Thursday, May 29, 2014

Bình luận bài viết trên blog Bellavitabl (tt)

bellavitabl.blogspot.com viết:

"3) Giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN và các tướng lãnh bị Trung Quốc mua chuộc - hầu hết dân chúng Việt Nam đều biết, tất cả các quan chức đảng viên chop bu trong đảng CSVN đều dựa vào Trung quốc, để được giữ ghế, được chức vị, đươc tham nhũng. Phải nói chính xác rằng hiện nay tất cả các chức vị quan trọng trong đảng CSVN đều do bàn tay Trung Quốc đưa lên hay thao túng. Những khuôn mặt điển hình nhất phải kể đến là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, Trần Đại Quang, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Đinh Thế Huynh... Về phần các tướng lảnh quân đội, các cấp chỉ huy, các chính ủy từ Quân Đoàn, Sư Đoàn, đều do bàn tay Trung Quốc đào tạo và mua chuộc.  

Người dân Việt Nam đã nhiều lần được kiểm chứng những sự việc này qua các chuyến viếng thăm, đào tạo của các vị này tại Trung quốc, qua những phát biểu trên báo chí, mà ngay chính các tờ báo đảng ở trong nước đã đưa tin. Vậy khi cuộc chiến xảy, chính những tên tướng này sẽ quay lại trở cờ, họ sẽ trở thành một tập đoàn tay sai bán nước cho Trung cộng, sẽ mật báo, bán tin cho quân Trung cộng, như đã từng làm ở cuộc chiến “Núi Lão Sơn”, và kết qủa là hơn 4000 quân lính Việt Nam bị bán đứng, bị chết thảm. Sau đó xác của các binh lính bị vùi tập thể và bị thiêu đốt,không một nấm mồ.
 

Cuộc chiến ở Trường Sa năm 1988 là một ví dụ điển hình khác, khi đó hải quân Việt Nam bị khóa tay, không được bắn trả vì lệnh trên của TW đảng, và vô hình chung hải quân Việt Nam bị biến thành những bia tập bắn cho bọn lính Trung cộng, mà cho tới ngày hôm nay giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN vẫn không dám nhắc đến, không dám tưởng niệm. 

Hiện nay, nếu chiến tranh xảy ra thì Trung quốc chỉ cần lo đối phó với sự phản kháng của các cấp chỉ huy ở cấp tiểu đoàn, hoặc Trung Đoàn là cùng, các cấp chỉ huy cấp tá đổ xuống. Vì các cấp này không đủ lớn để Trung Quốc mua chuộc. Nhưng các cấp này sẽ bị các tên tướng tay sai thao túng và mua chuộc, hoặc bị buộc phải buông súng đầu hàng sau những loạt đạn phàn kháng đầu tiên."

 
Bình luận:
Phần thứ ba không thấy tiếng Anh, và luận điệu xem ra có vẻ hoàn toàn chống lại Việt Nam, chứ không còn tinh thần như phần mở đầu. Trong phần này ta cũng thấy các từ ngữ xem ra thiếu đứng đắn. Nay ta đã sang Hoa Kỳ, học hỏi được nhiều cái hay của họ. Họ không dùng các chữ có vẻ miệt thị kẻ khác. Đến các phạm nhân ra tòa, họ cũng gọi là Mr…

Theo tác giả viết bài nói rằngPhải nói chính xác rằng hiện nay tất cả các chức vị quan trọng trong đảng CSVN đều do bàn tay Trung Quốc đưa lên hay thao túng .” thì tôi không biết làm sao mà có thể kết luận câu này.

Tôi nhớ lại một cuộc phỏng  cảu một đài truyền hình vào dịp 3 tháng 9- 2013 ở vùng San Jose.


Vào dịp lễ Lao Động 3 tháng 9-2013  tôi lên thăm bố ở San Jose.

