Thursday, April 5, 2012

Nam Bắc du kí bài 91

Hạ Long

Núi đồi nổi giữa biển xanh.

Hai ngàn đảo đẹp kết thành bài thơ.

Đảo gần rõ, đảo xa mờ,

Bóng soi mặt nước vẩn vơ trữ tình.

Gió vờn ánh nước lung linh.

Hạ Long, tạo hóa vẽ hình thiên thai.

VHKT- 24 tháng 12-2005



Sáng ngày 16, tháng 12 chúng tôi rời khách sạn Bưu Điện, lên đừơng về Hà Nội. Tài xế Phương dùng quốc lộ 18 để về thủ đô. Đường về ngang Đông Triều là phần cuối cùng của tỉnh và lịch sử, cũng có một câu truyện tên “Trấn bắc, Bình nam kiếm” liên quan đến địa phương này.

".....Cuối năm 1283, Mông Cổ đã kiểm soát trọn bộ TQ và đưa ra các đòi hỏi quá đáng, bắt ép nước ta. Họ đang cậy thế của kẻ đang làm cả thế giới cúi đầu. Từ Âu sang Á họ đã kiểm soát từ Cao Ly đến Hung Gia Lợi và Áo. Từ bắc xuống nam họ kiểm soát từ các biển Bắc Băng Dương, Bạch Hải xuống đến Miến- và một phần Ấn Độ ngày nay. Họ chỉ thất bại một trận vì tiếng nổ của lính Ai Cập, chưa từng thất bại trên đất liền khi chủ ý xâm lăng, và bị thua các nước Nhật, Nam Dương vì bão tố. Giáo Hoàng Innocent IV và vua thánh Pháp là Louis kinh sợ phải cho sứ giả xin triều cống.  

Nhưng ngay lúc ấy, nhà Trần quyết định sống chết với Thát Đát và trao quyền Tiết Chế cho Hưng Đạo Vương TRẦN QUỐC TUẤN . Song song với các chuẩn bị đã có kể từ Hội Nghị Bình Than họp tháng 10 năm 1282 như : Chuẩn bị các kho lương thực, đúc thêm vũ khí ở ngoại ô thành Thăng Long, tuyển mộ và huấn luyện quân sỹ, làm hịch tướng sĩ, thao tập quân đội. Ngài cho vị con trai thứ 4 là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng rời thành Thăng Long dẫn Quân Tinh Nhuệ ra trấn thủ vùng đất Hạ Long. Nhiệm vụ của Hưng Nhương Vương là hành quân càn quét và diệt cho hết các đám cướp cạn và cướp bể ở đấy. Chúng từng lợi dụng địa thế hiểm trở của các đảo với các hang ẩn khuất để ẩn nấp, cướp bóc dân chúng đã lâu. Dân quân không đủ để làm việc này. Bọn giặc ấy sẽ làm tay sai cho quân Mông Nguyên khi chúng kéo qua. Mặt khác, Hưng Nhượng Vương còn phải nghiên cứu xem các hang động trong Vịnh Hạ Long làm được gì khi quân giặc tràn sang.
Một hôm, Hưng Đạo Vương viếng thăm xưởng đúc vũ khí thì được báo rằng có một khối kim loại thật kỳ bí, đốt bao nhiêu than củi rồi mà cũng bị nóng chảy để đúc kiếm. Ngài rất ngạc nhiên và muốn tìm cách trị khối cương thiết ấy. Ngài nghĩ nếu nấu được chúng nóng chảy thì kiếm đúc
ra rất phải cứng, sắc hơn kiếm khác hay nói khác ra đây ắt phải là bảo kiếm. Ngài ra lệnh phải cố gắng hết sức để chinh phục khối cương thiết ấy. Tuy nhiên quân lính đã tốn bao nhiêu thì giờ ngày này tháng kia vẫn chưa biết làm sao để nấu nó chảy, nên đành báo lên vị quan coi xưởng vũ khí giữ riêng nó ra, rồi báo cho ngài để chờ ngài hỏi tội cứng đầu.

Nay lại quay sang chuyện Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Sau khi hoàn tất, Hưng Nhượng Vương báo tin về : “Nhiệm Vụ đã hoàn tất , có được về Thăng Long chưa ?”

Để trả lời con, Hưng Đạo Vương sai con cả là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, đem quân ra Hạ Long, kiểm chứng lại tình hình cùng với một mệnh lệnh khác: “Ngươi nói với Hưng Nhượng Vương lập tức dẫn quân lên biên giới, sát châu Tư Minh, khảo sát địa thế, thiết lập và trấn giữ các trại tiền phương  cùng liên hệ các dân tộc thiểu số ở đấy. Nhượng Vương phải tuyệt đối theo chỉ dẫn của ta, nếu sai trái ta sẽ không vì tình cha con mà dung tha cho nó đâu !”

