Saturday, March 28, 2015

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 88


CHƯƠNG CUỐI- TRANH LUẬN (TT)
 
V. Kị mã Mông Cổ đấu với bộ binh Đại Việt. 

Có một lần người có bút hiệu wla hỏi Loi H Dang trên diễn đàn của VVH: Nếu 20000 quân Việt đánh với 5000 kị binh Mông Cổ trên cánh đồng khô thì liệu có thắng không? Vì lâu quá chúng tôi chỉ nhớ mang máng như vậy. Bạn Loi Ho Dang cũng giải thích và yêu cầu ai có thêm kiến thức bổ xung. Ngày ấy tôi xem qua, và vì quá bận nên không tham gia vào các cuộc tranh luận đựơc và hơn nữa lúc tôi đọc được bài này thì cuộc tranh luận đã xẩy ra lâu rồi.
Tất cả sử gia trên thế giơi khi viết về Mông Cổ đều đưa ra các câu chuyện hào hứng với các chiến thắng lẫy lừng của đạo quân kị binh này. Ngay từ khi mới khởi nghiệp, Thành Cát Tư Hãn đã đánh bại đạo quân Tây Hạ. Jebe với hai vạn ki mã thôn tính Tây Liêu. Với hai chục vạn kị binh, Thành Cát Tư Hãn vối các tướng Subutai, Jebe đã tiêu diệt đạo khi binh đông gấp đôi của đế quốc Á Rập – Khwarezm đồng thời xóa tên đề quốc này trên bản đồ thế giới. Jebe và Subutai đem hai vạn quân vượt dãy Caucasus, đánh tan vương quốc Georgia với số quân dong gấp 3. Cũng đạo quân này, hai tướng Subutai và Jebe đè bẹp bảy cạn quân khi binh của liên minh Nga, rồi bao nhiêu chiến công hiển hách khác. Vì thế mà người đọc đều thần thánh đạo quân ấy, nên chẳng mấy người nghĩ cho sâu với các chiến thuật uyển chuỷên linh động.
Tôi xin trả lời rằng thắng hay bại là tùy ngừơi tướng có biết các nguyên tắc lâm trận không. Hay nói một cách khác người tướng phải có đầu óc sáng tạo, biết áp dụng chiến thuật một cách uyển chuyển tùy theo địa thế (địa lợi) hay thời gian (thiên thời) mà giao tranh với địch.
Nếu cứ đem 2 vạn quân ra giữa cánh đồng khô mà chống với 5000 kị mã Mông Cổ thì chắc thua, vì Mông Cổ rất thiện chiến trên địa thế này và kị binh tiến đánh rất có chiến thuật volley ball, cùng tiến nhanh như gió cuốn mà quyển Life in Genghis Khan’s Mogolia viết lại “Bliztkrieg” có nghĩa là chiến tranh chớp nhoáng. Khi ta còn đang lớ ngớ, thì ào một cái 5000 con ngựa ầm ầm vượt qua rồi tên bay tứ hướng, giáo phóng bát phương đúng như câu:

Tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành” (trong Chinh Phụ Ngâm)

Chỉ vài phút sau thì đoàn quân ấy biến mất. Bây giờ, ta phải lo băng bó thương binh. Lúc đang làm việc tải thương thì lại ào một cái 5000 kị binh lại xuất hiện và cái cảnh tấn công lại tái diễn.

Kết quả đúng như bạn wla nghĩ.
Nhưng nếu lấy chiến thuật của Hưng Đạo Vương ra áp dụng thì thắng.
Trong trận chiến ngài dặn cho đào hầm bẫy ngựa.
Theo cách viết trong sử ta không rõ kích thước cái hầm là bao nhiêu? Cứ như theo sự tưởng tượng bình thường thì cái lỗ phải dài trên 2 m, rộng 1 m, sâu trên 1 m. Con ngựa lọt xuống thì hết cách lên vì không có đà. Và nếu cắm thêm một vài cái chông nữa thì con ngựa khó sống sót. Khi lọt vào hầm thì chắc chắn người kị mã cũng không an toàn. Nhưng đào một lỗ như vậy thì 10 người phải bỏ ra nửa buổi mới xong. Đó là trường hợp mình đang đóng quân và giặc sẽ đến vài ngày sau thì mới đựơc.
Sẽ có người lý luận: nếu mình đang di hành và giặc đang tiến tới và cách xa năm bẩy dặm thì làm sao kịp. Khi ta đang đào thì giặc đã tới, lúc ấy các bẫy này làm huyệt chôn ta thì đúng hơn.
Đúng như thế! Mình phải giải bài toán khác với trường hợp đó.
Bây giờ ta giải bài toán ấy dưới dạng khác. Vị tướng của ta đã biết trứơc mình sẽ gặp một đạo kị binh khoảng 5000 quân Mông Cổ, nên chia đạo 20000 quân ra như sau:

·               Một vạn ngừơi lo đem cuốc, thuổng.