Chiều hôm ấy, tôi bước vào nhà em gái- Cô này chống Cộng rất kịch liệt- lúc cô đang xem TV.

Sau khi chào hỏi, cô nói:

- Anh Hiệp, anh biết ông Lê Văn không?

Tôi đáp:

- Lê Văn nào? Anh biết một ông Lê Văn trước dạy ở ban Văn Chương thuộc Đại Học Sư Phạm.

Ông là hàng thầy của anh.

- Anh ngồi nghe ông này, ông đang nói chuyện. Ông này rất giỏi, làm ở đài BBC.

- Vậy chắc là Lê Văn khác rồi vì ông Văn anh biết hình như đã qua đời rồi.

Tôi ngồi xuống ghế xem TV.

Thấy trên ấy đang có một cuộc phỏng vấn giữa phóng viên đài truyền hình với ông Lê Văn. Quả thật, ông này cũng cở tuổi tôi thôi. Lâu quá tôi không nhớ trọn vẹn cuộc phỏng vấn, nhưng chắc chắn nhớ các nét đại cương.

Hỏi:

- Ông nghĩ sao về các người lãnh đạo ở VN.

Đáp:

-Tụi nó là đám đang dâng Việt Nam cho Trung quốc.

Hỏi:

- Vấn đề chủ tịch Trương Tấn Sang qua Bắc Kinh.

Đáp:

- Một thất bại vì chỉ kí được một ít hiệp định không quan trọng.

Hỏi:

- Tại sao ông Sang lại qua Hoa Kỳ?

Đáp:

- Sau chuyến công du sang Bắc Kinh không đem lại kết quả mong muốn. Ông Sang đã hấp tấp sang Mỹ đễ mong Mỹ giúp đỡ, hầu đối phó với Trung Quốc.

Hỏi:

- Gần đây, phái đoàn ngoại giao Pháp sang Hà Nội. Mục đích họ là gì và cuộc nói chuyện ra sao?

Đáp:

- Pháp vốn dĩ là nước đã làm chủ Đông Dương. Họ quay lại cựu thuộc địa để tạo thêm ảnh hưởng và muốn giúp VN. Hai phái đoàn đã nói chuyện rất thân thiện, cởi mở.

Hỏi:

- Còn phái đoàn ngoại giao TQ cũng mới sang VN thì sao?

Đáp:

- Lẽ dĩ nhiên là bàn đến tranh chấp ở Biển Đông. Theo như lời tuyên bố của phái đoàn ngoại giao của VN thì họ đã nói chuyện rất nghiêm chỉnh (chữ này tôi không nhớ rõ lắm, nhưng đại khái cũng mang một ý niệm tương tự.)

Và ông Văn nhấn mạnh:

 “Trong ngoại giao khi nói tới chuyện thương lượng mà dùng chữ nghiêm chỉnh  thì hàm ý là rất gay gắt chứ không có vẻ thân thiện chút nào.”

 

Nghe xong buổi nói chuyện tôi hỏi cô em gái:

- Cô nghĩ gì trong cuộc đối thoại?

Cô em tôi nói:

- Anh thấy có chuyện gì sao?

- Anh thấy lúc đầu ông Văn nói chính phủ VN dâng nước cho TQ. Nhưng khi bàn về việc ông Sang đến Bắc Kinh không có kết quả thì ông Sang lại qua Mỹ tìm sự ủng hộ chống TQ. Vậy ông Sang đâu bán nước như ông nói lúc đầu.

Vấn đề thứ hai là hai phái đoàn ngoại giao Pháp- Việt nói chuyện thân thiện cởi mở, trong khi phái đoàn TQ và Việt Nam nói với nhau thì gay gắt. Vậy VN đâu hùa theo TQ.

Tóm lại ông này nói chuyện rất tự mâu thuẫn. 

