Tuesday, June 3, 2014

Bài viết của TS Nguyễn Mạnh Hùng


Lâu nay, chúng ta thường nhận được các email của một ai đó nói lên cái đê tiên của chính quyền Việt Nam bán nước cho TQ. Đây có thề là phát sinh do sự yêu nước nhưng thiếu sự khách quan. Nhưng đây cũng có thể phát sinh ra từ sự căm thù chế độ. Trong đảng cầm quyền hiện nay tôi không nói tất cả là yêu nước; rất nhiều phần tử thiên TQ nhưng con số ấy là bao nhiêu thì quả tình rất khó, trừ trường hợp mình cũng là một thành viên trung ương mới biết ai là ai.

Tôi đang xem bài viết tiếng Anh của TS Nguyễn Mạnh Hùng thì tình cờ nhận được bài dịch của một người gửi tới. Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Hùng là giáo sư giảng dạy bộ môn Chính Trị và Bang Giao Quốc Tế, Ðại Học George Mason, Virginia, đồng thời là chuyên viên nghiên cứu tại trung tâm CSIS (Center for Strategic and International Studies- Cơ quan nghiên cứu chiến lược & quốc tế có trụ sở tại Washinton DC- Hoa Kỳ)

Vì ông là một nhà trí thức, nên cách bình luận và nhận xét khác hẳn các quan điểm người quá khích. Ta hãy xem ông nhận định của chính sách VN như thế nào. Đây không hẳn thể hiện suy luận của riêng cá nhân tôi, nhưng hàu hết tôi rất đồng ý.

Trong các nước có tranh chấp với TQ thì VN là nước đứng mũi chịu sào, rất khó khăn để đối sử:  Làm sao tránh chiến tranh? Làm sao giữ được độc lập? Làm sao cho dân đủ ăn? Làm sao an ninh xả hội? Cách đây vài năm tôi có viết một bài nói về thế đứng của VN giữa TQ và các nước Tây Phương rồi gửi cho bạn bè, nhưng nay không biết để đâu. Khi nào tìm được sẽ đăng lên để bạn đọc cùng xem.

VHKT

 

Bài dưới đây trích từ


Bài nguyên văn ANH ngữ trên và bài dịch bên dưới.

 

Vụ HD 981: Việt Nam xem xét quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ

 
Friday, May 30, 2014 8:16:20 PM

Oil Rig Crisis in the South China Sea Prompts Vietnam to Consider Stronger Ties with the United States

Vietnam’s deputy prime minister Pham Binh Minh, who also serves as foreign minister, made a widely-publicized telephone call to Secretary of State John Kerry on May 21, 2014, to discuss the crisis caused by China’s deployment of its HD 981 oil rig for exploratory work near the disputed Paracel Islands, in Vietnam’s exclusive economic zone and continental shelf. It was the first ever direct telephone call from a Vietnamese foreign minister to his American counterpart, prompting an invitation from Kerry to Minh to visit Washington for “consultations on full range of bilateral and regional issues that are part of their comprehensive partnership.”

In Vietnam, there is hope that Minh’s visit could lead to an upgrading of bilateral relations from a “comprehensive partnership” to a “strategic partnership,” and strengthen Vietnam’s position in its conflict with China. But the question is, how can a strategic partnership between Vietnam and the United States help solve Vietnam’s security concerns?

A strategic partnership may be seen as a means to boost Vietnam’s international standing and protect its national sovereignty and territorial integrity, and an extension of Vietnam’s policy of diversification and multilateralization of its foreign relations to avoid being caught in a contest between the great powers. Vietnamese leaders want to form strategic partnership with all five permanent members of the UN Security Council. It has signed “strategic partnership” agreements with England and France, a “comprehensive strategic partnership” with China and Russia, but only succeeded in establishing a “comprehensive partnership” with the United States in July 2013.

Vietnam’s concept of “strategic partnership” is devoid of serious content. A strategic partnership certainly implies some kind of cooperation but the details are left vague. During an International Conference on Vietnamese Studies in Hanoi in November 2012 strategic partnership was defined to include four principles: non-aggression, non-alignment with one country against another, non-interference in each other’s internal affairs, and mutual trust. In this sense, strategic partnership represents a series of negative, not positive, obligations.

The oil rig crisis exposed the weakness of strategic partnership as a means to promote mutual trust and protect national sovereignty and territorial integrity. In this case, Vietnam’s territorial integrity is violated by China, its closest comprehensive strategic partner. From the other three permanent members of the UN Security Council which are Vietnam’s strategic partners — France, the United Kingdom, and Russia — Vietnam received only lukewarm support. To add insult to injury, one of Russian largest news agencies, RIA-Novosti, published an article comparing Vietnam to the Ukraine and chided it for violence against Chinese workers in Vietnam. Ironically, the strongest support for Vietnam came from the United States, a comprehensive,, not strategic, partner of Vietnam.

