Monday, June 9, 2014

Nghiên cứu CHIẾN HẠM 13


CRUISERS –TUẦN DƯƠNG HẠM.

Trong những thế kỷ XVI (16), XVII (17), XVIII (18) và XIX (19). Hải quân hoàng gia Anh luôn luôn chiếm vị trí số 1 về hải lực. Nên tất cả các loại tàu thường là do họ đi tiên phong cùng đưa ra định nghiã, xếp loại. Vì vậy ta chú ý tới cách phát triển và định nghĩa do họ đưa ra.

Như đã viết trước kia, thời của các tầu buồm, với các tàu chiến tuyến (ship of the line) quá to lớn cồng kềnh, di chuyển khó khăn, lại quá tốn kém. Các cường quốc hàng hải phát triển một loại tàu nhỏ hơn tầu chiến tuyến, nhưng lớn hơn hộ tống hạm (frigrate). Tầu này cũng trang bị súng lớn nhưng ít hơn tàu chiến tuyến. Vì trọng lượng nhẹ nên tàu có thể đi quanh quẩn, nhạah hơn để tuần tra, cướp phá, trinh sát hay chiến đấu độc lập ít tốn kém. Với quan niệm mới này, một loại tàu mới phát sinh Cruisers (đi quanh quẩn) và Việt Nam ta dịch ra tuần dương hạm.

Nước Hòa Lan đã lập ra một hạm đội làm công việc này trong thế kỷ XVII (17). Trong khi ấy, Anh cùng Pháp và theo sau là Tây Ban Nha đã theo đuổi mục tiêu và lập ra một chỉ tiêu cùng tầm mức của loại này. Vì đế quốc quá mênh mông, Anh quốc bị thúc hối lập ra đoàn tuần dương hạm để bảo vệ các đoàn thương thuyền của họ. Muốn có một tiêu chuẩn thực dụng, vương đế quốc Anh đã ra một đạo luật Cuisers and Convoys Act, nhằm tạo ra một loại chiến thuyền thật hữu hiệu bảo vệ đội thương thuyền của họ và  đánh phá các đoàn tàu buôn khác của địch.

Cho đến thế kỷ XIX (19), các loại tàu cùng làm nhiệm vụ đi lang thanh này lại được chia làm các tiểu loại: protected cruiser và armored cruiser. Protected cruiser thì có vỏ sắt hay thép dày bảo vệ, che trở các cỗ pháo và buồng máy. Còn Armored cruiser thì có vỏ sắt hay thép dày bảo vệ, che trở cả sa hoa (boong) tầu hai bên sườn cùng bên trên buồng máy. Loại armored cruiser thì to lớn chẳng kém gì các thiết giáp hạm.

