Tuesday, June 17, 2014

July 4-2011 Du Kí- bài 1


Gần đến July 4, tôi nhớ tới kỷ niêm chuyến đi July 4, 2011. Nay đang bài này để các bạn cùng xem.

Đầu Mùa hè 2011 tôi dự định đem gia đình đi du lịch vài nơi trên nước Mỹ. Tôi muốn tìm một văn phòng du lịch hoàn toàn Việt Nam vì muốn giúp người Việt và có nhiều người để chia sẽ cái vui buồn. Nhưng rất tiếc cộng đồng ta chưa đủ mạnh để có một tour như vậy. Không có lựa chọn khác, tôi đành đến văn phòng người Việt gốc Hoa mua vé.

Chuyến đi có nhiều cảnh đẹp của các công viên quốc gia, cùng được học hỏi rất nhiều, đúng như lời người xưa dạy: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Một vài nơi, tôi cũng đã làm thơ tả lại.

Vì vậy, xin phép đăng lên cuộc du ngoạn để các bạn chưa có dịp đến sẽ tìm hiểu thêm vài điều bổ ích, cũng như thêm kinh nghiệm nếu có ý định du lịch trong tương lai. Vì nhiều vị ở nơi xa xôi, nên tôi xin viết lại đầy đủ chi tiết từ lúc khởi hành đến lúc về nhà giúp các bác ấy hình dung ra các diễn biến cũng như cảnh vật.

Trước khi viết thêm về chuyến du lịch, tôi xin nói qua về hệ thống xa lộ ở Hoa Kỳ để các bạn phương xa hiểu rõ. Các xa lộ chính của Mỹ khởi đầu với chữ I, đây có nghĩa là Interstate freeway. Bên Mỹ người ta hiểu đây là các xa lộ chính nối liền đông tây, hay nam bắc Mỹ. Các xa lộ tận cùng là 0 như I 10, I 20, I 30…nối đông tây. Các xa lộ tận cùng là 5 như  I 5, I 15, I 25… nối liền bắc nam. Thí dụ I 10 nối từ Los Angeles, California đến Jacksonville, Florida. Đó là hướng đông tây. Trong khi ấy I 5 nối từ San Diego, California lên đến Seattle, Washington, hứơng nam bắc. Riêng các xa lộ chạy trong địa phương thì 2 hay 3 số tùy ý. Có khi nó mang hai con số hàm ý nối liền hai xa lộ chính. Như vậy khi tôi viết I 15 bắc thì quý bạn bạn biết là xa lô liên quốc gia 15 về hướng bắc.

Vì còn làm việc, nên tôi phải chuẩn bị xin phép trước hai tháng để ban điều hành tìm hay ấn định người thay thế trong thời gian vắng mặt.

Đầu tháng năm (2011), tôi đến mua vé cho một nhóm gồm 5 người: hai vợ chồng, hai cháu nội Lili 9 tuổi và Alysa gần 5 tuổi, cùng một cô cựu học sinh cũng là bạn nhà tôi Đỗ Ngọc Thanh. Văn phòng tên GS Travel trên đường số 9 của thành phố Alhambra. Theo dự định chúng tôi sẽ thăm vài nơi chính là: Arches National park, Crazy Horse memorial park, Mt Rushmore Presidential memorial park, Yellowstone National park, Grand Téton National park, cùng các tỉnh hay thành phố Jackson Hole, Salt Lake City và cuối cùng là Las Vegas.
 
 
ĐOẠN ĐƯỜNG 1: Los Angeles- Richfield

Lúc 7:30 sáng ngày 2 tháng bẩy chúng tôi ra nơi hẹn Knight Inn trên đường Rosemead gần xa lộ 10 thuộc thành phố Rosemead, California. Tại đây, một số xe bus loại thật lớn, chứa 60 người, của nhiều hãng lại rước khách. Một người tour guide lại tìm chúng tôi với danh sách trên tay. Chúng tôi lên xe và xe khởi hành chạy đón khách một vài nơi nữa. Chúng tôi nghĩ là đã yên thân, chuẩn bị ngắm cảnh.

