Tuesday, May 20, 2014

Chiến Hạm 11


Khi nói tới các thiết giáp hạm của thế kỷ XX, ta phải nói tới Alfred Thayer Mahan.

Alfred Thayer Mahan

Alfred Thayer Mahan sinh năm 1840 và mất năm 1914. Ông là Phó đề đốc của hải quân Hoa Kỳ cùng là lý thuyết gia về hải lực. Ông là người sinh ra học thuyết Thiết Giáp Hạm. Theo ông Thiết giáp hạm là sự biểu hiện của sức mạnh hải quân. Đối với Alfred Thayer Mahan và những người chủ trương  theo học thuyết này thì một lực lượng hải quân mạnh là cần thiết cho sự thành công của một quốc gia, và việc kiểm soát vùng biển cũng cần thiết cho sự triển khai lực lượng trên bộ và ở nước ngoài. Ông đã dùng lịch sử hải chiến biện minh cho lý thuyết ấy.


Học thuyết của Mahan cho rằng vai trò của thiết giáp hạm là tiêu diệt hay quét sạch đối phương khỏi mặt biển. Trong khi các nhiệm vụ hộ tống, phong tỏa hay cướp tàu buôn có thể do các tàu tuần dương, khu trục hạm hay tàu nhỏ hơn đảm trách. Sự hiện diện của thiết giáp hạm là một mối đe dọa lớn lao tiền tàng cho mọi đoàn tàu vận tải được hộ tống bởi bất kỳ tàu chiến nào khác hơn là thiết giáp hạm của đối phương.


Mahan còn tiếp tục triển khai tư tưởng của ông khi nói rằng chiến thắng chỉ có thể đạt đến qua sự đối đầu giữa các thiết giáp hạm, điều sẽ được hiểu đến như là học thuyết là một trận chiến quyết định.


Học thuyết của Mahan đã có ảnh hưởng lớn lao đến giới chính trị và hải quân của nhiều quốc gia trong suốt thời đại của thiết giáp hạm từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Các quốc gia này đều tìm kiếm một hạm đội lớn bao gồm những thiết giáp hạm mạnh nhất. Học thuyết này được áp dụng, phát triển vào cuối những năm 1880, và cho đến cuối những năm 1890. Nước áp dụng học thuyết này đầu tiên là Anh và theo sau là Mỹ, Đức và Nhật áp dụng.  Ngoài ra sức mạnh của học thuyết Mahan ảnh hưởng quan trọng đến cuộc chạy đua vũ trang đóng thiết giáp hạm, cũng như sự thỏa thuận giữa các cường quốc trong việc hạn chế số lượng thiết giáp hạm trong những năm giữa hai cuộc thế chiến. Một trong các hiệp ước ấy là hiệp ước Treaty of Versailles ở Pháp bàn về giới hạn các chiến thuyền khi thế chiến I mới chấm dứt.

Cũng vì ảnh hưởng ấy, mà Nhật đã đánh bại Nga năm 1905.

Năm 1903, Hải quân đô đốc Ý: Vittorio Cuniberti, dựa vào học thuyết Maham, đề nghị hải quân nước này nên làm một chiếc tàu với lượng rẽ nước 17000 tấn, vỏ dày 300 mm, mang 12 khẩu đại pháo 305 mm, có tốc độ 44 km/h. Nhưng ý kiến của ông bị hải quân nước này phớ lơ. Ông đã đăng một bài báo về kiểu con tàu này trên tạp chí Jane's Fighting Ship. Trong năm 1905 tại eo biển Đối Mã (Tshushima) một trận hải chiến giữa Nga và Nhật. Các cuộc đấu pháo mà hai chiến thuyền cách nhau đến trên 10 km, đã chứng tỏ cho ý thấy đề nghị của ông là đúng, nhưng quá trễ cho nước Ý.

Chịu ảnh hưởng của học thuyết Alfred Thayer Mahan, Anh quốc đã giới thiệu với thế giới chiếc Thiết Giáp Hạm (battleship) đời mới năm 1906, sau nhiều năm bí mật thiết kế và sản xuất. Đó là chiếc Dreadnought với toàn súng lớn 305 mm hay 76 mm, máy hơi nước turbine, nhanh hơn mạnh hỏa lực hơn tất cả các thiết giám hạm cũ và có thể chống lại torpedo thời ấy. Chiếc này dài 160m ngang 25m, lượng rẽ nước khi chở đầy 20700 tấn. Trong khi ấy các thiết giáp hạm khác cùng thời có chiều dài trung bình 77m rộng 17m và lượng rẽ nước khoảng 5500 tấn. Với các con số nêu trên, ta thấy chiến hạm mới này to gấp 4 lần các chiếc khác cùng thời. Cả thế giới sững sờ vì kích thước khổng lồ ấy và hải quân Anh đặt tên loại tầu bọc sắt khổng lồ là loại Battleship (Thiết Giáp Hạm). Nhìn vào các con số trên, các nước khác thấy ngay hải quân của họ trở thành quá lạc hậu.

