chúng ta đã có dịp thấy ở bảng thống kê và nếu quí độc giả vào website của Miến thấy tháng 3 nhiệt độ đã bắt đầu nóng. Nhiệt độ trung bình của tháng 3 là 29ºC và tháng 4 là 32ºC. Trong khi ấy nhiệt độ của Đại Việt ở tháng 5 mới bắt đầu nóng (31ºC). Vậy mà quân Mông Cổ đã vào đây chiếm tới chiếm lui, lập được chính phủ bù nhìn ở Pagan, đến 2 năm mới rút.

Hơn thế nữa, năm 1283, Toa Đô đem một hạm đội chu sư vào đánh Chiêm Thành. Đạo quân này đổ bộ lên cảng Quy Nhơn ngày nay, rồi đánh lên hướng bắc chiếm thành Chà Bàn. Vua Chiêm Thành phải bỏ trốn vào rừng tổ chức kháng chiến. Tuy Mông Cổ không kiểm soát hoàn toàn đất Chiêm, nhưng họ cũng không bị đánh bật ra biển.

Qua bảng thống kê thì khí hậu Chiêm Thành còn gay gắt hơn đồng bằng bắc bộ, nhất là vùng từ Quảng Trị đến Đồng Hới. Vùng này vào mùa hè thường hay có gió Lào, thổi từ phía tây sang. Vùng Thanh Nghệ Tĩnh cũng có bị nhưng rất ít. Khi có gió này thì các loại cá vẩy trắng như cá diếc, cá chép, cá mè… ở ruộng nước đến nửa ống chân cũng chết vì nước nóng quá. Chỉ có loại cá vảy hay da đen như cá rô, cá quả (cá lóc), cá trê… chui được xuống bùn là thoát. Năm 1952 hay 1953, nhà tôi ở vùng Lam Sơn, Thanh Hóa cũng đã được nếm mùi loại gió này một lần. Hôm đó, tôi chỉ cần ra ruộng hớt các con cá diếc đang ngắc ngoải, nằm ngửa bụng lên về nhà ăn.

Với cái nóng ẩm của đất Chiêm như thế mà quân Nguyên Mông vẫn ở được. Đã thế Toa Đô còn đem quân tiến ra bắc đánh Đại Việt hai năm sau. Theo quyển sử của ông Tấn và bà Tâm, một số quân Mông vẫn ở lại đây mãi cho đến khi toàn bộ đại quân bị đánh bật ra khỏi Đại Việt, họ mới chịu rút về. Tóm lại ở các xứ nóng hơn ta mà Mông Cổ chịu nổi hai năm, trong khi họ chỉ ờ Đại Việt có vài tháng đã cuốn cờ chạy.

Cũng như phần trên đã viết, nếu nóng mà không bị thiệt hại gì, không bị phục kích, đánh tỉa thì rút về làm gì?

Hưng Đạo Vương nhiều lần đã phải cho lui quân. Nhưng giữa hai cái lui của Đại Việt và Nguyên Mông khác nhau xa. Đại Việt lui vài tháng sau đã phản công, còn Nguyên Mông rút lui thì vài năm sau mới sang đánh lại sau khi bổ sung thêm quân số.

Vậy viện cớ vì nóng thì lần thứ nhất chấp nhận được, còn hai lần sau thì sao? Tại người làm tướng không học thuộc bài, không hiểu hết nguyên tắc chiến thuật. Nếu không muốn dùng ngụy biện bào chữa cho cái rút quân thì cái hay nhất là đừng xâm lăng.

Xét qua các dữ kiện trên để bào chữa việc rút quân của Mông Cổ là quá nóng là điều hoàn toàn giả trá, không thể chấp nhận được.



[1] Thật ra tên này chỉ để cho các người Âu, Mỹ gọi thôi, chứ cô ta có tên thật là tên Hán.












[1] Na: not applicable Có nghĩa là không phối kiểm được



[1] Tương đương -40 độ C.
[2] Tương đương 37.8 độ C.

No comments:

Post a Comment