 Tôi đống ý nếu không ưa thì chống, nhưng ta không nên nói thiếu chứng cớ. Tôi theo dõi tất cả các cuộc xem thấy ông Trương Tấn Sang đã thăm:

- Ấn  tháng 10- 2011

- Nga tháng 7, 2012

- TQ tháng 6- 2013

- Mỹ tháng 7- 2013.

- Nhật 18 Tháng Ba 2014.

Như vậy thì ta thấy ông ta chỉ thăm TQ và TQ đã thăm sau các nước Nga, Ấn???

 

Ông Nguyễn Tấn Dũng thăm:

-          Mỹ tháng 6- 2006

-          Ấn tháng 7- 2007.

-          Philippines tháng 8-2007

-          Nga tháng 9-2007

-          Indonesia tháng 9- 2007

-          Nga tháng 12-2009

-          Campuchia tháng 4- 2011

-          Indonesia tháng 8- 2011

-          Nga tháng 5-2013

-          Trung Quốc tháng 9-2013

-          Campuchia tháng 1- 2014

-          H Lan tháng 3-2014.

-          Cuba tháng 3-14

-          Philippines 21  tháng 5-14

Tôi mới xem trang VOA 296-5-2014 đã trích câu của ông Nguyễn Tấn Dũng:

"không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông' " 



Nguyễn Phú Trọng thăm:

-          Trung Hoa 10-2011

-           Thái 1-2013.

-          Ấn tháng 11-2013

-          Al Lao 4-2014

-          Nga 5-2014

 

Phùng Quang Thanh thăm:

 

-          Mỹ tháng 8- 2009.

-          TQ tháng 4-2010

-          4 nước Âu Châu: Nga, Ba Lan, Bulgaria và Hà Lan 8-2013

-          Nga 4-2014.

-          Mỹ tháng 4- 2014.

-          Úc  tháng 5- 2014.

Trang VOA hôm nay 28-5-2014 đã đăng bài phát biểu của ông Nguyễn Chí Vịnh 


Với các chứng cớ này mà kết luận thất cả các lãnh tụ VN là tay sai cho TQ thì chắng đáng tin cậy. Có thể có người làm việc này thật, nhưng phải đem chứng cớ khác.

Nếu lấy sự du học mà bảo ngừơi này làm tay sai cho nước ấy đùng không?

Ta hãy xem ông Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân ông này đã từng sang học thạc sỹ quản lý cộng đồng tại Trường Đại học Oregon (Mỹ) và khóa đào tạo chuyên gia thẩm định dự án đầu tư tại Trường Đại học Harvard (Mỹ) đấy.

 Bây giờ ta lại xem qua đoạn văn về cuộc hải chiến 1988 tại Trường Sa. ậy xin tác giả cho chứng cớ về sự khóa tay bởi Trung Ương Đảng. Không biết tác giả có được xem môt đoạn video clip về trận này không? Năm 1988, con số hải quân gần như 0. Họ chỉ có một số tầu hải quân mà đã lấy được khi VNCH rút chạy. Khi biết tin TQ sắp tiến chiếm đảo chìm Gạc Ma, VN đã phải đem một số quân đến đây, với mục dích làm chùn lòng TQ. Nhưng lúc ấy nước lớn, đảo chìm xuống mặt biển. Quân đội VN chỉ cón cách đưa súng lên trên cao vì nước đã quá bụng. Trong khi ấy lính TQ trên các tàu to lớn xả súng đại liên giết người không gớm tay.

Tóm lại ta thấy phần 3 này mâu thuẫn với phần mở đầu vì nếu các thành phần lãnh đạo VN là do TQ dựng nên thì họ chẳng cần chuẩn bị chiến tranh. Nhắc nhở làm gì cho uổng công.

 Theo như các phân tích trên thì các người cầm quyền VN cũng yêu nước, nhưng một số người Việt hải ngoại đã nhìn vấn đề dưới một góc cạnh khác chăng?
(Sẽ đăng tiếp)

No comments:

Post a Comment