Dreadnuoght Layout



Dreadnought

Điều mà ta thấy nước Anh luôn luôn dẫn đầu thế giới về ngành hải quân. Đó không có gì làm lạ. Trong thời gian từ thế kỷ XV, khi người Tây phương sang chiếm thuộc địa ở Á, Phi Châu thì nước này đã dẫn đầu. Họ lập nên một đế quốc trải dài trên khắp 5 châu bốn biển và được gọi là Đế Quốc Mặt Trời Không Bao Giờ Lặn. Đế quốc Anh trở thành đế quốc hùng cường nhất thời ấy. Họ cần có một đội chiến thuyền mạnh để xâm lăng rồi bảo vệ.

Các nước khác nhanh chân theo gót làm các thiết giáp hạm tương đương, tạo ra một cuộc thi đua vũ trang. Kể từ thời Dreadnought, các quốc gia đều xem cỡ lớn mạnh của một thiết giáp hạm là biểu tượng sức mạnh của quốc gia ấy. Các thiết giáp hạm được sản xuất thời này ở bất kỳ quốc gia nào đều gọi chung là thiết giáp hạm kiểu Dreadnought. Riêng đối với Mỹ, một quốc gia mới trưởng thành ngày ấy có một chiếc kiểu dreadnought, đó là chiếc Texas. Hiện nay nó trở thành bảo tàng viện tại Houston- Texas.
Cũng đầu thế kỷ 20, Anh quốc cho trình làng một loại chiến thuyền mới: battlecruisers, mà ta tạm dịch là tuần dương thiết giáp hạm, đó là chiếc Hood. Lọai này cũng to lớn như thiết giáp hạm, súng cũng được trang bị tương đương, nhưng chạy nhanh hơn. Sao vậy? Tại họ hy sinh bớt lớp vỏ dày kim loại để tàu nhẹ hơn.

Các nước tiên tiến thi nhau làm các thiết giáp hạm (battleship) khổng lồ với vỏ sắt dày từ 20 đến 32 cm. Các pháo tháp có bọc sắt dày tới 40 cm. Chiếc Yamato của Nhật có vỏ dày tới 41 cm ngang hông và trước pháo tháp dày tới 65 cm. Bạn cứ tưởng tượng bề dày tường sắt bao cỗ pháo ấy gấp 5 lần bề tường nhà bạn thì bạn thấy nó khủng khiếp thế nào.

Đến thế chiến thứ II thì các pháo đài thép này đã tiến đến vị thế tột bực cửa nó. Theo History và military channel thì cho đến trước thế chiến II, các nhà hải chiến học vẫn tin vào địa vị tuyệt đối của các pháo đài thép nổi này và cho là nó không thể bị đánh chìm.

Tuy nhiên việc tạo ra một thiết giáp hạm lại quá tốn kém. Thiết giáp hạm là tàu chiến lớn và phức tạp nhất, và đó là loại tàu chiến đắt tiền nhất vào thời cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Vì vậy, kết quả là mỗi khi một thiết giáp hạm được đề ra thì luôn luôn bị tranh cãi. Tướng không quân Mitchell- Mỹ- đã nói: "1,000 bombardment airplanes can be built and operated for about the price of one battleship" and that a squadron of these bombers could sink a battleship, making for more efficient use of government funds” (1000 máy bay ném bom có thể được chế tạo và đưa vào hoạt động với cái giá của một thiết giáp hạm, và một phi đội những máy bay ném bom như vậy có thể đánh chìm một thiết giáp hạm dễ dàng, điều này cũng giúp cho việc giảm thiểu ngân sách của chính phủ)

Anh quốc là nước đi vào ngành hải chiến đầu tiên và cho tới thế chiến thứ hai, nước này có lực lượng hải thuyền lớn nhất thế giới. Họ rất hãnh diện với tuần dương thiết giáp hạm Hood và các thiết giáp hạm lớp King George V gồm: King George V, Prince of Wales, Duke of York, Anson và Howe.

Đức hạ thủy chiếc Bismarck ở cảng Hamburg- biển Baltic. Thật ra theo Treaty of Versailles, Đức không thể chế thiết giáp hạm lớn, nhưng nước này đã đưa ra các hỏa mù làm Đồng Minh không biết sự thực. Đến lúc chiếc Bismarck ra đời thì quá trễ vì chiến tranh đã bộc phát. Nó đã cùng chiếc tàu tuần dương hạng nặng Prinz Eugen rời Gotenhafen (Gdynia) sáng ngày 19 tháng 5 năm 1941 đột phá ra Đại Tây Dương với mục đích đánh chặn và tiêu diệt các đoàn tàu vận tải đang trên đường từ Bắc Mỹ đến Anh Quốc. Anh biết trước nên phái thiết giáp hạm Prince of Wales và tuần dương hạm Hood đón chờ ở vùng bắc hải.

