Wednesday, March 18, 2015

Thơ: Lý Bạch


Nhắc lại:

Tiểu sử Lý Bạch

Vào cuối đời nhà Tùy, một người họ Lý do thiếu nợ phải trốn ra Tây Vực, kết duyên cùng một phụ nữ Tây Vực. Sau đó, họ quay về Trung Quốc. Đến năm 701, hai người sinh ra cậu con trai. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà thân mẫu nằm mộng thấy sao Thái Bạch nên đặt tên ông là Bạch.

Theo chính ông thì ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh, vì Tràng Canh là một tên khác của ngôi sao ấy; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên, Lý Trích Tiên. Về sau này Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh (Thơ Thánh) thì Lý Bạch được tôn làm Thi Tiên (Thơ Tiên).

Lý Bạch ở Lũng Tây, Cam Túc suốt thời thơ ấu, được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ.

 Năm 742, ông đến Cối Kê, cùng đạo sĩ Ngô Quân ở ẩn tại Thiểm Trung. Sau đó cùng bạn về Trường An, ở đây ông gặp thái tử tân khách Hạ Tri Chương, trở nên đôi bạn rượu-thơ thân thiết. Sau đó, Lý Bạch đến quan trường dự thí. Đề thi năm ấy là: "Không mong văn chương hơn thiên hạ, chỉ cần văn chương đúng ý quan chấm thi". Khoa thi vừa xong, Hạ Tri Chương sợ Lý Bạch không có tiền đút lót sẽ bị đánh rớt, liền gửi mộ lá thư giới thiệu cho giám khảo.

Gia đình giàu có, nên từ nhỏ Lý Bạch đã tha hồ đi đây đi đó cùng cha. Lúc ông lên 10 tuổi, gia đình chuyển Tứ Xuyên. Tại đây Lý Bạch say mê học kiếm thuật, và tỏ ra là người rất trọng nghĩa hiệp. Ngay khi ấy tài múa kiếm và tài thơ của ông được bộc lộ rõ rệt. Khi đến 16 tuổi danh tiếng đã nổi khắp Tứ Xuyên. Nhưng ông không ưa thích lối sống và lên núi Đái Thiên Sơn học thi văn cũng như học đạo sống cuộc đời ẩn sĩ.

Theo sách viết lại câu chuyện của Lý Bạch học thi văn ở Hoa Sơn như sau:

Thủa đó, Lý Bạch theo học với thầy tại núi Hoa Sơn, nhưng học hành hay quên, thi cử chẳng ra gì, nên nản chí bỏ ra về. Trên đường về nhà, ông gặp một bà già ngồi mài một thanh sắt to như cánh tay một cách rất chăm chỉ, chẳng để ý đến ai. Ông làm lạ hỏi: "Bà cụ làm gì mà mài thanh sắt to thế?" Bà vừa mài vừa trả lời: "Tôi mài cây kim để vá quần áo." Ông hỏi: "Thanh sắt to như vậy làm sao thành được cây kim?" Bà già nói: "Mài một ngày không thành thì mài hai ngày. Mài một năm chưa xong, thì mài hai năm. Mài riết thì một ngày sẽ thành theo ý muốn." Lý Bạch hội ý, sau này học hành thành danh

Làm ẩn sĩ trên núi được 2 năm, ông lại hạ sơn, bắt đầu làm hiệp sĩ, đi lùng hết các thắng cảnh ở Hà Bắc, Giang Tây, Tràng An. Năm 723, Lý Bạch mặc áo trắng, đeo một bầu rượu lớn, chống kiếm lên đường viễn du. Trong khoảng ba năm, ông đã tham quan hầu hết cảnh đẹp Trung Hoa, như là hồ Động Đình, sông Tương, Kim Lăng, Dương Châu, Ngô Việt, Giang Hạ...Đến năm 726, ông đến Vân Mộng kết duyên cùng cháu gái của Hứa tướng công. Khi ông 30 tuổi thì tiếng tăm đã vang đến triều đình, được mời đi làm quan, nhưng ông không nhận.

