Thursday, July 18, 2013

Tìm Hiểu Không Thám- Bài 12

I-                   Lockheed D-21  
 
 
 
Trong cùng thời gian phát triển A-12, CIA cùng USAF cũng yêu cầu Kelly Johnson và Skunk Works nghiên cứu chế tạo một phi cơ không người lái với vận tốc trên Mach 3 và bay thật cao để có thể do thám các căn cứ không quân Liên Xô và Trung Quốc ở thật sâu trong nội địa mà không guy hiểm cho phi công.
 
Đáp lại đòi hỏi này, các kỹ sư Skunk Works bắt đầu làm việc trên bàn vẽ kể từ năm 1962. Lúc ấy họ đặt tên cho project là Q-12. Để giảm chi phí, nhóm đã quyết định thiết kế một máy bay nhỏ, nhỏ chỉ chở một máy hình với độ phân cao (high resolution). Nhưng nếu máy bay lên xuống lại tốn nhiều tiền cho bộ chân đáp với các bánh xe. Họ lại quyết định phi cơ không chân đáp, và như vậy nó được cõng trên một phi cơ khác, gọi là phi cơ mẹ. Khi bay đến vùng địch  nó sẽ được đẻ từ không trung (Air born). Như vậy máy bay sẽ như là một hỏa tiễn. Vì máy bay đã được phóng đi với vận tốc đầu từ phi cơ mẹ nên Kelly Johnson dùng động cơ Ramjet sẽ có lợi hơn.
 
Rampjet chỉ có thể khởi động trong một môi trường mà không khí tự nhiên di chuyển vào động cơ trước. Khi không khí vào buồng máy thì sẽ bị nén lại bởi một hệ thống nén, rồi đưa vào buồng nổ, hợp với nhiên liệu tạo ra một sức mạnh để đẩy vật về phía trước.

 

Rampjet
 
Vì vậy Kelly Johnson đã chọn động cơ RJ43-MA-11 của hãng Marquart. Đây là một hãng nhỏ ở Venice- Ca (phái tây Los Aneles) sau đổi về Van Nuys cũng thuộc California. Tuy vậy, hãng đã thiết kế động cơ trên cho hỏa tiễn địa không của Boeing. Marqart đã đổi sửa động cơ này thành RJ43-MA20S-4.
 
Nhưng làm sao máy bay có thể đem hình ảnh trở về căn cứ khi không có chân đáp?
 
Để giải quyết vấn đề, các kỹ sư lại nghĩ tới việc sau: Lúc về đến căn cứ, phi cơ sẽ bung máy hình ra với một dù rồi được thu hồi còn máy bay sẽ phải tự hủy.
 
Lúc ấy máy bay đổi tên từ Q-12 thành tên D-21.

 

D-21

Máy bay này có các kích thước và khả năng không hành (Specifications) như sau:


M-12 cõng D-21


  • Chiều dài cánh: 19 ft 1/4 in (5.79 m)
  • Chiều dài thân: 42 ft 10 in (12.8 m)
  • Chiều cao: 7 ft 1/4 in (2.14 m)
  • Trọng lượng khi phóng: 11,000 lb (5,000 kg)
  • Vận Tốc tối đa: Mach 3.35 (2,210 mph, 1,920 knots, 3,560 km/h)
  • Hoạt trần: 95,000 ft (29,000 m)
  • Hoạt tầm: 3,000 nmi, 3,450 mi, 5,550 km
  • Động cơ 1 x Marquardt RJ43-MA-20S4 ramjet, 1,500 lbf (6.67 kN)
  • Kể từ khi được triển khai, D-21 chỉ bay thám thính trên đất Trung Hoa Lục Địa từ năm 1969 đến 1971. Mục đích là để tìm hiểu về trung tâm nguyên tử của nước này ở vùng sa mạc Lop Nor, thuộc Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. Trung Quốc chưa bao giờ biết sự hiện diện của D-21, nhưng chính D-21 cũng đã có nhiều vấn đề cùng nhiều thất bại. Ngày 23 tháng 7 năm 1971, chương trình bị hủy bỏ.

    Một trong các thất bại là một D-21 bị mất tích vì trục trặc kỹ thuật trong chuyến bay đầu tiên sau khi vượt qua Trung Quốc. Nó đã không quay về như dự tính mà tiếp tục bay thẳng sang đất Liên Xô và rơi. Mãi tới năm 1986 cơ quan CIA mới biết KGB (cơ quan phản gián Liên Xô) đã thu hồi nó ở Siberia (Tây Bá Lợi Á.) Liên Xô đã đem các mảnh vụn về cho trung tâm thiết kế hàng không Tupolev. Trung tâm này thiết kế một máy bay tương tự và đặt tên là “Voron” (Con quạ), nhưng chưa bao giờ sản xuất.
B52 và 2 chiếc D-21

 


 

No comments:

Post a Comment