Tuesday, May 27, 2014

Quyết định bởi con tim hay bằng lý trí??


Quyết định bởi con tim hay bằng lý trí??  

 Dù là sống ở dâu dưới chế độ nào người ta rất dễ bị ảnh hưởng của các người chung quanh, bởi các phương tiện tuyền thông: báo chí, truyền thanh, truyền hình, tin đồn và ngay nay bằng các email, websites.Vì lý do ấy các cơ quan truyền thanh được chính phủ đặt lên hàng đầu. Tại các nước chậm tiến cơ các phương tiện này kiểm soát bởi chính phủ.

Rất nhiều người ở hải ngoại, không tin vào các báo chí trong nước và các báo tiếng Việt ở nước ngoài. Chúng tôi hay xem tin VOA, BBC cùng các bản tin của các đài Mỹ như ABC, NBC hay CBS. Các bản tin do VOA, BBC vẫn nghiêng về tây phương nhưng họ không loan tin thất thiệt. Còn các đài tuyền hình khác của Mỹ thì hoàn toàn trung lập., các bài bình luận cũng ít thiên vị hơn.

Rồi từ các bản tin, ta sẽ phân tích theo chiều hướng suy nghĩ của riêng mình. Ta không nên nhìn đối phương theo quan niệm lả kẻ chỉ chống đối mà lại xét nếu mình ở vị trí đối phương thì mình nên làm gì trong tình trạng ấy.

Qua các suy luận của cả hai phía, ta có thể thấy được cái đúng hay sai của đối phương.

Ngày trước, lúc TQ dùng tàu cắt dây thăm dò dầu của tàu Bình Minh II, một, hai chủa nhật tôi thấy có các cuộc biểu tình mà không bị bắt bớ nhưng vài lần sau tôi thấy có việc này xảy ra.

Nếu ta quyết đoán vấn đề bằng con tim ta sẽ rất tức và kết án Hà Nội đàn áp đấu tranh. Nhưng nếu nhìn theo con mắt của sự ổn định xã hội, và kinh tế ta sẽ thấy khác.

Vì Hà Nội thấy khi có biến động thì hai nơi SG và HN có biểu tình và lẽ dĩ nhiên ho đã có sẵn biện pháp nếu bạo động xuất hiện. Tuy vậy, khi TQ đem giàn khoan HD 981, các cuộc biểu tình lan tràn khắp nơi, ngoài dự định của họ nên không kịp trấn áp mới sinh ra các vụ bạo động đi đến quá trớn.

Xem qua việc này, biểu tình hay không là một chiến thuật của HN để đối phó với TQ.

 

Một đôi lần, tôi thấy có kẻ dùng lý luận: Thôi cứ để TQ chiếm VN rồi sẽ tính.

Tôi nói lại với 1 bạn đồng học ở ĐHSP toán thời 1963 tên Lê Quang Tiếng (đang dạy toán cho Pasadina City College). Anh ta phát biểu: “Đây đúng là lý luận của kẻ bán nước.” TQ lâu nay chỉ muốn vậy mà ta lại bảo để giặc lấy quốc gia đi rồi hãy tính? Bô bạn nói đánh TQ dễ lắm sao?

Ta hãy xem một thí dụ: Trong 1 làng có 100 người thanh niên khỏe mạnh. có thề đánh nhau chống cứơp. Mười người bất hòa với 90 người kia và chính 10 người nay cũng hay hục hặc nhau. Bên ngoài làng có một đám cứơp 1000 tên bao vây. Mười người chống đối mở cửa cho cướp vào lấy tài sản rồi làm chỗ cư ngụ cho chúng. Sau đó, mười người không ưa nhau mới lo đánh đuổi 1000 tên cướp ra khỏi nhà. Các bạn xem có lý không?

Nay ta xem lại đoạn sử của các lãnh chúa Nga chống Mông Cổ để có thêm một bài học.

 

Đánh Riazan.

Mùa đông năm 1237 đến, sau khi kiểm soát được Volga Bulgars, quân Mông Cổ, lợi dụng sông Volga đóng băng, vượt qua rồi tiến đến sông Nukhla thì hạ trại dừng quân.