·               Năm ngàn đem cung nỏ.

·               Năm ngàn còn lại đem trường thương, đao kiếm và hai túi nhỏ làm bằng mo cau hay tre đan.

Khi đang di hành trên một ngọn đồi thoai thoải, rất lợi thế cho kị binh thì thám mã phi báo 5000 kị bịnh Mông Cổ sẽ đến trong khoảng tàn một cây nhang.
Khi biết tin quân ta vào vùng này Mông Cổ sẽ chuẩn bị tấn công vì lợi địa cho kị binh. Còn bên ta tướng chỉ huy lúc nào cũng chuẩn bị ứng chiến.
Tướng ta cho đội cung nỏ lo bảo vệ; một vạn ngừơi mang cuốc thuổng sẽ có nhiệm vụ đào lỗ, và tùy theo địa thế mà các tướng cho đào ở đâu để bẫy giặc. Lỗ không cần to, sâu; chỉ rộng chừng 20 phân tây và cũng sâu khoảng 20, 30 phân tây là đủ, nhưng phải nhiều và chi chít; cái này cách cái kia khoảng nửa thước tây. Đội đao thương lo cho đất vào hai túi đem đi đổ phía sau trận thế. Ta lo lấy cỏ phủ lên các lỗ. Trong khoảng thời gian tàn hơn nửa cây nhang, một người được huấn luyện, ít nhất đào được 2 lỗ. Như vậy, ít nhất ta cũng được 20000 lỗ. Lính ta lập trận thế chờ đợi, và bây giờ cuốc thuổng cũng trở thành vũ khí cùng đào lỗ chôn người ngựa địch quân.

 

 
Trận thế


Để dụ giặc vào bẫy, quân ta sẽ dàn như sau:

- Năm ngàn người đội thương, kiếm, đao có trang bị các lá chắn (kiên) làm bằng mây đan, và rơm bện phết bùn ứơt, ngồi đứng lộn xộn ngay bìa ngoài chỗ trận thế có lỗ đào. Sát ngay phía sau là một tiểu đội xạ thủ nỏ đặc biệt độ 1000 người. Những ngừơi xạ thủ này có sức mạnh nhất của ta, có thể chạy thật nhanh và đặc biệt sau lưng đeo một một tấm lá chắn bằng mây và song thật khô, nhẹ dài quá mông, được đeo lên vai cùng cột thật chặt vào thân. Khi bắn, họ không cần bắn nhanh, nhưng được trang bị các nỏ thật mạnh để bắn thật xa.

- Đội cuốc thuổng cũng đứng ngồi không qui củ tiếp theo trận thế, cách đội trên độ 20 thước.

- Đội cung, nỏ chính đứng trong cùng trận thế, cách hàng tiền đạo đến 40 thứơc và đứng theo hàng một.

Khi giặc tới cách hàng lỗ bẫy khoảng 400 m thì dừng lại quan sát trận thế của ta. Bên ta cũng cùng đứng dậy nhưng không đều đồng đều, kẻ trước, người sau, làm thành một hàng ngang, như muốn ứng chiến. Nhìn vào đó địch sẽ có cảm tưởng ta bố trận không chỉnh. Tướng địch cũng cho dàn hàng ngang chuẩn bị tấn công. Tuy nhiên, các xạ thủ đội đặc biệt đã dùng cả hay tay dương cánh nỏ cứng như thép của họ và đặt lên đó một mũi tên to dài, chuẩn bị. Bên Mông Cổ nhìn sang chỉ thấy đao thương, còn đám xạ thủ được che lấp, nên họ không biết 1000 mũi tên chuẩn bị đón họ.

Sau khi quan sát chiến trường, tướng địch ra hiệu. Lập tức 5000 kị mã cùng hô vang như sấm phóng tới phía ta.

Khi địch cách 250 thước, toán cuốc thuổng được lệnh rút lui có trật tự theo các kẽ giữa đội cung thủ chính vào phía trong cùng. Địch cách 150 thước, hàng thương đao rút lui đến trước hàng cung nỏ chính thì dừng lại và vẫn xếp hành một. Chỗ này cách hàng ngoài cùng của các lỗ đào đúng tầm tên của ta, nhưng tên của Mông cổ chưa tới ta được (sẽ giải thích ở phần so sánh cung Mông Cổ với nỏ Đại Việt). Đội này sẽ dùng kiên bảo vệ cho họ và cả cung thủ bên cạnh. Lúc ấy, bên Mông Cổ thấy 1000 cái nỏ đang hướng về họ, thì quá trễ, nhưng mặt khác tướng Mông Cổ thấy số đó không nhằm nhò gì, nên vẫn ào ào tiến tới như gió cuốn.

