Friday, July 19, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? bai 13


Trước khi nói tới các lý do thắng trận của Đại Việt ta hãy nhìn qua các trận đánh đã làm lừng danh cũng như lụt tiếng Mông Cổ từ Á sang Âu kể cả Miến Điện. Từ đó ta sẽ phân tích lý do rồi đem so với Đại Việt, như ông Phạm Chánh Trung đã đề nghị trên diễn đàn của viện Việt Học.

I/ Đánh Tây Hạ- Kim đợt nhất

A- Tây Hạ

Tây Hạ là một đế quốc được thành lập từ năm 1032, và đã làm Trung Quốc điên đầu. Muốn yên ổn, Trung Quốc đã phải bỏ bao nhiêu tiền của mua chuộc họ. Địa phận Tây Hạ nay thuộc vào các tỉnh tây bắc Trung Quốc như Thiểm Tây, Cam Túc và khu tự trị Hồi Ninh Hạ. Đa số dân nói tiếng Tạng (Tangut-Tây Tạng) còn tại Ninh Hạ dân nói tiếng Hồi.

Trên danh nghĩa nước này bị lệ thuộc Nam Tống, rồi Kim, nhưng ngược lại Nam Tống phải cống tiền nong vàng bạc cho triều đình nước này. Đến đời Hoàn Tông, Lý Thuần Hữu (李純佑- 1193-1206), nhà Tây Hạ bắt đầu suy thoái. Năm 1206, Tây Hạ bị rơi vào một tình trạng bất ổn chính trị, Lý Thuần Hữu bị người bà con là Lý An Toàn (李安全) sát hại và chiếm ngôi lất niên hiệu là Tương Tông. Vua mới, Lý An Toàn từ bỏ chính sách ngoại giao phụ thuộc vào nhà Kim và chuyển sang chính sách phụ thuộc vào Mông Cổ một thế lực mới đang nổi lên, nhưng rồi vẫn không yên.

Thành Cát Tư Hãn đã thử sức lực lượng Mông Cổ bằng cách tiến đánh Tây Hạ nhiều lần vào những năm 1205, 1207 và 1209. Muốn đến địa phận của Tây Hạ thì phải vượt qua sa mạc Gobi, rồi vượt đèo vào nước này. Go Bi Một là sa mạc phía tây nam Mông Cổ, rộng thứ 11 trên thế giới và hạng nhất Á Châu. Quân Mông phải vượt qua một đoạn đường dài 300 km để đến nước này. Đối với các nước khác thì bị khó khăn, nhưng đối vối quân Mông thì không đáng nói. Khi qua rồi Mông Cổ phải vượt đèo. Mông Cổ tấn công mãi mà không vượt được đèo, Thành Cát Tư Hãn giả vờ rút quân chạy. Quân Tây Hạ mở cửa thành đuổi theo. Khi thấy quân Tây Hạ kinh địch, Thành Cát Tư Hãn cho quân đánh ngược lại. Tây hạ rút chạy; tướng chỉ huy Weiging bị cầm tù, còn thành không kịp đóng cửa thành nên thua. Lần cuối, khi đánh kinh thành Hạ Châu nay là Hưng Khánh (興 慶) cũng không phá nổi. Thành Cát Tư Hãn, nhìn sông Hoàng Hà cuồn cuộn dâng lên trong các cơn mưa mùa thu, liền cho đắp một chiếc đập thật lớn giữ nước. Nước tràn vào làm ngập lụt kinh thành Hạ Châu. Tháng giêng, năm 1210 khi thành gần sụp thì đê bị vỡ vì một lỗ thủng trên đê và cái tai ương khủng khiếp lại một phần làm tuyến bao vây của Mông Cổ bị ảnh hưởng nặng nề. Đến nay người người ta vẫn không biết được cái lỗ thủng trên con đê kia có phải do người Tây Hạ gây ra không. Kết quả vua Tây Hạ phải phục tùng Mông Cổ và gọi Thành Cát Tư Hãn là chúa tể. Ngoài ra Tây Hạ còn phải tặng cho Thành Cát Tư Hãn rất nhiều vàng bạc châu báu.

Patricia Buckley Ebrey viết trong quyển sử của đại học Cambridge thì quân Mông đã tàn phá trên 90 thành phố của nước này.
 
A- KIM
Bộ lạc Jurchen (Nữ Chân) là một nhánh du mục thuộc nước Liêu. Bộ lạc này trở nên hùng cường quật đổ nhà Liêu lập nên nhà Kim năm 1124. Khi còn ở thời cực thịnh, nước Kim gò bó người Mông Cổ.
 
Hình trên là Vạn Lý Trường Thành khúc phía tây, nơi sa mạc hoang vu. Phía xa xa là một tháp canh.

