Wednesday, July 31, 2013

Tìm Hiểu Không Thám- Bài 14

 

I-                   BLACKBIRD SR-71


CIA vẫn tiếp tục nghiên cứu so sánh các máy bay cực nhanh để có một lời giải cho máy bay do thám chiến lựơc hữu hiệu nhất. Với so sánh của vài mẫu kể cả B-70 và A-12 thì lời giải là biến cải A-12 là tốt nhất, nhưng phải có hoạt tầm xa hơn, hữu hiệu hơn. Dù có nhiều tai nạn, nhưng tất cả các phi vụ thực hiện thí nghiệm đã chứng minh rằng A-12 bay nhanh hơn và cao hơn XB-70 và có hệ thống do thám rất tốt. Họ lại tìm đến Kelly Johnson và Shunk Works.

Nhóm kỹ sư trên quay lại design cũ A-12 để cải tiến.

Tháng 12 năm 1962, nhóm Shunk Works đổi tên A-12 thành R-12 và bắt đầu làm việc. Việc đầu tiên là làm thân máy bay dài hơn để có chỗ chứa nhiều nhiên liệu hơn. Máy bay sẽ có 2 chỗ ngồi thay vì 1 như A-12. Sau đó, nhóm thiết kế lại đổi tên thành YF-12A.

Cũng như A -12, việc lấy kim loại titanium làm vỏ và sườn phi cơ rất khó khăn vì không đủ số lượng làm việc này trong thời gian ngắn. Khoảng 85% sườn và vỏ phi cơ này phải làm bằng titanium. Trớ trêu thay, nước mà phi cơ định do thám Liên Xô là nước có nhiều kim loại này. CIA phải mở vài cửa hàng mua kim loại ở nam bán cầu để mua chất ấy từ đối thủ để rồi tìm hiểu kẻ ấy. Thật là “Gậy ông, đập lưng ông.”

Một khó khăn khác vể thiết kế là nhiệt độ thay đổi. Như ta đã biết, khi đạt tốc độ 3 lần âm thanh thì thân phi cơ sẽ nóng lên đến 520ºC. Ở nhiệt độ này nếu kim loại chịu nổi thỉ phải giản nở. Do đó cả phi cơ dài thêm mười mấy phân. Nếu không có khoảng cho sự giãn nở này thì phi cơ sẽ bị biến dạng và gãy vỡ. Phần cánh phi cơ bên trong cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Thông thường thì nó phải được làm thật nhãn, nhưng các kỹ sư đã để nó sần sùi. Chính vì vậy khi kim loại dãn nở thì các phần này sẽ làm nó nhẵn lại. Các kỹ sư design phải thiết kế các khoảng hở kể cả thùng chứa nhiên liệu để bù vào sự dãn nở. Nhưng nếu thùng chứa nhiên liệu mà hở thì nhiêu liệu bị dò và rất nguy hiểm khi cất cánh.

Vậy làm sao giải quyết vấn đề?

Các kỹ sư thiết kế như sau: Phi cơ có hai phần chứa nhiên liệu, một nhỏ kín và một to có kẽ hở để kim loại dãn nở khi bị nóng. Lúc sắp cất cánh, người ta cho nhiên liệu vào phần nhỏ. Phi cơ cất cánh như thường và nhiên liệu phần nhỏ chỉ đủ cho phi cơ bay vài vòng với tốc độ cao. Lúc ấy, toàn thân phi cơ sẽ nóng lên các kẽ hở nối liền và phần chứa nhiên liệu chính cũng vậy làm sự nhiên liệu bị dò không còn nữa. Lúc ấy, đã có một phi cơ bay ở nơi ấn định tiếp nhiên liệu cho đầy bình.
 
Một Boeing KC-135 đang tiếp nhiên liệu (refueling) cho chiếc SR-71
Nhiều bộ phận chứa dầu, nhớt không quan trọng để điều khiển phi cơ vẫn bị dò ít khi nó  đậu trên phi đạo. Các dầu này chỉ được cho vào khi máy bay chuẩn bị rời phi đạo.
 

Một người mới xem qua hình chiếc SR-71 và đã xem hình chiếc YF-12A thì có thể nói: “Sao hai chiếc máy bay này  giống hệt nhau vậy?” Xin thưa không. Vì phần đuôi có hai cánh quá lớn lại có hai động cơ khổng lồ với hai stabilizer úp vào trong làm ta có cảm quan ấy. Nhưng nếu ta nhìn kỹ vào phần mũi sẽ thấy chúng khác nhau rõ rệt. Chiếc YF-12A có phần phòng lái nhô ra khỏi  hai phần viền hai bên hông gọi là Chine(sẽ viết dưới đây). Trong khi ấy chiếc SR-71 thì phần phòng lái nằm hoàn toàn trong hai viền chines đó. Hơn thế nữa hai phần chines của SR-71 kéo từ mũi đến đuôi; nhọn ở phần đầu từ từ phình ra theo một đường cong. 