Nào ngờ đâu, đến 9 giờ sáng xe ngừng tại một địa điểm khác. Đó là tổng hành dinh của hãng du lịch Bravo, góc đường Garvey và New của thành phố Monterey Park (CA). Họ gọi tất cảc hành khách xuống xe và lấy hành lý ra khỏi xe ấy. Như vậy xe đầu tiên đón tất cả hành khách của hãng Bravo đi khắp nơi. Tại đây, xe từ nhiều địa điểm đón khách sẽ tập trung lại. Lúc ấy, ai đi đâu sẽ có xe đưa đi theo tyến đường riêng biệt. Chúng tôi phải đợi thêm 1 giờ nữa thì có xe khác đến, và chúng tôi lên xe này đi du lịch theo chương trình đã vạch.
 
 

Bản đồ đoạn 1

Xe chạy theo xa lộ I 10 East về phía San Bernadinano, rồi chuyển sang xa lộ 15 North lên Las Vegas. Khi mới ngồi trên xe một đoạn thì  hướng dẫn viên tên Su, một người việt Gốc Hoa, đã căn dặn đừng uống hay chứa nước, cà phê trên xe. Vì vậy cứ khoảng hai giờ thì xe vào một restaurant nhỏ hay shop ven đường để khách hàng mua các thứ kỷ niệm, đồ ăn, giải khát hay giải quyết các việc thuộc cá nhân cần thiết, dù rằng trên xe cũng có một cầu tiêu tạm đủ dùng, không đến nỗi tệ.

Xe vượt qua hai sa mạc Mojave và đèo cao trên 4000 ft (1219,2 m) rồi đến Las Vegas lúc 1 giờ chiều nghỉ ăn trưa.

Khi nói về sa mạc thì ta hiểu ngay nơi rất nóng về mùa hè, và cũng chẳng may mắn gì cho chuyến đi là đoạn xa l I 15 bắc mà chúng tôi phải qua chạy xuyên là khỏang rộng nhất của sa mạc Mojave. Sa mạc này rộng hơn 64700 km2, bao phủ một phần của các tiểu bang California, Nevada, Arizona và Utah. Nhiệt độ sa mạc nóng nhất là tháng 7 và 8 dương lịch với nhiệt độ trung bình 119 độ F hay 49 độ C. Như vậy, chúng tôi đã đi qua đây vào thời điểm nóng nhất của một năm. Tuy nhiên muà đông thì cũng lạnh vô cùng. Nhiệt độ mùa đông nhiều khi xuống tới 0 độ F hay -18 độ C. Điểm cao nhất trong sa mạc là đỉnh núi Charleston 3633 m, trong khi ấy điễm thấp là 86 m (-86m) dưới mặt biển nằm trong công viên quốc gia Death Valley (Thung Lũng Tử Tần). Nơi này đã từng ghi nhiệt độ kỷ lục về sức nóng 130 độ F (54 độ C). Ngoài công viên quốc gia Death Valley, sa mạc này còn chứa hai công viên quốc gia nữa là Zion và Grand Canyon cùng Joshua tree National Monument.

Tuy là sa mạc nhưng dân cư sống rải rác và cũng có nhiều thành phố như  Lancaster, Victorville ở Cali… nhưng Las Vegas của Nevada là thành phố lớn nhất.

Trên xe, chúng tôi gồi gần với một nhóm người Việt, đa số khác là người Hoa.

Bà xã tôi bắt chuyện với một bà chắc lớn hơn bà ta vài tuổi:

- Chị sang định cư lâu chưa?

Bà này, là nhóm người mua vé ở một văn phòng VN dướiOrange county và được đưa về đây nhập bọn cho đủ túc số.

Bà này cười, trả lời:
- Lâu rồi chị. Chúng tôi sang đây từ năm 1982.

Điệp hỏi tiếp:

- Vậy chị vượt biên sao?

Vì thời gian này đa số sang đây là vượt biên, ít kẻ được đi chính thức do gia đình bảo lãnh. Còn HO thì mãi tới năm 1990 mới có.

Bà kia trả lời:

- Vâng chúng tôi vượt biên sang Galang.

