Thursday, June 19, 2014

Đại Việt thắng Nguyên Mông? 56


E- Quân đội.

1. Tổ Chức quân đội.

Không riêng gì quân đội, lúc làm việc gì cũng phải có tổ chức chặt chẽ quy củ, trên dưới phân minh, vai trò nhiệm vụ đúng chỗ thì công việc ấy mới thành công. Quân đội và chiến tranh là việc liên hệ đến sinh mạng con ngừơi, đến tồn vong đất nước, nên việc tổ chức quân đội càng quan trọng hơn. Trong lúc Mông Cổ xâm lăng các nước họ đã biết tổ chức theo hệ thập phân. Trong thời gian này, Mông Cổ có một tổ chức hợp lý nhất trong việc phân công và đảm nhận nhiệm vụ.

Một nước thường phải có nhiều loại binh đội. Ngày xưa, thường có kị binh, bộ binh, thủy binh và trong một binh chủng cũng còn phải phân biệt loại tốt xấu và ưu khuyết điểm hay vũ khí được dùng. Các nước khác đương nhiên cũng có đội ngũ, và nhánh như Mông Cổ có nghĩa là có trinh sát, lục quân nặng, lục quân nhẹ, kị binh nặng, kị binh nhẹ và có thể có thủy quân. Sau này, Mông Cổ còn có công binh, pháo binh, tuy rằng pháo binh chỉ là các đội có nhiệm vụ lo điều kiển các súng phóng đá catapult, trebuchet. Rồi cuối cùng họ có có thủy quân khi đã nuốt được Nam Tống.

Lẽ dĩ nhiên, theo thời gian khoa học kỹ thuật tiến bộ quân đội lại phát sinh ra nhiều ngành khác nữa, như công binh, thủy quân lục chiến, nhảy dù, không quân, thiết kị, đặc công… Và vì các ngành cần sử dụng một số kỹ sảo đặc biệt nên cách tuyển chọn vào các binh chủng cũng khác nhau. Có binh chủng cần người to lớn khẻo mạnh; có binh chủng chọn kẻ nhỏ con nhưng nhanh nhẹn; có ngành chọn kẻ võ nghệ cao cường; có ngành chỉ chọn kẻ giỏi tính toán …Có loại binh chủng chuyên giỏi đánh nơi đầm lầy nước đọng, có binh chủng tài tình đánh chỗ tuyết băng trắng xóa, có binh chủng đặc biệt đánh nơi núi non trùng điệp hay có binh chủng trác tuyệt đánh nơi rừng sâu nước độc.

Tóm lại nước nào có các binh chủng đa dạng và được tuyển lựa cũng như huấn luyện chu đáo thì nước ấy có cơ hội chiếm thế thượng phong khi giao chiến.

Tùy từng trường hợp mà binh chủng nào được lựa xung vào trận đánh. Đó là việc liên quan đến chiến thuật, cũng như việc Tôn Tẫn bày mưu cho Điền Kỵ đua ngựa với Tề Uy Vương. Nhiều khi cần phải phối hợp các lực lượng ấy và phải liên kết thật chặt chẽ thì sẽ đem lại kết quả tốt đẹp.

Một vấn đề khác là quân số của một quốc gia. Lẽ dĩ nhiên, quốc gia nào cũng muốn có một quân đội hùng mạnh với một đạo quân đáng kể về quân số. Nhất là các nước lân cận với một nước thật lớn, như trường các nước Georgia, Ukraine, Lithuania, Latvia, Latvia, Estonia, Phần Lan cạnh Nga;  Triều Tiên, Việt Nam, Miến cạnh Trung Quốc. Lật lịch sử từ thời xưa đến nay ta thấy các nước này luôn luôn bị Nga, Hoa xâm lăng. Vì vậy, tuy nhỏ nhưng các nước này luôn luôn chuẩn bị một lực lương quân đội khá lớn. Tuy nhiên, đội quân đông đảo lại là một gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

Làm cách nào để giải quyết, vừa có quân mạnh vừa đỡ tốn ngân sách? Cách để các nước giải quyết là:

Một cách giải quyết là cho nhập ngũ tất cả thanh niên thuộc một hạn tuổi nào đó trong khoảng một thời gian hai hay ba năm. Sau đó, các thanh niên này được cho trở về gia đình làm ăn. Khi có giặc tới họ sẽ phải trình diện để làm nhiệm vụ một công dân. Tuy nhiên, cách này cũng có một khó khăn là khi quay lại để làm một người lính thì có thể các thanh niên ấy đã quên một phần nào cơ bản quân sự. Họ lại phải được huấn luyện thêm một thời gian nữa, nhất là cá vũ khí mới. Một điểm khác là những người trở về nhà mà không làm việc nặng nhọc khi quay quân đội không có đủ sức chịu đựng mà quân đội cần phải có sức mạnh và sức chịu đựng.

Một cách làm họ luôn nhớ tới căn bản quân sự cùng vũ khí là hàng năm, tất cả các người này phải quay lại quân trường hay tụ họp nơi nào để ôn lại các bài học ấy hay học thêm kiến thức vũ khí mới. Khóa học này chỉ cần vài tuần là đủ.