It was with this feeling of betrayal and isolation that Foreign Minister Minh called Secretary Kerry. Vietnam is looking to the United States for help. If Vietnam wants to rely on the United States to counter its China threat, it must seek more than a strategic partnership vaguely defined or it must give strategic partnership more substantive content. It is time for Vietnamese leaders to face the fact that ideological affiliation and socialist brotherhood have failed to prevent China from encroaching on Vietnam’s sovereignty and territorial integrity. They must recognize that conflicting interests between China and the United States and the failure of ASEAN to serve as an effective buffer have made a contest for influence in Asia between China and the United States almost inevitable. In this context, small countries must make hard choices before missing the boat.

After the Cold War, Vietnamese leaders were split between a minor faction of reformers who want to open up to the West and a dominant conservative faction which desires a socialist alliance with China to save the regime. The need for modernization and changes in the global system as well as Chinese encroachment has led to a compromised policy of diversification and multilateralization of Vietnam’s relations and the search for strategic partnership with a variety of countries.

Chinese assertive behavior in the South China Sea and rising anti-China sentiment among the people and Communist Party members have weakened the legitimacy and position of the pro-China faction. The oil rig crisis forced a realization that a policy based on socialist affiliation and deference to China instead of seeking a counterbalance to Chinese encroachment has become untenable. In newspapers and over the internet, a chorus of voices in Vietnam has called for a Thoat Trung (escape from China’s orbit) policy.

When Prime Minister Nguyen Tan Dung declared categorically on May 22, that Vietnam will never exchange national sovereignty and territorial integrity for “any sort of illusionary peace based on [false] friendship and subordination,” he may have spoken for a leadership awakened to the failure of a deference-to-China policy, the pressure of public opinion, and the need to play the balance-of-power game. The forthcoming visit of Foreign Minister Minh to the United States must be understood in that context.

If Minh is sent to play this big and dangerous game, he deserves the full support of a Vietnamese leadership united firmly behind a clear goal and strategy to achieve it. Nothing less can save Vietnam from its present predicament.

Dr. Nguyen Manh Hung is Associate Professor of Government and International Relations at George Mason University and Non-Resident Senior Associate of CSIS.


             

GS Nguyễn Mạnh Hùng

 

 LTS - Bài viết dưới đây của Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên tác Anh Ngữ, đã được đăng trên trang nhà của CSIS - Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế, Washington D.C., ngày 30 tháng Năm, 2014. Người Việt chuyển ngữ và đăng lại dưới đây với sự đồng ý của tác giả.

