Wednesday, June 11, 2014

Đại Việt thắng Nguyên Mông? 55


Trong các câu truyện về Tôn Tẫn đem quân yếu đến đánh Bàng Quyên rồi đem quân mạnh đến vây Đại Lương là một trong các chiến thuật Dương Đông kích Tây.

Nay ta xem các tướng thời nay áp dụng chiến thuật ấy như thế nào.
 
Bản đồ eo biển Dover - Pas-De-Calais
Sau khi quân Đức chiếm gần hết Âu Châu, tướng Eisenhower quyết định đổ bộ lên đất Pháp. Một việc mà ai cũng nghĩ là muốn đổ bộ thì tìm cách nào cho đoàn quân ít bị ở trên tầu lâu quá vì càng lâu thì càng làm cho các lính bộ binh dễ say sóng, yếu đuối hơn. Phần khác nếu đường đi dài thì càng dễ bị phát hiện mục tiêu.
Ta nhìn vào bản đồ sẽ thấy rằng khoảng cách từ Anh sang Pháp gần nhất là eo biển từ Dover đến Pas-De-Calais, còn nếu đổ bộ lên Normandy thì phải vượt qua biển Britannicus đường dài gấp đôi.
Khi nhìn vào bản đồ Hitler cũng nghĩ điểm mà liên quân Mỹ Anh Canada dễ đổ bộ nhất là nơi ấy. Để làm cho Hitler càng tin hơn địa điểm này, Eisenhower cho luyện tập quân tại Dover, East Sussex và Kent đối diện với Pas-De-Calais thường xuyên khiến tình báo Đức cũng báo cho về cho tổng hành dinh chuyện ấy. Tướng Eisenhower cũng cho làm chiến thuyền đổ bộ giả, máy bay giả, xe tăng giả bao quanh khu này. Vì các yếu tố trên, Hitler cho xây cất các chiến lũy nơi này nhiều hơn ở Normandy và quân đoàn xe cơ giới Panzer tổng trừ bị cũng đóng gần đây.
Đến lúc quân Mỹ Anh Canada đổ bộ lên Nornamdy, Hítler vẫn còn nghi đây là điểm giả mà điểm thật vẫn là Pas DeCalair. Vì vậy ông vẫn chưa ra lệnh cho quân đoàn cơ giới Panzer đến ngăn chặn. Khi ông quyết định thì quá trễ, liên quân đã vào sâu nội địa Pháp vài chục cây số bảo vệ cho vài quân đoàn của liên quân tiếp tục tràn lên bờ. Cho đến 24 tháng 7 tổng số quân đã đổ bộ lên tới trên 1 triệu 300 ngàn người.
Câu chuyện Dương Đông kích Tây mới nhất là trận đánh của liên quân mà Mỹ dẫn đầu để giải phóng Kuwait năm 1991.
Năm 1990 quân đội Iraq xâm lăng Kuwait, một nước nhỏ nhưng nhiều nguyên liệu. Dầu hỏa là vấn đề rất lớn đối với Mỹ, nên tổng thống Mỹ lúc ấy là Goerge H Bush đem vấn đề ra Liên Hiệp Quốc. Với sự thỏa thuận của Liên Hiệp Quốc, tổng thống Mỹ ra lệnh quân đội Mỹ tấn công để đuổi quân Iraq ra khỏi vùng có nhiều giếng dầu này. Tham gia với Mỹ còn có sự hiện diện quân  đội của 34 nước như Anh, Pháp, Australia, Canada, Syria, Ai Cập, Argentina, New Zealand, Saudi Arabia..
Tướng bốn sao Norman Schwarzkopf Jr. được chỉ định làm tổng tư lệnh liên quân của mặt trận này. Đây là vị tướng đã một thời tham dự chiến tranh Việt Nam năm 64-75 mà chức vụ cuối cùng là tư lệnh sư đoàn 24 bộ binh.  Ông lập tức điều động thủy lục không quân đến vùng vịnh Ba Tư. Tổng số quân các nước lên đến 956600 mà 73% là lính Mỹ.
Tin tức trên TV Mỹ ngày ấy hàng ngày chiếu cảnh tầu lớn tầu nhỏ của Mỹ trong vùng vịnh tập dượt đỏ bộ. Nhìn vào bản đồ Kuwait ta cũng thấy ngay nứơc này có một bờ biển dài toàn cát, rất thuận tiên cho việc đổ bộ Thủy Quân Lục Chiến lên đây để đẩy lui quân Iraq. Thêm vào đó các xe vận tải không người chạy tới chạy lui vùng bờ biển Saudi Arabia ráp với Kuwait, cát bụi sa mạc mịt mù, làm cho tình báo Iraq báo cáo không chính xác.
Trong thời gian này, Iraq là một nước có một lực lượng quân sự rất lớn, hàng thứ 4 trên thế giới ngày ấy. Theo một số ước định của Tây phương thì Iraq có gần 1 triệu quân chính quy, 650000 bán chính quy, khoảng 4500 đến 5500 xe tăng, 500 đến 800 chiến đấu cơ và 3000 đại pháo. Quân đội Iraq cũng rất thiện chiến vì họ mới chấm dứt một cuộc chiến dai dẳng với nước Hồi Giáo láng giềng Iran năm 1988.

Iraq lẽ dĩ nhiên cũng nhận thấy một điều bất tiện cho họ là phải phân một lực lượng lớn ra dữ mặt biển phòng ngừa một cuộc đổ bộ của Đồng Minh.

Tuy nhiên, sau nhiều ngày không kích ồ ạt bằng hỏa tiễn Tomokaw, rồi các loại máy bay, từ tháng giêng 91, lục quân mở cuộc tấn công xuyên biên giới ngày 24 tháng 2 mà không có cuộc đổ bộ nào.

 
 

No comments:

Post a Comment