Nếu ta nhìn vào các thanh niên 16, 17… sẽ thấy họ là những người rất nhiều năng lượng, muốn xả những năng lượng ấy đi. Đã thế lúc này cơ thể người con trai phát triển mạnh nhất để trở thành người đàn ông. Sự phát triển này là do các tuyến sản xuất những hóa chất làm con người trở nên bướng bỉnh, khó trị. Nếu không có một việc đích đáng, nhàn cư vi bất thiện, họ sẽ túm năm tụm ba phá làng phá xóm và nặng hơn là lập băng, nhóm đảng. Một biện pháp là những ai vào lứa tuổi ấy nên cho đi học quân sự, rèn luyện kỷ luật, song song với học văn hóa. Khi họ tạm trưởng thành thì cho giải ngũ. Tuy nhiên, không phải lúc có giặc thì bắt họ ra chiến trường, mà triệu tập tất cả những lớp trong tuổi 20 đến 26.

Nếu những ai có ý chí tiến thân bằng học vấn và có chứng cớ từ học đường thì sẽ được tiếp tục sự nghiệp. Đất nước cần những nhân tài xây dựng quốc gia với bộ óc. Trong những người đi học quân sự song song với văn hóa sẽ có các nhân tài quân sự; được tuyển đi học thành sĩ quan. Đất nước cũng rất cần các thiên tài quân sự bảo vệ tổ quốc.

Nếu điều kiện quốc gia cho phép, nhà nước lo trang trải các phí khoản này nếu không thì đành chuyển đến gia đình của các thanh niên ấy. Gia đình có con em đi học quân sự và học vấn này sẽ đóng một số tiền. Thay vì bố mẹ phải bỏ tiền này nuôi thanh niên mà đã không học hành đến nơi đến chốn, trái lại còn làm hại bố mẹ. Số thì tiền đóng chắc chắn sẽ rẻ hơn nhiều và khi tốt nghiệp cơ hội họ tiến thân nhiêù hơn vì họ đã nhìn thấy kỉ luật và tự trọng là những điều cần thiết để tiến thân xây dựng tương lai. Khi cho ra trường, những ai vẫn muốn ở lại quân đội thì được chuyển sang các binh chủng thích hợp và lại được rèn luyện chuyên môn.

Các người học văn hóa chuyên môn, không phải là không đi nhập ngũ. Vì ngày nay nhiều ban ngành rất cần các bộ óc để giải quyết chiến trận bằng tính toán. Chẳng hạn như viết thảo chương (program) tại mặt trận cho các hỏa tiễn bỏ túi phá xe tăng, tầu chiến, lập cầu đường theo ngành công binh. Giả sử một chiến hạm đang đậu ở một điểm nào đó và phát hiện một số xe tăng địch quân trên một đảo. Họ cần phải có người viết một thảo chương để phá hủy đoàn chiến xa tùy theo địa hình của đảo.

Cách giải quyết thứ hai là cho quân đội luân phiên như thời nhà Đinh. Toàn quân được chia làm hai đạo. Một đạo quân ra làm việc thì một đạo kia được cho về hậu phương tăng gia, sản xuất lấy lúa gạo nuôi quân đội. Đạo quân hiện dịch lại học tập và thi hành nhiệm vụ giữ gìn đất nước. Năm sau lại luân phiên. Khi có giặc thì tất cả trở thành hiện dịch.

Cách thứ ba là lập đạo quân trừ bị thường xuyên như ở Mỹ, Do Thái. Các người muốn làm lính trừ bị thì phải học qua một lớp quân sự, rồi trở về nhà và hàng năm họ vẫn được lãnh một số số lương, tuy rằng không nhiều như quân chính quy. Các người trừ bị cũng có thể là sĩ quan hay binh sĩ chính quy xin ra và vẫn hoạt động như quân đội khi cần. Tất cả các hãng đều nhận những người trong quân đội trừ bị làm các việc tương đương với khả năng của họ và trả lương tương xứng. Hàng năm các người thuộc lực lượng này, sẽ quay lại quân trường để học tập lại, cơ bản quân sự, học các vũ khí mới cũng như trau dồi chiến thuật, chiến lược trong vài ba lần mỗi mỗi tuần và tổng cộng chỉ hai hay ba tuần lễ. Các hãng phải chấp nhận điều kiện này, vì đây là nhiệm vụ giữ gìn tổ quốc.

Một điểm quan trọng khác mà chúng ta nên để ý đến là thành phần quân đội. Một quân đội cùng một chủng tộc, một tôn giáo sẽ mạnh hơn đội quân ô hợp vì có cơ hội đoàn kết hơn. Ta đã thấy quân MÔNG CỔ đánh bại liên quân Kiev-Nga, sau đó lại đánh bại Ba Lan, Hung hoặc Mamluk đội quân gốc Thổ, cùng đạo Hồi đã đánh bại đôi quân ô hợp của MC ở Ain Jalut là như vậy.

No comments:

Post a Comment