Wednesday, July 17, 2013

Đại Việt Thắng Nguyên Mông? Bài 12


 
CHƯƠNG 02 (tiếp theo)

 b. Chiến thuật dương đông khích tây.

Quân Mông Cổ thường áp dụng chiến thuật dương đông kích tây. Với lối đánh này, Mông Cổ cố gây ấn tượng cho đối phương là họ dồn lực lương tấn công vào một mặt với viên đại tướng cầm đầu. Trong khi ấy họ phái một lực khác do viên phụ tá đi vòng xa, rồi bất ngờ tấn công vào hông của địch.

Trong trận đánh ở Đông Âu, Subutai đã chia lực lượng làm ba cánh đánh vào địch quân, kiến địch quân rối loạn hàng ngũ. Rồi cuối cùng bị tiêu diệt.

c. Vây rồi mở.

Mông Cổ còn một áp dụng là vây, rồi mở. Chẳng hiểu Thành Cát Tư Hãn có đọc sách binh pháp của Tôn Tử không, nhưng xem ra đây là một trong cách đánh của nhà chiến thuật gia lừng danh này. Mông Cổ vây địch quân, làm cho địch thật khốn quẫn, song lại mở một lối cho địch chạy thoát. Nhưng thông thường, thì họ đã nghiên cứu rất kỹ về địa thế, lối mở ra thường là tử địa. Địch quân thấy chỗ hở cố sức chạy ra hướng đó, nhưng chạy được một đỗi thì rơi vào vùng đầm lầy chẳng hạn, lúc ấy toán kị binh nặng tới thanh toán mục tiêu. Tóm lại Mông Cổ cũng biết áp dụng yếu tố địa lợi.

Họ cũng có khi mở thật, nếu họ thấy lực lượng họ không có lợi trong trận đánh. Họ cho rút lui, về nghiên cứu lại chiến trận vừa qua. Khi đã am tường họ, đem quân trở lại để tiếp tục cuộc chiến. Rất nhiều lần Mông Cổ bỏ đi thật lâu, một hay 10 năm, sau khi họ thấy có thể thắng được địch mới quay lại đánh.

Khi mở cho địch chạy, thì lập tức quân Mông đuổi theo, như đuổi các con mồi trong một cuộc săn. Săn người cũng được Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn) đặt là một trọng điểm của chiến thuật. Genghis Khan (Thành Cát Tư hãn) đã đặt việc săn đuổi là nghệ thuật cho các người chỉ huy đơn vị. Và nó bắt buộc các chiến sĩ phải học tập và thực tập kỹ càng. Vì được huấn luyện kỹ trong việc săn vật, nên săn người họ cũng đạt tiêu chuẩn rất cao.

d. Chiến thuật du kích.

Quân Mông Cổ cũng dùng chiến thuật du kích. Có khi họ cho các toán quân âm thầm di chuyển trong rừng hay sương mù khiến địch quân không phát hiện, rồi bất chợt tấn công. Đó là trường hợp họ đánh Kiev và BaLan. Có khi họ di chuyển qua một nơi mà phe địch không nghĩ họ có thể vượt qua được. Lúc Mông Cổ tới, binh tướng đối phương cứ tường là mơ và rồi tan rã nhanh chóng ; đây là thí dụ của sư chuyển ấy : đánh khwarezm họ vượt sa mạc, đánh Nga họ vượt sông đóng băng.

e. Chiến thuật volley ball.

Theo phân tích một số trận đánh ở Tây Á và Đông Âu, ta còn thấy Mông Cổ chia kị binh theo từng toán đánh vào địch. Vì họ chỉ toàn là kị binh, nên có ưu điểm về vận tốc. Toán thứ nhất phóng tới, tấn công địch quân bằng một lớp mưa tên trong phút chốc rồi biến đi và chỉ mươi phút sau toán thứ hai phóng tới vừa bắn vừa chạy. Cũng có thể chỉ là một toán tấn công, chạy đi một quãng xa xong vòng trở lại. Cứ tiếp tục như vậy nên đối phương chưa sắp xong đội ngũ hay đang tải thương thì đã bị tấn công đợt kế tiếp. Cách đánh này các nhà phân tích chiến thuật Âu Châu gọi là volley ball (đánh bóng chuyền).

f. Chiến thuật đánh thăm dò.

Sau khi đọc xong các trận đánh của Mông Cổ từ đông sang tây, chúng tôi nhận thấy họ có một lối đánh đặc biệt khi muốn xâm lăng nước ấy. Thông thường Mông Cổ cho một cuộc tấn công thăm dò phản ứng và lực lượng đối phương với một đạo quân từ 20000 đến 30000 quân. Nếu thuận tiện chúng họ sẽ đánh luôn, còn bất lợi thì họ rút về. Và khi đã quyết định rút thì họ rút nhanh không ham chiến. Lúc đánh Nga, Nhật, Miến, Đại Việt và Java đều xẩy ra giống hệt. Trường hợp của Tây Liêu, Jebe đem 20000 quân đánh thắng nên chiếm luôn. Trừ một vài nơi khác như Kim, Tây Hạ, Cao Ly họ cũng đánh nhiều đợt và rút về lần đầu. Tuy nhiên, dựa các quyển sử mà chúng tôi có dịp đọc đã không nói rõ ràng về quân số. Khi thấy bất lợi và phải rút là họ rút càng sớm càng tốt, càng lẹ càng hay, không quan tâm đến tổn thất. Và đương nhiên sau đó họ sẽ có lực lượng đông hơn nhiều đến đánh trả thù. Một thí dụ điển hình là khi thua vì bị phục kích ở dãy Ural, phía bắc biển Caspian họ cứ cho quân rút lui thật mau, không đánh lại để giảm tổn thất. Vì các đạo quân này đa số dùng kị mã, trừ Nhật Và Java nên họ thi hành điều này dễ dàng. Quí độc giả đọc chương kế tiếp sau đây sẽ thấy rõ.

No comments:

Post a Comment