Lúc quân Mông Cổ lọt vào tầm nỏ thì các 1000 xạ thủ nỏ cùng phóng một lớp mưa tên. Bên địch cũng dương cung phóng tên về phía ta. Nhưng ngay sau khi buông tên, Mông Cổ lại lắp mũi tên khác để bắn, còn các xạ thủ ta sau khi phóng tên thì lập tức chạy thật nhanh về hàng cuối của đội nỏ chính. Nhờ vào các tấm kiên đeo sau lưng, tên địch không làm hại lính ta. Tấm kiên cột chắc cũng giúp họ chạy mà không vướng víu, và chẳng cần lo giữ chúng khỏi rơi. Đội này cũng đã được huấn luyện chạy không trật tự mà không loạn.

Nhìn vào cảnh này giặc nghĩ là mình sợ mà chạy, nên chúng sẽ thừa thắng đuổi theo vì thấy đất đai bằng phẳng và sẽ bị sa hố. Lẽ dĩ nhiên khi lui ta phải chừa đường cho kị binh họ phóng, và chỗ đó chính là nơi ta lập thế trận. Ta phải hiểu rằng Mông Cổ cưỡi ngựa tấn công thì họ chỉ thúc ngựa bằng bằng chân, còn hai tay sử dụng cung. Chỗ nào giặc đã rơi vào thế trận, ta lại xông về chúng.

Sau khi, đội nỏ đặc biệt rút thì các hàng chẵn của đội nỏ chính sẽ bước ngang một bước, như vậy họ sẽ dễ bắn hơn. Cùng lúc ấy các tấm kiên được đưa xuống thấp một chút vừa cho hàng đầu đội nỏ phóng tên. Khi đợt tên đã bay ra các tấm khiên lại đưa lên che và hàng thứ hai đội nỏ làm việc, trong lúc ấy hàng đầu lắp tên và cứ tiếp tục luân phiên.

Khi đang chạy với vận tốc 30 km/h hay 8.3 m/s, nếu thụt chân vào một lỗ, ngựa sẽ không thể rút chân lên kịp thời và sẽ lộn tung lên. Con ngựa Mông Cổ rất lớn nặng khoảng trên 200 kg cộng thêm người lính và quân trang 60 kg. Động năng của cả người lẫn ngựa tính theo công thức E = ½ mv2 (m là khối lượng tính kg lực và v là vận tốc trung bình trong 1 giây). Với khối lượng người và ngựa 260 kg lực cùng vận tốc 8.3 m/giây thì sẽ tạo ra gần 9000 joule, đủ sức tàn phá một bức tường gạch dầy. Nhưng đây không có tường nên người và ngựa phải lãnh hậu quả.

Nếu các vị có xem những cuộc đua ngựa, đua xe thì có lẽ đã chứng kiến cái cảnh một con ngựa, một cái xe chạy trước bị lâm nạn các con ngựa hay người lái xe nối sau sẽ chịu ảnh hưởng thế nào. Khi ngựa sụt lỗ thì ngựa chắc phải què, người cỡi cũng chẳng nguyên lành.

Đoàn lính Mông Cổ, toán ngã lớp bị thương, tiến tới phía ta rất khó. Tuy nhiên, một số vẫn đến gần ta. Đây lại là lúc, đội thương, kiếm làm việc. Các con ngựa của địch vẫn không thể tung hoành vì các lỗ dưới chân. Ở đây ta tạo địa lợi đánh địch. Việc đầu tiên là đâm ngựa đối thủ sau là quân giặc. Như vậy làm sao kị binh Mông Cổ có thể thi hành chiến thuật volley ball?
Đã nhiều lần và nhiều nơi, một số người vẫn nghi ngờ khả năng bộ binh Đại Việt không thể thắng đựơc kị binh Mông Cổ dù là quân số đông hơn nhiều. Khi xem qua lịch sử Mông Cổ đánh bại tất cả các nước nhất là Âu Châu dù là quân các nước này đông hơn quân Mông Cổ đã thế họ cũng có các đội kị binh. Một mặt khác, các binh sĩ Âu Châu to và khỏe hơn người Đại Việt nhiều, nên chuyện bộ binh Đại Việt đánh bại kị binh Mông Cổ là một câu chuyện hoang đường

 

No comments:

Post a Comment