***

Hôm 21 tháng 5, 2014, ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam, gọi điện thoại cho người đồng nhiệm Hoa Kỳ, John Kerry, thảo luận về cuộc khủng hoảng liên quan đến việc Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò dầu khí HD 981 vào quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, vào luôn bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ðây là lần đầu tiên một ngoại trưởng của Việt Nam gọi điện thoại trực tiếp cho người đồng nhiệm Hoa Kỳ; và hệ quả là ông Kerry mời ông Minh sang thăm Washington để “tham vấn toàn diện các vấn đề song phương và khu vực trong khuôn khổ mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia.”
Bên trong Việt Nam, người ta hy vọng chuyến viếng thăm của ông Minh có thể sẽ nâng cấp mối quan hệ song phương Việt-Mỹ từ “đối tác toàn diện” lên thành “đối tác chiến lược,” đồng thời củng cố vị trí Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là, một mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam giải quyết các quan ngại về an ninh ra sao?
Một mối quan hệ chiến lược có thể được xem là phương cách thúc đẩy tư thế của Việt Nam trên trường quốc tế và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như chủ quyền quốc gia. Mối quan hệ chiến lược cũng có thể được xem là sự mở rộng chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ ngoại giao của Việt Nam ngõ hầu tránh né không để bị rơi vào cuộc tranh chấp giữa các cường quốc. Giới lãnh đạo Việt Nam mong muốn thiết lập được mối quan hệ chiến lược với tất cả năm thành viên thường trực Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã ký thỏa thuận “quan hệ chiến lược” với Anh và Pháp, “quan hệ chiến lược toàn diện” với Trung Quốc và Nga, nhưng chỉ mới đạt được “quan hệ toàn diện” với Hoa Kỳ từ tháng 7, 2013.
Khái niệm “quan hệ chiến lược” của Việt Nam thiếu vắng những nội dung thực chất. Trên thực tế, quan hệ này bao gồm một số khái niệm hợp tác nhưng khi đi vào chi tiết thì lờ mờ. Tại buổi Hội Thảo Quốc Tế về Việt Nam Học tại Hà Nội hồi tháng 11, 2012, khái niệm quan hệ chiến lược được định nghĩa là bao gồm bốn nguyên tắc:  Không gây hấn, không liên kết với một quốc gia để chống lại một quốc gia khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, và tin cậy nhau. Theo nghĩa này, quan hệ chiến lược chỉ là một chuỗi ràng buộc thụ động chứ không tích cực.
Vụ khủng hoảng giàn khoan bộc lộ nhược điểm của quan hệ chiến lược; nó không giúp thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau cũng như không giúp bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Trong vụ này, sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam bị Trung Quốc, đối tác chiến lược toàn diện gần gũi nhất của Hà Nội, vi phạm. Ba thành viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam có quan hệ chiến lược, là Pháp, Anh và Nga, thì bày tỏ sự lãnh đạm. Cay đắng hơn nữa, một trong những hãng thông tấn lớn nhất của Nga, RIA-Novosti, còn đăng một bài báo so sánh Việt Nam với Ukraine, đồng thời chê trách các hành vi bạo động đối với công nhân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam. Mỉa mai thay, sự ủng hộ mạnh mẽ nhất mà Việt Nam có được lại đến từ Hoa Kỳ, đối tác toàn diện chứ chưa phải chiến lược của Việt Nam.
Mang tâm trạng bị phản bội và bị bỏ rơi này, ông ngoại trưởng Minh gọi điện thoại nói chuyện với ông Kerry.
Việt Nam đang mưu cầu sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ. Nếu muốn dựa vào Hoa Kỳ để chống lại các đe dọa từ Trung Quốc, Việt Nam cần đạt được một mối quan hệ cao hơn là thứ quan hệ chiến lược được định nghĩa một cách mù mờ; hoặc là Việt Nam phải đưa thêm các nội dung thực chất vào trong mối quan hệ chiến lược ấy. Ðã đến lúc giới lãnh đạo Việt Nam phải nhìn nhận một thực tế là đồng hành ý thức hệ cùng với tình xã hội chủ nghĩa anh em chẳng ngăn được ý đồ của Trung Quốc muốn xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam. Giới lãnh đạo Việt Nam phải nhìn nhận rằng mâu thuẫn quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như sự thất bại trong vai trò vùng đệm hiệu quả của khối ASEAN, đã và đang khiến cho cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Bắc Kinh và Washington tại Á Châu trở thành gần như không thể tránh khỏi.
Trong bối cảnh như vậy, các nước nhỏ cần phải chọn lựa, một sự chọn lựa khó khăn. Hoặc là sẽ trễ chuyến đò.
Sau Chiến Tranh Lạnh, giới lãnh đạo Việt Nam chia ra làm hai khuynh hướng. Khuynh hướng của nhóm thiểu số bao gồm những người có đầu óc cải cách, nghiêng về phương Tây. Nhóm đa số bao gồm những nhân vật thủ cựu, ủng hộ liên minh xã hội chủ nghĩa với Trung Quốc để bảo tồn chế độ. Nhu cầu thay đổi và hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu cũng như sự xâm lấn của Trung Quốc khiến Hà Nội đẻ ra một chính sách có tính thỏa hiệp. Việt Nam đang áp dụng tính thỏa hiệp ấy trong chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại cũng như trên con đường mưu cầu một quan hệ chiến lược với nhiều quốc gia khác nhau.
Thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Ðông cùng với tinh thần chống Tàu ngày một lên cao của dân chúng và của giới đảng viên Ðảng Cộng Sản khiến cho khuynh hướng thân Trung Quốc mất thế đứng và tính chính danh. Vụ khủng hoảng giàn khoan khiến Hà Nội nhận thức được rằng chính sách dựa trên liên minh ý thức hệ và khúm núm đối với Trung Quốc, thay vì đứng thẳng lưng nhìn thẳng vào sự vi phạm của Trung Quốc, là không thể đứng vững. Trên báo chí cũng như trên Internet, đã và đang có một sự đồng thuận trong dư luận, kêu gọi chính sách Thoát Trung - ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc.
Ngày 22 tháng 5, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố một cách rõ ràng, Việt Nam không bao giờ đánh đổi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ để “lấy hữu nghị viển vông.” Lời tuyên bố của ông Dũng có thể cũng là lời nói thay cho toàn bộ giới lãnh đạo bắt đầu sáng mắt trước sự thảm bại của chính sách khúm núm trước Trung Quốc. Lời tuyên bố cũng có thể do áp lực của dư luận quần chúng và nhu cầu giải quyết trò chơi cân bằng cán cân quyền lực. Chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Minh cần được hiểu trong bối cảnh như vậy.
Nếu ông Minh được cử đi sứ để chơi trò chơi nguy hiểm này, nếu muốn thành công, ông ta cần được sự ủng hộ trọn vẹn của một giới lãnh đạo đoàn kết chặt chẽ phía sau một mục đích và chiến lược rõ ràng. Ngoài điều này ra, chẳng còn gì có thể giúp vớt Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn hiện nay.

No comments:

Post a Comment