Năm 735, ông đi chơi ở Thái Nguyên, gặp Quách Tử Nghi đang ở tù, ông xin giúp, Quách liền được thả. Ông lại dẫn vợ rong chơi qua nước Tề, Lỗ, rồi định cư ở Nhiệm Thành. Đến đây Lý Bạch lại được Khổng Sào Phủ, Hàn Chuẩn, Bùi Chính, Đào Cái, Trương Thúc Minh - những ẩn sĩ đương thời - rủ lên núi Tồ Lai thưởng ngoạn, rồi say sưa ở Trúc Khê. Nhóm này được người ta gọi là "Trúc Khê lục dật".

Thư đến hai quan giám khảo là Cao Lực Sĩ và Dương Quốc Trung, hai người này vốn không thích Hạ Tri Chương, nên càng ghét Lý Bạch. Lúc chấm thi, thấy hai chữ Lý Bạch, Dương Quốc Trung liền phê: "Người này dốt quá chỉ đáng mài mực cho bọn sĩ tử thôi". Cao Lực Sĩ phê hùa theo: "Có lẽ chưa đáng mài mực, chỉ đáng cởi giày cho họ thôi". Rồi đánh hỏng vào bài thi của ông.

Thi rớt kỳ ấy, Lý Bạch nghe lời Hạ Tri Chương ở lại chơi ít tháng, đợi Hạ tiến cử. Một hôm sứ nước Phiên dâng thư cho vua Huyền Tôn bằng tiếng Phiên, cả triều không ai đọc được. Vua vừa tức giận vừa hổ thẹn, hẹn sứ giả 6 ngày sẽ trả lời thư. Hạ Tri Chương kể chuyện ấy cho Lý Bạch nghe. Vì mẹ Lý Bạch là người Phiên và đã từng dạy ông chữ Phiên, ông bảo sẽ giúp. Ngày hôm sau được vua Đường vời vào triều. Lý Bạch không chịu vào, vua liền phong cho chức Học vị tiến sĩ, ông mới mặc áo, đội mão bước vào. Cầm thư Phiên, Lý đọc vanh vách, vua từ đó rất thích ông, không ngờ lại có người thông tuệ như vậy, liền thăng chức cho ông làm Hàn Lâm học sĩ.

Tiếp trang 49: Đến khi Vua sai viết thư trả lời bằng tiếng Phiên, Lý Bạch đang say rượu, mặt đỏ, bước loạng quạng đến Cao Lực Sĩ, đưa chân cho y tháo giày, rồi ngoắc Dương Quốc Trung lại mài mực ông mới chịu viết. Hai người này đành phải miễn cưỡng làm theo.

Từ đó, Đường Minh Hoàng rất thích ông, thường vời vào điện Kim Loan giao việc thảo thư từ, sau được phong làm Hàn Lâm, chuyên giữ việc mật. Một hôm nọ, lúc hoa nở đẹp, vua Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi ra ngắm hoa, sai nhạc đội ca hát. Lần này vua muốn có lời ca ngợi sắc đẹp của Dương Quý Phi, liền vời Lý Bạch đương say rượu vào đặt cho. Lý Bạch đang say viết liền 3 bài Thanh Bình điệu. Vua và Quý Phi rất thích.Ông được vua Đường và Dương Quý Phi yêu thích vô cùng. Tuy nhiên, rất không may cho ông vì Dương Quý Phi em gái của Dương Quốc Trung.

Sau này Dương Quốc Trung, Cao Lực Sĩ, những người từng bị Lý Bạch làm nhục gièm pha ông về bài Thanh Bình Điệu, bài này có đoạn:

Khả liên Phi Yến ỷ tân trang

Hai người cho là Lý Bạch sánh ngang Quý Phi với Triệu Phi Yến đời Hán. Lúc ấy nàng Ban Tiệp Dư đã từng hầu vua Hán. Sau này, Triệu Phi Yến gièm pha, nên bị thất sủng. Dương Quý Phi từ đó không ưa Lý Bạch, lại thêm Trương Ký ganh ghét gièm pha. Đến năm 745, ông gàn dở bê bối, say xỉn suốt ngày, và sự dèm pha từ Dương Quý Phi và một số luôn luôn chỉ trích làm Đường Minh Hoàng khó xử. Lý Bạch nhận thấy sự đó, nên từ vua Đường. Vua rất buồn, nhưng cũng chiều theo, lại tặng thêm rất nhiều vàng nhưng thi nhân không nhận, cuối cùng trao cho ông quyền uống rượu miễn phí tại bất cứ quán rượu nào đi qua, tiền rượu sẽ do ngân khố thanh toán.