 YF-12A

 

 
Vỏ phi cơ được sơn xanh đen, để giảm bớt độ phản hồi của sóng radar. Vì cái đen của phi cơ mà nó đã được đặt tên là Blackbird (chim đen). Cũng trong mục đích làm giảm radar cross section, thân phi cơ đựơc thiết kế với hai cạnh hông mỏng và dài và được gọi là Chine, tự đầu đến đuôi. Phần dưới bụng như một máng mo cau. Nhưng sau này, người ta khám phá ra rằng nhờ vào đó mà dộ nâng phi cơ được tăng thêm.


Phi cơ SR-71 Backbird

Thiết kế:

Vỏ phi cơ được sơn xanh đen, để giảm bớt độ phản hồi của sóng radar. Vì cái đen của phi cơ mà nó đã được đặt tên là Blackbird (chim đen). Cũng trong mục đích làm giảm radar cross section, thân phi cơ đựơc thiết kế với hai cạnh hông mỏng và dài và được gọi là Chine, tự đầu đến đuôi. Phần dưới bụng như một máng mo cau. Nhưng sau này, người ta khám phá ra rằng nhờ vào đó mà dộ nâng phi cơ được tăng thêm.

Phi hành trang.
Ở cao độ 24 km hay 80000 feet, các phi  công không thể đeo mặt nạ thông thường mà phải có loại đặc biệt để dủ sức cung cấp dưỡng khí. Phi công cũng phải có một bộ đồ phi hành tự tạo ra áp suất (pressurized) như phi hành gia trên space shuttle.

Trong trường hợp khẩn cấp, phi công có thể bị hất ra khỏi phi cơ ở vận tốc Mach 3.2 (3650km/h), phi công bị nung lên đên 320 dộ C hay 450 độ F thì oxy dự trữ trong bộ đồ phi hành sẽ làm nhiệt độ giảm xuống.

Cockpit-phòng lái:
Ở cao độ 3000 m (10000 feet) đến 7900 m (26000 feet) Sr-71 bay trung bình  Mach 3.2, vỏ phi cơ bị đốt nóng trên 260 độ C (500 độ F) và bên trong cockpit bị nóng tới 120 độ C hay 250 độ F. Nếu phòng lái không có máy điều hòa không khí tốt thì đây là quan tài cho phi công.

Vì lý do ấy, cockpit phải có một máy lạnh thật tốt. Vả nguyên tắc của máy lạnh là lấy nhiệt từ nơi này chuỷên sang nơi khác. Các kỹ sư lại nghĩ làm ra một hệ thống chuyển nhiệt này vào hệ thống đốt nhiên liệu làm cho hiêu năng động cơ tăng lên. Thật là một công đôi chuyện.

Năm 1964, khi máy bay đang phát triển trong vòng tốt bí mật, thì cuộc tranh cử tổng thống Mỹ khơi mào. Úng cử viên đảng Cộng Hòa Barry Goldwater luôn luôn chỉ trích Tổng Thống Lyndon B Johson và nhóm điều hành là đã để Liên Xô qua mặt trong ngành quốc phòng. Cuối cùng Johnson phải tiết lộ bí mật quân sự là Mỹ đã có YF-12A.

Thật là một tai hại của sự tự do.

Sau nhiều lần thí nghiệm cải tiến, nhóm Shunk Works đổi tên máy bay trên thành RS-71. Tuy nhiên, trước khi Johnson dọc điễn văn, ông Curtis LeMay -Air Force Chief of Staff General đã sửa RS-71 thành SR-71. Theo LeMay thì SR hay hơn vì nó là do chữ viết tắt của Strategic Reconnaissance (Do thám chiến lược). Kể từ đó, mọi người đều biết tới SR-71 hơn là RS-71.

Tổng cộng có 32 chiếc đã được sản xuất, trước khi bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara hủy bỏ chương trình năm 1968, đồng thời ra lệnh phá hủy hết các dụng cụ làm máy bay này.

Các phi cơ SR-71 đã bay thăm dò nhiều quốc gia kể cả Bắc Việt. Các đối thủ đã tìm cách bắn hạ nó, nhưng tất cả đã không thành công.

Trong thập niên 1980, quốc hội vả bộ quốc phòng Hoa Kỳ, nghĩ tới việc cho Chim Đen nghỉ hưu. Khi ấy, các vệ tinh nhân tạo có khả năng làm các việc không thám tốt và bớt nguy hiểm cho phi công hơn nhiều. Thêm vào đó, các hình chụp từ SR-71 không có tính cách cập nhật tức khắc. Đó có nghĩa là người chỉ huy không thể biết ngay lúc máy bay chụp mà phải đợi lúc nó trở về với các bức ảnh từ microfilm. Và tháng 10 năm 1989, Chim Đen đã chuyến cuối cùng để rồi tháng 2 năm sau, nó chính thức cho nghỉ hưu.
Đặc điểm của SR-71
Hoạt động
  • Vận tốc tối đa: Mach 3.3 (2,200+ mph, 3,530+ km/h, 1,900+ knots) ở cao độ 80,000 ft (24,000 m)
  • Hoạt tầm: 2900 nmi (5400 km)
Dến lúc ấy thì Liên Xô phải bó tay, rồi tiếp theo chương trình Star War của Thổng thống Reagan đã làm Liên Xô bị tan rã.
 
Xem như vậy ta thấy sự quan trọng của gián điệp như thế nào.



 
 
 

 

No comments:

Post a Comment