Thursday, May 8, 2014

ChIến Hạm 9


UK-Hoàng Gia Anh.

Trong thế chiến II, Anh có nhiều tiềm thủy đỉnh đã được làm từ sau thế chiến I. Lớp đầu tiên lả lớp S được hạ thủy thừ năm 1934. đây là tàu loại nhỏ có lượng rẽ nước dưới 1000 tấn, chiều dài 64 m, vận tốc nổi 25 km/h, vận tốc lặn 18.2 km/h, trang bị 6 ống phóng với 12 ngư lôi cùng một súng đại bác 3 inch (76,2 mm).

Lớp S

Để thay thế lớp S, hải quân Hoàng Gia Anh đã cho sản xuất lớp River. Ngay từ buổi đầu River class đã được dưa lên bàn vẽ, nhưng diên trì mãi cho tới năm 1932 và cuối cùng 1935, các kỹ sư phải sửa đổi. Hải quân định cho sản xuất 20 chiếc, và tối hậu chỉ còn 3 chiếc vì sở phí quá đắt. Lớp này có lượng rẽ nước 2700 tấn, chiều dài 105 m, vận tốc nổi 41 km/h, vận tốc lặn 19 km/h, trang bị 6 ống phóng với 12 ngư lôi cùng một súng đại bác 101.6 mm.

Tiếp theo lớp River, hải quân Hoàng Gia Anh cho sản xúât lớp Grampus. Có 6 chiếc hoàn tất. Đây là loại tàu thả mìn, mục đích phong tỏa dịch quân. Lớp này cũng đã được thiết kế từ năm 1930, nhưng cải tiến mãi tới 1936 mới bắt tay vào sản xuất. Lớp này có lượng rẽ nước 2035 tấn, chiều dài 89 m, vận tốc nổi 28.21 km/h, vận tốc lặn 16 km/h, trang bị 6 ống phóng với 12 ngư lôi cùng một súng đại bác 101.6 mm.

USA

Hoa kỳ chính thức tham dự thế chiến II chậm hơn các khác sau khi bị Nhật đánh phá Trân Châu Cảng vào tháng 12-1941. Nay ta xem các tiềm thủ đỉnh của họ từ năm 1940 về sau.

Hoa kỳ đã đưa lớp Gato vào tham chiến sau năm 1942. Lớp này được khởi công từ năm 1940 và hoàn tất năm 1944, gồm cả thảy 77 chiếc. Loại này có lượng rẽ nước tối đa 2400 tấn, dài 95 m, vận tốc nổi 39 km/h, vận tốc lặn 17 km/h, hoạt tầm 20000 km. Loại này lặn sâu liên tiếp 48 giờ. Chúng được trang bị với 10 ống phóng ngư lôi và chứa 24 ngư lôi. Ngòai ra chúng trang bị 1 khẩu đại bác 76 mm, 1 khẩu súng cao xạ 20 mm. Có 27 chiếc bị chìm trong lúc tham chiến.

Tiếp Theo lớp Gato là lớp Baloo. Chúng bắt đầu phục vụ từ năm 1943 và chấm dứt năm 1975. khích thước và lượng rẽ nước tương đương với tớp tiền thân của nó là lớp Gato. Hải quân Hoa Kỳ dự định đón 191 chiếc, nhưng hủy bỏ 63 chiếc, nên chỉ có 128 chiếc đi vào phục vụ. Trong số đó, 11 chiếc bị chìm.

 

 

So sánh Tiềm thủy đỉnh thế chiến II
Lớp
Quốc Gia
(Hạ thủy)
Lượng rẽ
nước (tấn)
Chiều dài
m
Vận tốc
nổi
km/h
Vận tốc
lặn
km/h
Hoạt tầm
km
số tàu
 hạ thủy
số tàu
bị chìm
U-X
Đức
1944
2200
90
31
13
34200
8
6
U-XXI
Đức
1944
1800
76.7
28.9
31.9
28700
267
gần hết
A2
Nhật
1944
5000
108.4
31
10.2
39000
2
1 chìm
1 đầu hàng
I-400
Nhật
1944
6600
122
34.6
22
?
3
3 bị bắt/US
I-201
Nhật
1945
1600
79
29.2
37
28000
3
?
Balilla
Ý
1942
1870
86.5
29
13
13000
5
 
R
Ý
1943
2560
85
25.5
12
12000
2
2
Pravda
Xô Viết
1935
1870
83
36
19
10600
56
 
K
Xô Viết
1939
2600
98
41
18
 
 
 
Lớp S
Anh- UK
1935
2700
105
41
19
 
3
 
Lớp River
Anh- UK
1936
2035
89
28.2
16
 
6
 
USS U-2513
US
1944
1800
77
 
30
25000
77
 
Gato class
US
1940-1944
2400
95
39
17
20000
77
20
Baloo class
US
1942-1946
2460
95
38
19
20000
128
11

 Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy ngay, Nước có đội tàu ngầm kích tước lớn nhất là Nhật, với lượng rẽ nước lên đến 6600 tấn. Và nước có đội tầu ngầm vận tốc lúc lặn nhanh nhất cũng là Nhật với vận tốc 37 km/h. Nước Á Châu có một trình độ kỹ thuật như vậy cũng đã làm các nước Âu Mỹ phải thán phục.

No comments:

Post a Comment