Điệp vui thích, cười:

- Chúng tôi cũng ở Galang năm 1982. Gia đình chị đi chắc tốn tiền lắm?

Không đâu chị, ông xã mình làm hoa tiêu cho ghe vượt biên.

Tôi quay sang người đàn ông ngồi bên canh bà này hỏi:

- Anh chắc là cựu sĩ quan hải quân, nên họ mới nhờ làm hoa tiêu.

Người đàn ông gật đầu, cười đáp:

- Dạ vâng.

Tôi hỏi:

- Vậy anh biết đại úy Nguyễn Công Lý chứ?

Anh chàng này tỏ vẻ ngạc nhiên:

- Dạ Lý là bạn thân của tôi.

Tôi nói:

- Vậy có thể tôi biết anh là ai.

Người này lại càng ngạc nhiên hơn:

- Vậy sao?

- Anh có đến dự một đám cưới cháu của bà xã Lý, cách đây độ 25, 26 năm không?

- Dạ có.

- Anh ngồi cùng bàn với một người, vì câu chúc chú rể cô dâu mà mọi người đề cử người ấy làm MC.

- Ồ! Anh Hiệp. Anh chị khỏe không?

Tôi cười đưa tay bắt:

- Cám ơn Hùng, chúng tôi đây này, lại có hai cháu nội đi cùng thì hẳn là khỏe rồi. Còn Hùng thì sao? Nghỉ hưu chưa?

- Em nghỉ hưu rồi anh.

Từ đó chúng tôi có bạn đồng hành tán ngẫu thật vui.

Hai chúng tôi quen nhau từ khi tôi khi chân ướt, chân ráo mới bước lên trại tỵ nạn Galang- Nam Dương, vào cuối năm 1981 do Lý giới thiệu. Đa số sĩ quan hải quân đi là làm hoa tiêu cho các ghe vượt biên. Tôi không phải là sĩ quan hải quân (nhưng chắc làm sĩ quan không quần thì được), nhưng lại làm hoa tiêu cho ghe tôi. Lý thấy vậy giới thiệu với mấy người bạn trong hội, trong số ấy có Hùng. Lúc ấy, Hùng làm hội trưởng hội hải quân Galang..

Nay gặp lại cố nhân thật là một hi hữu.

Chúng tôi bắt đầu thấy rải rác vài sòng bài hai bên đường, báo cho mọi người biết thành phố ăn chơi mà Mỹ thì gọi là Sin City (thành phố của tội lỗi) sắp tới.

Xe chạy qua các sòng bài đồ xộ, nguy nga của Las Vegas nhưng không ngừng lại đây để chúng tôi đánh bài, thử thời vận đen hay đỏ mà ông thần tội lỗi gán cho chúng tôi. Gần cuối thành phố xe ngừng để đoàn ăn trưa. Nhit độ Las Vegas trưa hôm y mi có 115 độ F hay 46 độ C. Chưa đến nỗi nóng lắm.

Ăn xong, chúng tôi li lên đường vi xa l 15 bắc (I 15 N) giữa vùng sa mạc Mojave, bằng bặn. Khoảng gần một giờ sau, trước mặt hiện lên một dãy núi. Đây là đoạn đường cuối Nevada sang Arizona. Và ngay khi ấy, bên tay phải chúng tôi, cách đường khoảng vài trăm thước thấy có một giòng sông. Đó là sông Virgin (Trinh Nữ), một phụ lưu của giòng Colorado đổ vào hồ Lake Mead, trên đập Hoover Damp. Hai bên sông là các trang trại, rồi nhà cửa biểu hiệu sức sống rìa sa mạc. Đó là thành phố Mesquite. Mesqite là thành phố do người theo đạo Mormon tiên phong về miền tây lập ra năm 1880 (Sẽ nói thêm về đạo này khi đến Salt Lake City). Đến 110 năm sau, 1990 thành phố có gần 2000 người, nhưng nay co số đã tăng lên gần 16000 dân cư. Nhìn vào con số bạn thấy ngay dân số gia tăng trong vòng 20 năm gần đây gấp 8 lần so với con số gia tăng trong 100 năm về trước. Xe vào đến núi. Đoạn đường này rất đẹp với những dãy núi đá đỏ, vàng, nâu hình dáng khác hẳn các núi ở vùng Los Angeles.