Trong 10 năm kể từ lúc rời cung, Lý Bạch tha hồ uống rượu và đi chơi, ông từng qua Triệu, Nguỵ, Tề, Tần, Lương, Tống, các vùng Bân, Kỳ, Thương, Ư, Lạc Dương, các sông Hoài, sông Tứ... Do đi quá nhiều nên ông cũng quen biết và thân thiết với rất nhiều, trong đó có Đỗ Phủ, Sầm Tham, Mạnh Hạo Nhiên, Cao Thích...

Năm 755, ông đến Tuyên Thành. Tháng 11 năm này có loạn An Lộc Sơn, Lý Bạch liền về Lư Sơn, ở ẩn tại Bình phong điệp. Năm ông 56 tuổi, tiết độ sứ Vĩnh Vương Lân đến tận núi mời ông về phủ. Lý Bạch đành phải đi theo. Đến khi Lân làm phản bị bắt, Lý Bạch chạy trốn nhưng không thoát, lúc sắp bị tử hình có Tuyên Uý đại sứ Thôi Chi Hoán với ngự sử trung thừa Tống Nhược Tư đem giấu đi. Sang năm 757 bị triều đình bắt lại, lúc này người từng được Lý Bạch cứu khi xưa là Vương Chi Hoán ra sức giải oan, ông được giảm xuống tội đi đày. Vì vậy ta được xem nhiều bài thơ của ông tả lại cảnh tù đầy của ông.

Năm 758, trên đường đi đày ba vùng Dạ Lang, Động Đình, Tam Giáp, Lý Bạch được tha, liền đi xuống phía đông đến Hán Dương, tiếp tục cuộc ngao du đây đó. Thời kỳ sau của Lý Bạch ít được chú ý, đến khi Đường Đại Tông - một người yêu thơ Lý Bạch - lên ngôi thì ông đã không còn nữa rồi. Có người bảo ông chết do bệnh, nhưng trong dân gian còn lưu truyền một chuyện đẹp đẽ về cái chết của Lý Bạch:

Năm 762, trong một đêm rằm,Thái Bạch lại sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ ngắm cảnh uống rượu.. Lý Bạch đang say túy lúy trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống hớt mặt trăng mà chết đuối. Nơi đó có một cái đài, người sau đặt tên là Tróc Nguyệt Đài (Đài bắt trăng). Chuyện này được Đỗ Phủ ghi lại.

    

Văn Vương Xương Linh tả thiên Long Tiêu dao hữu thử ký.

 

揚 花 洛 盡 子規 啼               

Dương hoa lạc tận tử quy[1] đề.

聞 道 五溪           

Văn đạo Long Tiêu quá ngũ khê[2].

我 覬 愁 心 與 明月               

Ngã[3][4] sầu tâm dữ[5] minh nguyệt.

風 直 到 夜 郎 西               

Tùy phong trực đáo[6] Dạ Lang tây.

                    李白           Lý Bạch[7]    

 

Nghe Vương Xương Linh bị biếm đi Long Tiêu.

 

Dương hoa đã rụng, cuốc kêu hè.

Nghe nói Long Tiêu vượt lắm khe.

Tự biết lòng buồn, trăng chiếu sáng.

Tùy theo gió đến, Dạ Lăng che.

                                                VHKT

 

Cuốc kêu, hoa rụng vào hè.

Long Tiêu muốn đến, nhiều khe lắm ghềnh.

Lòng buồn, trăng chiếu mông mênh.

Dạ Lang Tây đến buồn tênh gió chiều.

                                                            VHKT



[1] Tử quy: con cuốc.
[2] Khê: khe.
[3] Ngã: ta, tôi.
[4] Ký: trông mong.
[5] Dữ: với.
[6] Trực đáo: đến thẳng.
[7] Xem tiểu sử trang 19

No comments:

Post a Comment