Vì Mstislav the Bold đã chết năm 1228 sau nhiều ngày tháng long đong. Riêng về Kiev, sau thời gian huy hoàng từ thế kỷ thứ X đến XI thì đã xuống. Đến lúc Mstislav III của Kiev tử trận năm 1223 ở sông Kalka thì Kiev xuống dốc luôn, nên tình trạng Nga đã thay đổi. Subutai biết rằng trong các thủ lãnh mới của Nga thì Quận Công Yuri II trong thành Vladimir của lãnh địa Zudalia và lãnh chúa của địa phận Novgorod là mạnh nhất. Còn các anh em vừa họ vừa ruột của Yuri II cai trị các thành phố của lãnh địa Suzdalia và lãnh địa Riazan(Ryazan), sát cạnh ở phía nam. Người Nga gọi các chúa tể cai quản này là “knyazes” (lãnh tụ).

Theo quyển “Russia” của Derek C Maus dịch từ “Novogorod Chronicle” thì Subutai gửi sứ đoàn gồm ba người một mụ phù thủy cùng hai người đàn ông đến gặp các knyazes của các địa phận thuộc Riazan và của các thành phố khác là Pronsk, Murom. Điều kiện của Mông Cổ là Riazan và Suzdalia phải nộp đàn ông, ngựa với con số là 1/10 của tổng số người cũng như ngựa. Cũng từ quyển đó thì trước lúc ấy không lâu Yuri cùng các anh em ruột cũng như họ là Roman Ingorevich, Oleg và Yaroslav đang cãi nhau ầm ĩ[1]. Lúc nhận được điều kiện thì ba người Roman Ingorovich, Oleg và Yaroslav cử người lên cầu viện thủ lãnh Yuri II. Yuri không muốn cứu viện mà muốn tự ông trực diện với Mông Cổ. Ông trả lời với sứ giả Mông Cổ là “Chỉ khi nào anh em chúng tôi không còn ai thì tất cả đều thuộc về các ông” [Only when none of us remain then all will be yours.]

Theo quyển “Russia and the USSR” hai tuần sau Mông Cổ đến vây các thành phố của Riazan. Tuy nhiên ba knyazes cũng đã đánh thắng quân Mông Cổ trong một vài trận nhỏ. Nhưng sau đó họ đều bị bao vây trong lâu đài cổ của họ ở thủ phủ cũng có tên Riazan. Quân Mông Cổ đã lấy cọc gỗ làm một hàng rào quanh lâu đài, để cắt hết tiếp viện từ bên ngoài. Sau 5 ngày công hãm, quân Mông Cổ đã tràn ngập cổ thành. Họ bắt tất cả những người trong dòng họ quý phái đem giết hết, rất nhiều dân chúng bị họ lột da đem treo lên cây. Tất cả phụ nữ đẹp kể cả các bà tu sĩ đều bị lần lượt hãm hiếp. Đến lúc ấy, người Nga mới hiểu được cái man rợ của Mông Cổ là gì.

Theo Novgorod Chronicle thì khi Mông Cổ mở cuộc tấn công thì knyazes Yuri (em của Yuri II) của thành Riazan đem quyến thuộc vào lâu đài rồi đóng cửa lại. Trong khi ấy, knyazes Roman Ingorovich đem quân chống cự. Yuri II ở Vladimir gởi tướng Yeremei (trên mạng thì nói là con) đến giúp Roman Ingorovich. Nhưng cuối cùng, dù đã chống cự mãnh liệt, quân Mông Cổ đã bao vây hai người này ở thành phố Kolomno (Kolomna) rồi họ bị giết chết vào ngày 21 tháng 12. Thủ lãnh thành Moscow đã bỏ chạy, dù là quân giặc chưa tới. Trong trận này, Voskresensk Chronicle viết một bài liên quan đến chiến thuật của Subutai và Batu. Stephen Turnbull  viết lại bài ấy như sau: Batu thay thường xuyên đổi lực lượng tấn công bởi các lính khẻo mạnh, đã được nghỉ ngơi, trong khi dân thành Riazan chiến đấu mà không có tiếp viện. (Batu changed his regiments frequently, replacing them with fresh troops, while the citizens of Razan fought with relief…)[2]

 

Tôi đồng ý rằng quyết định vấn đề đầu tiên là do con tim. Nhưng cần một thời gian ngắn suy luận nên hay không nên. Lúc ấy sự quyết đính là do lý trí.

Tôi lấy một số thí dụ trong lịch sử để chứng minh nếu chỉ dùng con tim thì quyết định sẽ đưa đến một kết quả vô cùng tệ hại.

