Monday, July 8, 2013

TÌM HIỂU Không Thám- bài 10


I-                   A-12

Sau vụ U-2 và Gary Powers, Mỹ có các bong bóng “Thời Tiết” nghiên cứu khí tượng, không người được thả lên không trung. Các bong bóng này bay lên thượng từng khí quyển nên bay “lạc” sang Liên Xô, do đó chúng còn nghiên cứu luôn địa hình nước này cho vui.

Nhưng dĩ nhiên, các bong bóng giản điệp phải nhờ vào gió đưa nên không theo ý người muốn. Vì vậy, Mỹ đã làm chương trình A-12. Đây là một chương trình tối bí mật của Mỹ. Nó chỉ được bật mí năm 2007, khi các máy bay đem ra trưng bày hay đưa vào bảo tàng viện không gian. Trong thời gian thiết kế phát triển, từ A-1 đến A-12 được cho bay thử nhiều lần trên các sa mạc Cali và Arizona và Utha. Năm 1963, một máy bay đã rơi ở Wendover- Utha. CIA lập tức cho dân địa phương biết đó là máy bay F-105 Thunderchief bị rơi. Họ cũng yêu cầu dân và chính quyền địa phương hay người đi qua phải dán miệng lại đồng thời trả cho mỗi gia đình một số tiền $25000.00 tương đương với $187000.00 ngày nay.

Kể từ khi U-2 đã được phát triển và bay trong chương trình do thám chiến lược. Nhưng vì sự thất bại trong việc làm mù radar thuộc Project Rainbow nên Mỹ lại quyết định tìm cách đáp ứng mới. Năm 1957, Kelly Johnson và Skunk Works lại vùi đầu nghiên cứu project mới Project Gusto và có biệt danh là “Archangel". Sau đó mọi người gọi tắt là Angel thôi.

Thoạt đầu, họ đưa ra mẫu A-1 (A là chữ đầu của “Archangel” hay “Angel”). Khi phải sửa đổi hay tăng tiến bộ phận nào đó họ lại gọi là A-2… Năm 1959, thì mẫu đưa ra là A-11.

Những đòi hỏi của CIA và USAF làm điên đầu các kỹ sư. Máy bay này phải bay trên 75000 ft, radar cross section phải thật nhỏ và phải bay nhanh trên vận tốc Mach 3. Với cao độ và vận tốc này thì hỏa tiễn phòng không của đối phương phải chào thua. Khi phát giác có hỏa tiễn địch đang đuổi theo, các máy bay này chỉ cần tăng tốc lực là các hỏa tiễn bị bỏ rơi.

Tất cả các đòi hỏi trên thì các kỹ sư giải quyết từng phần.

a-      Bay lên thật cao:

Muốn bay cao thì cứ theo kinh nghiệm U-2, cánh phải lớn. Động cơ phải mạnh. Động cơ này thì chẳng khó khăn lắm vì J58 hay J75 đã có thể đảm nhiệm. Nhưng muốn có tốc lực Mach 3 thì phải có hai động cơ.

b-       Radar Cross Section:

Tại sao mà radar thấy được máy bay. Radar phát ra các tín hiệu điện từ. Các làn sóng điện từ sẽ dội lại khi đụng thân máy bay. Sóng dội lại và ra da cảm nhận cho ra các vệt trên màn ảnh radar. Hiện tượng này cũng giống như anh chàng H hét lớn vào núi và ghe tiếng vọng lại.

Như vậy họ phải dùng các bề mặt hình học làm phản ảnh các tia radar đi khắp nơi.

Một phần khác là kim loại cùng các chất sơn trên máy bay cũng ảnh hưởng tới việc ra đa cảm nhận. Hiện tượng này giống như dùng ánh sáng chiếu vào gương thì ánh sáng phản chiếu mạnh. Nếu chiếu ánh sáng này vào một vật đen xù xì thì ánh sáng phản chiếu không có.

Các kỹ sư lại phải tìm hiểu thêm về sơn và kim loại.

c-                  Vật liệu làm thân máy bay cũng là một vấn đề nan giải. Vì với tốc lực đòi hỏi thì thân phi cơ sẽ bị đốt nóng tới  trên 260oC hay trên 500 oF, khi cọ sát với không khí.

Từ khi mới phát minh, cho đến thời thế chiến II về trước vỏ máy bay đầu làm bằng vải. Nhưng khi máy bay có các động cơ lớn, mạnh máy vỏ máy bay được làm bằng nhôm (Aluminum Alloy, tỷ trọng .098 bl/ in3  hay 2,7 gm/ cm3 ) để có thể chịu nổi sức ép và nhẹ. Nhưng kim loại này không chịu nổi nhiệt độ trên, nó sẽ bị nóng chảy. Nếu làm bằng thép thì tỷ trọng .287 bl/ in3 (7,88 g/cm3), nặng quá . Một cách giải quyết là làm bằng Titanium với tỷ trọng .161 lb/in3 (4,51 bl/ cm3). Tuy nhiên, loại này rất hiếm ở Mỹ và rất đắt tiền.


Hình A-11 concept (khái niệm)

Nhưng cùng lúc ấy, hãng Convair có tổng hành dinh ở San Diego- Cali cũng tung ra một mẫu máy bay Kingfish cạnh tranh (Hãng General Dynamics mua Convair năm 1953 và sau này người ta biết Convair Division của General Dynamics).

Convair Kingfish concept

 Tuy nhiên, Kingfish gây được nhiều chú ý hơn của hội đồng tuyển lựa vì có nhiều bộ phận làm giảm radar cross section.

Nhóm Skunk Works lập tức sửa mẫu A-11 bằng cách thay bộ phận fin (stabiliser)[1] bằng 2 fins nhỏ và nằm nghiêng, lệch vào trong cùng nhiều bộ phận khác bằng plastic thay vì kim loại. Do đó A-11 đã đổi tên thành A-12.


Sơ đồ A-12 concept

 
 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 






[1] Stabilizer là phần ở đuôi thẳng đứng. Nhiệm vụ của nó là làm máy bay luôn luôn thăng bằng. Người ta có thể bỏ nó đi khi có thể điều khiển Aerodynamic (Khí động học) hai bên máy bay bằng nhau.

 

No comments:

Post a Comment