 

Thành Bắc Kinh với Hộ Thành Hà ngày nay- Thời Mông Cổ tấn công thì chắc không đẹp và chắc chắn như thế này. Đây là thành xây vào đời Minh[1]. (Ảnh VHKT)
Năm 1211 Thành Cát Tư Hãn đem 70000 quân vượt Vạn Lý Trường Thành đánh nhà Kim trả thù. Như ta đã biết Vạn Lý Trường Thành lâu lắm mới tu bổ. Sau khi nối lại với nhau dứơi đời Tần thì đến thế kỉ thứ I trước Tây lịch, nhà Hán cho tu bổ. Đến đời Tùy trước lúc Mông Cổ xâm lăng khoảng 500 năm thì Vạn Lý Trường Thành được đắp thêm đất, cắm thêm cọc cây. Đến thời bắc Tống lại được trùng tu lần nữa. Nhưng đến lúc Mông Cổ xăm lăng thì Trường Thành đã mục nát nên Mông Cổ dễ dàng vượt qua. Không phải Vạn Lý Trường Thành chỗ nào cũng đẹp và hùng vĩ như bức ảnh được đăng ở chương 01, mà phần nhiều mục nát hay cây rừng che phủ.
 
 
Tuy nhiên, thời gian này Mông Cổ chưa có các loại vũ khí công thành, nên không chiếm được Khai Phong lẫn Trung Đô với các bức tường thành cao trên 10m. Họ quay ra đi cướp phá dân chung quanh, chẳng ai ngăn cản.
Stephen Turnbull viết trong quyển sử Mông Cổ về thành Trung Đô (Bắc Kinh) như sau: “Thành Trung Đô được bao bởi một bức tường thành làm bằng đất sét đúc, phủ ngoài là gạch có lỗ châu mai, dài 18 miles (28km) cao 40 feet(12m). Thành có 12 cổng ra vào, 900 tháp canh, và ba hào vây quanh.” Mông Cổ tấn công mấy lần nhưng vô hiệu.
Năm 1213, Mông Cổ quay lại tấn công Kim. Cũng theo quyển sử trên thì Mông Cổ phải vượt đèo Juyong[2] để vào Kim. Đèo này đã được quân đạo quân tinh nhuệ Kim bảo vệ cùng tăng cường hệ thống phòng thủ bằng một chiến lũy dài 30 miles (50 km) với các chông sắt và có cổng sắt. Quân Mông không vượt qua được bèn làm một vòng thật xa về tận bờ biển Bột Hải. Chúng đánh phá khắp nơi và dùng tù binh và dân thường làm tường bảo vệ chúng khi tấn công.
Khi đánh thành Trung Đô, chúng không phá nổi, bèn bao vây cho dân chết đói. Năm 1215 nghe tin dân trong thành đã ăn thịt người. Tướng giữ thành bỏ trốn về Khai Phong và thành đầu hàng ngay sau đó[3].
Ba năm sau, Mông Cổ đã học được cách làm súng bắn đá của người Hồi, nơi họ đã chinh phục, nên cho kéo theo sang đánh Kim lần thứ ba. Cùng lúc ấy Nhà Kim, tướng tá tranh giành quyền lợi, không còn sức chiến đấu, nên khi quân Mông tới thành Trung Đô (- Bắc Kinh) thì vua mang công chúa; quan mang cống vật xin hàng. May cho dân trong thành không phải nếm mùi đá tảng hay xác thú vật. Sợ bị đánh nữa, vua Kim cho rời đô về Khai Phong (開封), trên bờ nam của sông Hoàng Hà (黃河- nay thuộc tỉnh Hà Nam).
[3] Theo Patricia Buckley Ebrey viết trong “Cambridge Illustrated History of China            `” thì thành Bắc Kinh (Trung Đô) bị đốt cháy trọn một tháng. “Việt Sử Toàn Thư” của Phạm Văn Sơn, trang 246 ghi: “ …và năm 1213, Mông Cổ vào phong tỏa Bắc Kinh. Năm 1215 thành này thất thủ, lửa cháy ngất trời luôn một tháng không ngớt.”
 

[2] Theo ông Tích Dã và ông h trên diễn đàn VVH thì tên Hán Việt là Cư Dung quan 居庸關.
 


[1] Nguyễn An là một người Việt Nam, bị bắt sang Trung Quốc thời Hồ Quý Ly theo cách nạp cống nhân tài. Ông Bị thiến để làm hoạn quan cho Chu Nguyên Chương- Minh Thái Tổ. Lúc Minh Thành Tổ lật được cháu ông là Huệ Đế. Đốt kinh thành Nam Kinh, dời đô về Bắc Kinh và cho xây kinh thành này. Minh Thành Tổ đã cho Nguyễn An làm công trình trưởng thiết kế, xây cất từ năm 1404.

No comments:

Post a Comment