Hưng Vũ Vương vội thi hành. Một ngày, quân của ông dừng lại nghỉ ngơi ở Đông Triều. Chiều ấy quân sỹ lo chuẩn bị bữa ăn chiều. Họ chất các tảng đá màu đen cứ ba cục làm một để làm ông bếp, rồi đốt củi nấu. Kỳ dị thay, các ông táo bén lửa, cháy sáng nóng khủng khiếp,  khiến một số nồi niêu chịu không nổi sức nóng từ các cục đá đen ấy, có cái cạn nước, lính không hay nên nồi niêu chảy bị nóng chảy.

Hưng Vũ Vương vốn biết chuyện “khối cương thiết”, nên mừng rỡ cho quân sỹ chất thật nhiều "Khối Đá Đen" lên xe sau khi cơm nước xọng. Rồi gấp rút kéo quân đi gặp em. Sau khi kiểm tra kỹ tình hình, và trao mệnh lệnh của cha, ông dẫn quân về lại Thăng Long.

Hưng Đạo Vương rất vui khi thấy mọi chuyện tốt đẹp, nhân có các khối đá đen do Hưng Vũ Vương mới đem về, ngài liền cho nấu khối quặng cứng đầu kia. Quả nhiên, lần này, sau một thời gian các khối ấy cũng chịu không nổi cái nóng khủng khiếp từ các cục đá đen và nóng chảy.

Ngài liền sai làm khuôn đúc và đúc thành 2 thanh bảo kiếm. Khi đem thử thì thấy cả 2 thanh chém sắt như bùn, các vũ khí khác không cái nào chịu nổi. Để khuyến khích các tướng nức lòng đánh giặc, ngài đặt tên cho 2 Bảo Kiếm ấy là " Chấn Bắc Kiếm" và " Bình Nam Kiếm", rồi chuẩn bị tuyển lựa người sẽ được trao cho 2 thanh bảo kiếm ấy.

Các Vương Hầu và Tướng Suý ai cũng náo nức cầu mong làm chủ một thanh bảo kiếm kia, biết làm sao cho được Công Bằng bây giờ ?

Hưng Đạo Vương mới nghĩ ra một giải pháp:

Ngài cho treo một thanh Chấn Bắc Kiếm ở cửa bắc, còn thanh Bình Nam Kiếm thì được treo ở cửa Nam thành Thăng Long, rồi truyền rằng :

“Hễ bất cứ ai, tướng cũng như sỹ khẩn nguyện trong khi đi qua 2 cửa ấy, mà thấy bảo kiếm lay động cùng bên trên cờ quạt reo mừng thì bảo kiếm về tay người ấy.”
 

Hôm hai kiếm được treo, ai cũng nô nức đi qua đấy hiều lần và khi qua mọi người khấn khứa Trời Phật cho họ cái may mắn, kể cả các vương con của Hưng Đạo Vương đang có mặt tại Thăng Long. Hôm ấy là một ngày trời yên gió lặng, nên chẳng ai được cả,

Mấy ngày trôi qua, người nào người nấy bớt đi cái hào hứng.

Một hôm,  con rể của Hưng Đạo Vương là Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Phạm Ngũ Lão đi qua cửa nam, thì đột nhiên một cơn lốc xuất hiện; Bình Nam bảo kiếm reo vang, cờ  quạt phất phới tung bay. Điện Tiền Chỉ Huy Sứ họ Phạm vui mừng nhận bảo kiếm.

Sau đó không lâu, Hoài Vương Hầu Trần Quốc Toản, người thiếu niên anh hùng đã bóp nát trái cam khi không được dự hôi nghị Bình Than, hồi hộp qua cửa Bắc, thì đột nhiên hiện tượng kỳ lạ lại xảy ra. Hoài Vương Hầu vô cùng hãnh diện, sung sướng nhận bảo kiếm Chấn Bắc. Tuy nhiên vị anh hùng niên thiếu này, sau bao công trận hiển hách đã hy sinh vì nước trong lần kháng Mông thứ hai.

Ai chắc cũng biết đây là nơi có mỏ than nổi tiếng của Việt Nam, khi qua đây chúng ta nhận ra liền vì đường phố, nhà cửa đều phủ một lớp bụi đen. Nhưng vào thế kỷ XIII thì dân ta chưa biết dùng than đá và các cục đá kỳ dị mà chúng ta xem trong câu chuyện vừa rồi chính là than đá vậy.

Đây là phần đất cuối cùng của Quảng Ninh.

Tỉnh Quảng Ninh ở vùng đông Bắc.

Vịnh Hạ Long một chắc không hai.

Hai ngàn hòn đảo chạy dài.

Lại thêm “Bãi Cháy”; đền đài Cửa Ông.

Chùa Quỳnh Lâm, sư Không Lộ ở.

Đình Lạn Quan xứ sở Vân Đồn.

Quân Nguyên đã phải kinh hồn.

Vùng này là đất mồ chôn quân thù.

No comments:

Post a Comment