Monday, June 23, 2014

Nghiên cứu CHIẾN HẠM 15


Frigate-destroyer escort- Khu trục hạm nhẹ

Chữ này có nguyên thủy từ vùng Địa Trung Hải. Các quốc gia quanh đây dùng chữ này từ thời còn là thuyền chèo.  Nước Ý thì gọi: fregata; Các nước: Spanish (Tây Ban Nha), Catala (phần đất giữa Pháp và Tây Ban Nha), Portuguese (Bổ Đào Nha), Sicilian (tiếng một đảo nằm trong Địa Trung Hải) đều gọi: fragata; Dutch (Hoà Lan): fregat và cuối cùng người Pháp gọi là fregate.

Trong chiến tranh tám năm giữa vua Philip II- Tây Ban Nha và lực lượng nổi dạy của mừơi bẩy thành phố Hòa Lan đã đưa đến việc bao vây một hải cảng. Thời gian này, Tây Ban Nha kiểm soát đất Hoà Lan. Vua Philip II đã cho một đoàn chiến thuyền buồm nhỏ, nhanh nhẹn được goi là fragata bao vây hải cảng này. Từ đó, các nước đều bị ảnh hưởng cách thiết kế loại thuyền này.

Hải quân Hòang Gia Anh đã dùng chữ Frigate- khu trục hạm nhẹ- từ thế kỷ XVII (17) để chỉ cho các tầu nhỏ hơn loại Ship of the Line- hạm đội chính, nhanh, linh động mang số súng đại bác ít so với hạm đội chính. Chúng né giao tranh và thường hành động theo cờ hiệu của vị chỉ huy ham đội. Trong lúc các hạm đội chính giao tranh, các tàu loại này thường ở phía sau các hạm chính. Trong chiến trận chính, chúng thường làm địch quân hoang mang trong màn khói súng. Hay ta có thể nói chúng làm kế nghi binh hay tấn công bất ngờ. Các tàu này thường có mục đích truy đuổi tàu địch khi chúng đã bị thiệt hại nặng nề trong cuộc giao chiến. Nhờ vận tốc cao, mục tiêu chính của chúng là đi tiên phong trinh sát, hộ vệ hạm đội, tuần tra, hay tấn công các tàu buôn địch. Các loại tàu này, có mức dự trữ lương thực nhiều, nên có khả năng đi lâu và xa. Năm 1832, chiếc USS Potomac, chở một đoàn 282 thủy thủ và thủy quân lục chiến đổ bộ vào đảo Sumatra- Indonesia. Các frigate có khi còn làm việc chuyên chở trong thời bình.

Đến thế kỷ XIX (19), loại tàu này được đánh giá chỉ một sàn và mang số súng khoảng 30 cái, trong khi một chiếc hạm đội chính có thể chứa từ 80 đến 120 khẩu.

Loại tàu này nổi danh trong các trận đánh thời Napoleon, khi người Pháp thiết kế ở hậu bán thế kỷ XVIII (18). Theo thiết kế mới này, sàn trên của tàu là sàn chứa súng. Trong khi sàn dưới, trước kia, là nơi chứa súng thì nay lại để làm nơi nghỉ ngơi cuả thủy thủ đòan. Thật ra, sàn này nằm dưới mức nước biển. Với cách thiết kế mới này, dù là lúc biển động thì tất cả dàn súng của nó vẫn có thể hoạt động. Trước kia, thì các dàn súng từng dưới không thể tấn công địch quân được lúc ấy.