Xe chạy trên con đường uốn éo của đèo thấp và bên cạnh là một con suối, nước đỏ, đục ngàu. Hai cô cháu tỏ vẻ hứng thú khi thấy cảnh lạ mắt này. Thật ra đây là phần đầu con sông Virgin mà chúng tôi đã đi qua.

Chỉ độ mươi phút sau chúng tôi thấy bên đường có lá cờ có hình ngôi sao và các rẻ quạt vàng, đỏ; phần dưới là một nền xanh đậm. Đó là lá cờ của bang Arizona, báo cho chúng tôi biết đã vào đến địa phận của bang ấy. Lá cờ này nằm trên đường phân chia tiểu bang. Chúng tôi vào đoạn đường sa mạc Mojave, nằm trong tiu bang Arizona, tiểu bang thứ 2 mà chúng tôi đi qua.


 

Arizona Flag

Các rẻ quạt này là một hiện tượng đặc biệt khi mặt trời lặn. Mùa hè năm 1992 hãng Adams Rite Aerospace cử một phần kỹ sư gồm 6 người sang tiểu bang này học về thế kế trên không gian ba chiều (3D) bằng Soft ware Anvil 5000. Sau khi đáp xuống phi trường Pheonix, lúc hoàng hôn, ra khỏi phi trường, chúng tôi thấy bầu trời hướng tây có các rẻ quạt vàng đỏ thật lạ lùng, đẹp mắt. Đây là lần đầu sau 40 năm xa Thanh Hóa, tôi thấy hiện tượng ấy. Những ngày mùa hè nóng, oi khi có dấu hiệu mưa rào sắp đến, vùng quanh thành phố Thanh Hóa cũng có hiện tượng này.
 
Cảnh St George
Chạy độ hơn nửa giờ, xe đến địa đầu bang Utah. Lúc 3 gi rưỡu chiu thì gh ti St George, thành phố cực nam Utah (UT) vi nhit độ là 112 độ F (44.5 độ C), mát hơn Las Vegas. St George là phần cuối cùng của sa mạc Mojave, nên cái nóng ấy không gì là lạ cả. Thành phố này là thành phố phát triển thứ nhì nước Mỹ theo thống kê 2005. Nó chỉ đứng sau thành phố Greeley- Colorado. Hiện nay dân cư của thành phố là trên 75000 người. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, vào năm 1953, Mỹ đã thử một trái bom nguyên tử tên là Dity Harry với sức nổ tương đương với 130 kilo ton, gần 7 lần trái bom ném xuống Hiroshima, Nhật năm 1945.
Xe li tiếp tc hành trình trên I 15 bắc rồi rẽ sang hướng đông của xa lộ I 70 và 7:30 để ti ngh ti khách sạn Travel lodge thành phố Richfield, UT.
Từ bên trên của St George đến Richfield, tiểu bang Utah có phần xanh tươi hơn Nevada và Arizona. Hai bên đường thấy có nhiều nông trại trồng tỉa hay nuôi bò khác hẳn đoạn đường từ San Bernardino, California, đến St George thật hoang vu trừ Las Vegas.
          Chiều tối chúng tôi tới nơi nghỉ ngơi, sau một ngày dài di chuyển. Richfield là một thị trấn nhỏ, nên không có khách sạn lớn, nhưng là thị trấn lớn nhất của đông nam Utah với dân số 7551 người theo thống kê 2010. Tuy nhiên, nó có vai trò quan trọng cho du khách đi chơi các nơi công viên quốc gia trên sa mạc, vì nếu lấy thành phố này làm tâm thì không còn một thành phố nào cách đấy 100 mile mà có dân cư đông như vậy. Cũng vì lý do ấy mà xe du lịch của chúng tôi vào đây nghỉ ngơi để sáng hôm sau có thể đến công viên quốc gia Arches mà ngắm cảnh khá lâu trước khi đi tiếp đoạn đường của chuyến du ngoạn.

No comments:

Post a Comment