Không nhiều thì ít, trong chúng ta đều biết chuyện Đào Viên Kết Nghĩa của ba anh em qua lịch sử và tiểu thuyết của La Hán Trung: Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi. Ba anh em đều là người hào kiệt, thề cùng sống chết, và phục lại nhà Hán. Nhiều năm tháng trôi qua, ba anh em Lưu Quan, Trương vẫn lông bông. Mãi đến khi cầu được Khổng Minh làm quân sư, lập ra Tây Thục, một nước hùng cường nhất trong tam quốc. Tây Thục vốn là đất địa lợi với rừng núi bao bọc, đã vậy họ lại còn đất Kinh Châu (phía tây Động Đình Hồ và phía nam sông Trường Giang thuộc các tình Hồ Nam, Hồ Bắc ngày nay). Đây là cửa ngõ để đem quân bắc phạt Nguy theo sông Hán Thủy, đông dẹp Ngô nhờ sông lớn Trường Giang dễ chuyển vận lương thực. Biết Kinh Châu là điểm quan trọng nên Khổng cho Quan Vân Trường trấn thủ.

Họ Quan là một đại anh hùng, sức địch muôn người, lòng trung nghĩa không ai sánh bằng, nhưng bị bệnh kinh người. Lúc Tôn Quyền chúa tể Đông Ngô định đem con trai làm thân với con gái họ Quan rồi làm kế liên minh chống Tào Tháo. Ông này đã phán một câu với sứ giả: "Con Phụng Hoàng mà làm thân với khuển mã sao?"

Câu này phát ra vì tính tự cao, coi kẻ khác chẳng ra gì. Đó là lời nói và quyết dịnh bởi con tim mà không bởi lý trí phân biệt hơn thiệt. Tôn Quyền tức giận vô cùng bèn sai Đô Đốc Lã Mông đem quân bất ngờ tấn công Kinh Châu, lúc Quan Vũ đang tấn công Phàn Thành và Tương Dương. Khi Quan Vũ biết tin thì đã mất thành, rồi trên Tháo đánh xuống, dứơi Quỳên đánh lên, ông cự không nổi bèn bỏ chạy.  Lã Mông cho quân try kích. Cùng đường ông phải tuẫn tiết.

Trương Phi nghe tinh anh chết, khóc lóc gào thét, rồi đêm nào cũng uống rượu li bì. Khi quá chén ông lôi các tướng dưới quyền ra đánh đập tàn nhẫn. Các tướng này uất ức vì bị đoàn oan, bèn hè nhau chặt đầu Trương Phi và đem nộp thủ cấp cho Tôn Quyền. Cái chết này cùng từ sự quyết định bởi con tim, do thương anh quá đỗi.

Lưu Bị nghe tin, tức giận Đông Ngô, nước đã làm hai em ông chết, nên quyết đính đánh Ngô phục thù. Khổng Minh và Triệu Tử Long khuyên mãi không được. Lưu bị đã không thấy kẻ thù lớn là Bắc Ngụy mà chỉ thấy cái uất ức nhỏ là Đông Ngô. Dù là anh em kết nghĩa tình sâu như biển, nghĩa cao như núi, nhưng giang sơn rộng rãi gồm nhiều biển sâu, bao lắm núi cao. Với cái quyết định của con tim ấy, họ Lưu đem 700000 quan tấn công Đông Ngô. Tấn cong lâu ngày mỏi mêt ông phải đem quan vào ven rừng nghỉ ngơi. Lúc Kông Minh nghe tin vôi cho người báo tin cho Lưu Bị phải đem quân ra khỏi rừng. Nhưng quá trễ. Đông Ngô đã dùng hỏa công đốt cháy 70 vạn quân Thục. Vì thất bại này mà Lưu Bị đau nặng rồi chết.

Cả ba anh em kết nghĩa vườn Đào đều chết vì sự quyết định của con tim.

Cái chết của Quan Vũ cộng them mất Kinh Châu làm kế hoạch thống nhất TQ của Không Minh không thi hành được vì đường tiếp vận không có.
VHKT


[1] Vì nhiều sách nói người này là em ruột, sách kia lại nói ngược lại, nên tôi không biết chính xác ai là em ruột của Yuri III.
[2] Trích trang 45, Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.

No comments:

Post a Comment