Thiết giáp hạm Bismarck

Trong trận đụng độ đầu tiên, chiếc Bismarck đã đánh chìm chiếc Hood và buộc chiếc Prince of Wales rút lui. Nhưng không lâu sau chiếc Bismarck là mục tiêu săn đuổi của Hải Quân Hoàng Gia Anh. Bản thân nó đã bị nhận chìm khoảng nửa tháng sau đó. Tại miền Nam Việt Nam thời 60, dân Saigòn đã đua nhau xem cuộn phim Sink the Bismarck.

Nếu quý vị nào muốn xem lại phim này xin bấm vào link dưới đây:

 


 

Riêng đối với Mỹ cũng bị mất Arizona trong trận Trân Châu Cảng.

Nhật đã làm hai thiết giáp hạm lớn nhất thế giới: Yamato và Musashi, nhưng cả hai đã bị đánh chìm bởi các phi cơ của hải quân Mỹ.

Đối với Nga rồi Liên Xô, các cuộc chiến xẩy ra ở cả hai thế chiến thường xẩy ra trên bộ, nên không có trận thuỷ chiến nào đáng kể. Đến thế kỷ XX, một trận hải chiến của Nga là thời tiền Dreadnought năm 1905 với Nhật mà thôi. Trong thời gian đệ nhất và đệ nhị thế chiến họ có một số thiết giáp hạm làm từ thời Nga Hoàng vào những năm 1911 đến 1918 và được dùng trong cả hai chiến cuộc. Đó là các thiết giáp hạm: Gangut, Oktyabr'skaya, Petropavlovsk, Sevastopol và Poltava. Đây là các thiết giáp hạm kiểu Dreadnought. Vì vậy các lớp này tương đối nhỏ với lượng rẽ nước chỉ khoảng dưới 25000 tấn.

Đến thế chiến thứ II, Liên Xô cho đặt lườn tàu 4 thiết giáp hạm lớn: Sovetsky Soyuz, Sovetskaya Ukraina, Sovetskaya Rossiya và Sovetskaya Belorussiya với lượng rẽ nước lên đến 65000 tấn, trang bị với 9 khẩu thần công 406 mm, chỉ thua hai chiếc của Nhật vào những năm 1939 và 1940. Tuy nhiên, tất cả 4 chiếc đều bị ngưng sản xuất khi lục quân đóng vai trò chính. Vì thế nước này không có một thiết hạm nào để ganh đua với thế giới trong thế chiến II.

Riêng đối với Hoa Kỳ, có một hạm đội khá lớn với nhiều thiết giáp hạm. Tuy nhiên, 4 chiếc đã chìm ngay từ khi chưa tham chiến vì cuộc tấn công bất ngờ của Nhật vào Chân Trâu Cảng. Dù sao chăng nữa, họ vẫn còn có một hạm đội của loại này:

Lớp Iowa hạng nặng 4 chiếc là: Iowa, New Jersey, Wisconsin và Missouri

Lớp South Dakota hạng trung 4 chiếc: South Dakota, Indiana, Massachusetts và Alabama.

Lớp North Carolina hạng trung 2 chiếc: North CarolinaWashington.

Tất cả vẫn tham chiến và đem nhiều thắng lợi.

Các nước có thiết giạm lớn là Nhật, Mỹ, Anh, và Đức: Bảng dưới đây ghi lại con số kích thước và số phận các con tàu ấy.

Thiết Giáp Hạm thế chiến II
Tên
Quốc Gia
(Hạ thủy)
Lượng rẽ
nước (tấn)
Chiều dài
m
Vận tốc
km/h
Hoạt tầm
km
crew/
Người
Số phận
Yamato
Nhật (1940)
72000
263
50
13000
2500
1945/chìm trận okinawa
Musashi
Nhật (1940)
72000
263
50
13000
2500
1944/chìm
trận
 Leyte gulf
Iowa
Mỹ
(1940)
58000
270
57
23960
2700
ĐANG ĐƯỢC Ụ
Pearl Harbor
Missourie
Mỹ
(1944)
45000
272
61
23,960
2700
cho hưu 1995
Bismark
Đức
(1939)
46000
251
57,6
16430
2.065
ChÌm 1941
ĐẠI TÂY DƯƠNG
Hood
(tuần dương thiết giáp hạm)
Anh
 (1918)
46800
262.3
57
9870
 
chìm 1941
Prince of Wales
Anh
 (1941)
44000
257.1
52.4
28900
 
chìm 1941

 

Nhìn vào bảng ta thấy ngay hai con tàu của Nhật đã đứng đầu bảng về kích thước.

No comments:

Post a Comment