Chiếc Médée của Pháp hạ thủy năm 1740 được xem như là tiêu biểu của loại này.
Clorinde- frigate của Pháp
Sàn chứa súng
Vào khoảng năm 1740 đến 1748, có trận chiến tranh ở Áo, khi các cường quốc đều muốn có ảnh hưởng trên đất này. Hải quân Anh đã tịch thu một số lớn tầu Pháp và họ rất đỗi thán phục các nhà thiết kế Pháp. Từ đó Anh cũng thiết kế các loại tàu tương tự. Lúc đầu, các tàu này có lượng rẽ nước là 900 tấn, chứa 28 khẩu đại bác. Sau con tàu có lượng rẽ nước tăng lên 1000 tấn và con số súng cũng tăng lên đến 36 khẩu, rồi 38 và cuối cùng đến 44 khẩu.
Năm 1897, Mỹ có 3 chiến hạm thuộc loại này trang bị 44 khẩu súng vả được gọi là super frigate. Vì sự trang bị mạnh này nhiều người coi đây là loại nằm giữa ship of the line và frigate- khu trục hạm nhẹ. Hải quân Hoàng Gia Anh đã thất bại nhiều lần với các chiến hạm này. Sau đó các vị chỉ huy của hải quân nước này ra lệnh cho đội frigate của họ không được giao tranh với các chiến hạm Mỹ, nếu không có ưu thế 2 chọi 1.
Một chiếc chiến hạm loại này của Mỹ, ngày nay vẫn được duy trì làm bảo tàng viện cho hải quân ở Charlestown Navy Yard sau này thành Boston Naval Shipyard thuộc Boston- Massachusetts.
 
USS_Constitution-frigate
Đang di chuyển ngày 19, tháng 8 năm 2012.
Cũng như các chiến hạm khác, khi kỹ nghệ tăng tiến thì các chiến hạm loại này cũng tăng theo. Với vỏ kim loại và súng cải tiến, các chiến hạm cùng cỡ cùng trang bị nhưng lại mạnh hơn các ship of the line cũ. Nhưng rồi đến đầu thế kỷ XX, loại chiến hạm này hầu như bị quên lãng.
Đến thế chiến thứ II, hải quân Anh định nghĩa khu trục hạm nhẹ là loại nhỏ hơn khu trục hạm một mức, tương đương với lớp khu trục hạm hộ tống của Mỹ. Vì nhu cầu trang bị máy SONAR tìm tàu ngầm, các khu trục hạm trở nên cồng kềnh, xoay sở chậm chạp nên loại này ra đời làm việc ấy. Một vấn để khác được nêu ra, khi theo đoàn để hộ tống tàu không cần chạy nhanh nhu khu trục hạm. Chính vì vậy loại này chậm và ít tốn kém. Lớp chính thức ra đời đầu tiên tại Anh là lớp Black swan. Kế tiếp là lớp Castle. Cuối thế chiến II, Anh cho ra lớp Bay. Lớp này lại có mục đích chính là chống máy bay.
Đức cho ra loại Flottenbegleiter hay F-boot là loại tàu dựa trên loại tàu thời trước chiến tranh Oberkommando der Marine, chuyên thả mìn, với mìn và hộ tống thương thuyền. Đây là loại gần cùng cỡ với frigate của Anh mà trọng lượng rẽ nước là 710 tấn. Với cải tiến mới thêm, F-boot được trang bị với vũ khí chống tàu ngầm. Có tổng cộng 10 chiếc được hạ thủy năm 1936.
Sau đó, họ cho ra lớp torpedoboot được hạ thủy năm 1940, lớn hơn loại F-boot nhưng nhanh hơn nhiều vận tốc là 65.7 km/h. Họ cho hạ thủy tổng cộng 12 chiếc.
Mỹ gọi loại tàu này là destroyer escort khu tục hạm hộ tống. Trước khi tham chiến, Mỹ sản xuất loại tàu này phục vụ trong hải quân Anh và Canada. Một lớp mà Mỹ làm là lớp Tacoma và được xếp loại là patrol gunboat đến năm 1943 thì lại dược xếp lại là hạng patrol frigate.
Trong thế chiến II, Pháp bị Đức đánh tan ngay từ đầu nên không sản xuất được loại tàu nào đáng kể. Các tầu của Pháp Tự Do lãnh đạo bởi Charles De Gaule thì được viện trợ bởi Anh và Mỹ.
So sánh khu trục hạm nhẹ (Frigate), thế chiến II
Lớp
Quốc Gia
(Hạ thủy)
Lượng rẽ
nước (tấn)
Chiều dài
m
Vận tốc
tối đa
km/h
Hoạt tầm
km
số tàu
 hạ thủy
Tacoma
US/1943
1300
93
37
 -
96
Black swan
UK/1939
1300
91
37
13900
12
Castle
UK/1943
1060
77
30
17000
24
Loch
UK/1944
1400
94
37
17600
30
F-boot
Ger/1936
710
75
52
 -
10
Torpedoboot
Ger/1940
1080
84
65.7
2200
12

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

No comments:

Post a Comment