Sơ đồ Protected cruiser


 
Sơ đồ Armored cruiser
a- Armored cruiser.
Vào hậu bán thế kỷ XIX, hải quân bắt đầu thay thế các loại tàu chiến gỗ ship of the line vào những năm 1850s. Tuy nhiên, hải quân vẫn phải dùng frigate (khu trục nhẹ) và sloop (tàu buồm nhỏ) để làm công việc đi lanh thang. Các trở ngại là làm thế nào để bảo vệ các cỗ pháo cùng duy trì vận tốc, đồng thời thi hành tròn nhiệm vụ. Thí nghiệm đầu tiên của Anh là làm chiếc armored cruiser Shannon với lượng rẽ nứơc 5670 tấn, dài 79 m và trang bị 2 khẩu 254 mm, 7 khẩu 228 mm. Chiếc này được bọc thép toàn phần sa họa (sàn), sườn và buồng máy. Nhưng chiếc này đã chứng minh rằng không thể thỏa mãn nhu cầu của hải quân Hoàng Gia Anh, vì nó chạy quá chậm khi thi hành công tác được giao phó, với vận tốc 23 km/h.
Tiếp theo, họ cho ra lò lớp Nelson gồm 2 chiếc Nelson và Northampton, với lượng rẽ nứơc 7473 tấn và trang bị 4 khẩu 254 mm, 6 khẩu 228 mm. Tất cả đều đem bán cho các nước khác. Từ 1883 đến 1901 Anh sản xuất ra cả tá lớp, mỗi lớp cả chục chiếc loại armored cruiser, với lượng rẽ nước lên đến 8500 tấn. Nhưng họ không giữ chiếc nào hết mà đem bán như hai chiếc Nelson và Northampton. Chiếc cuối cùng được hạ thủy năm 1887 là chiếc HMS Aurora thuộc lớp Orlando. Nó được bán cho Payton of Milford Haven, ngày 2 tháng 10, năm 1907 rồi bị tháo gỡ sau đó.
Pháp và Nga cũng theo chân Anh làm armored cruiser. Pháp tạo ra chiếc Belliqueuse, đi vào phục vụ năm 1865. và một lố các chiến hạm cùng loại: Dupuy de Lôme (1890),  Amiral Charner class Amiral Charner (1893) , Bruix (1894), Chanzy (1894) – sunk 1907,  Latouche-Tréville (1892), Pothuau (1895) , Jeanne d'Arc (1899) , Gueydon class Gueydon (1899) , Montcalm (1900) ...
Trong khi ấy, Nga cho ra lò chiếc armored cruiser đầu tiên là General-Admiral, hoàn tất năm 1874. Rồi sau đó là các chiếc: Minin, Vladimir Monomakh cùng khỏang chục chiếc nữa.
b- Protected cruiser.
Tiếp theo sau, trong thập niên 1870, vì sự gia tăng về sức mạnh của các khẩu pháo đã làm khó khăn trong việc thiết kế. Các viên đạn phóng ra từ các cỗ pháo xuyên thủng các vỏ bọc thép của lớp armored cruiser. Họ phài làm nó dày hơn, nhưng lớp súng của thế hệ sau lại xuyên thủng chúng. Kết quả các nghiên cứu hải chiến học kết luận rằng dù sườn có dày bao niêu để bảo vệ con tàu thì làm con tàu chậm hơn nhưng không thể chống lại với các súng đại bác các thế hệ kế tiếp. Vậy để được có vận tốc nhanh nhẹn lúc cần thiết, họ để sườn tàu thông thường, chỉ bọc thép ở các cỗ pháo và sàn tàu trên các buồng máy. Họ lập luận rằng các pháo thủ phải được bảo vệ để chiến đấu cho đến giờ cuối cùng. Buồng máy cũng phải được bảo vệ dù là con tàu đã bị phá hủy hết thì phần này vẫn nổi và đủ khả năng đưa con tàu vào bến. Vì thế một loại tàu mới có tên là protected cruiser ra đời.
Khi nhận thấy loại armored cruiser quá chậm, Anh cho làm loại protected cruiser để hộ trợ lẫn nhau. Năm 1889 Anh cho ra đời lớp Blake, loại protected cruiser đầu tiên, gồm 2 chiếc. Lớp này có lượng rẽ nước 9150 tấn và trang bị 2 khẩu 254 mm, 10 khẩu 152 mm. Ngay trong loại này hải quân Hoàng Gia Anh còn đánh giá phân làm hai cấp: second và third class cruisers (cấp 2 và cấp 3). Cấp 2-second class- có trọng lượng rẽ nước từ 3000 đến 6000 tấn. Cấp 3 (third class) có lượng rẽ nước từ 1000 đến 3000 tấn. Cấp thứ 3 không được hoạt động chung trong hạm đội tác chiến.  
Vì máy turbine ra đời nên các loại cruiser trên bị lỗi thời từ năm 1903, ngưng sản xuất và thay thế bởi lọai mới mà họ đặt là scout cruisers, light cruisers, heavy cruiser và large light cruiser.
Scout cruisers.
Scout có nghĩa, theo quân sự, là trinh sát, nên các tàu loaị này tương đối nhỏ nhưng rất nhanh, như chiếc Liverpool hạ thủy năm 1910 có lượng rẽ nước 5300 tấn, nhưng vận tốc 46 km/h. Chúng thường là đội tàu dẫn đường của một hạm đội. Lọai tàu này được sản xuất từ năm 1903 đến năm 1910, rồi lại bị lỗi thời nhường cho các loại tàu tân kỳ hơn.
Light cruisers- Tuần dương hạm hạng nhẹ
Từ năm 1910, Anh quốc cho ra lò loại mới và đặt tên là Light cruisers. Lạo này có lượng rẽ nước dưới 10000 tấn, trang bị với các súng đại bác nòng 155 mm. Năm 1913 họ hạ thủy lớp Arethusas, lớp mà các nước khác cùng công nhận như là loại tiêu biểu cho tuần dương hạm.
Lúc gần thế chiến I, và về sau Anh cho sản xuất cruisers trang bị súng mà còn cả ống phóng ngư lôi. Một trong các chiếc đầu tiên trong lọai này là HMS Calypso. Nhưng trớ trêu thay, chiếc này lại  bị trúng thủy lôi của Ý và chìm năm 1940
Đến đầu thế kỷ 20, thì tuần dương hạm mới chính thức đưa vào một tiêu chuẩn. Sau thế chiến I, thì các quốc gia với các đội tàu chiến lớn đã họp tại Washington vào năm 1922 để thống nhất tiêu chuẩn. Hội nghị này có tên là Washington Naval Treaty. Kết quả, hội nghị này đã đưa hiệp ước Washington giới hạn tuần dương hạm chỉ có lượng rẽ nước tối đa là 10000 tấn và không được trang bị súng lớn hơn 8 inch hay 203 mm. Kích thước này đã được áp dụng cho tới khi hết thế chiến II.
 
Đến năm 1930 thì hội nghị London về chiến thuyền chính thức công nhận cruiser có lượng rẽ nước không quá 10000 tấn và súng chỉ 155 mm là tối đa.
Đương nhiên các nước khác ở Âu và Mỹ châu đều phát triển các loại tuần dương hạm tương đương. Mỹ cũng có tuần dương hạm lớp Chester hạ thủy năm 1907 thuộc loại này. Sau thế chiến I, họ có lớp Ohama và phục vụ cho đến đế chiến II.
Nhưng đầu thế chiến thứ II, Không ai giữ luật ấy nữa và bây giờ luật trở thành luật rừng. Trong các năm 40-41 và 42, Anh cho hạ thủy các cruiser nặn đến 11500 tấn, trang bị với cả hỏa tiễn.
Heavy cruiser- Tuần dương hạm hạng nặng
Cũng trong hiệp ước London 1930, các tuần dương hạm cùng cỡ với loại light cruisers mà có các khẩu pháo trên 8 inch hay 203 mm thì được gọi là heavy cruiser. Vậy nhẹ hay nặng chẳng qua là vì khẩu súng mà thôi.
Large light cruiser.
Đây là loại mà giống hệt battlecruiser, to lớn như thiết giáp hạm và hoạt động vùng biển nông như biển Baltic. Như viết trước đây, loại này cùng cỡ với thiết giáp hạm, nhưng vỏ thép mỏng hơn, trang bị súng cùng cỡ nhưng ít hơn vì thế nó di chuyển nhanh hơn. Loại này đã phục vụ trong hải quân các nước: Anh, Nhật, Đức và Úc ở thế chiến II. Tuy nhiên trong cả hai thế chiến và sau này, battlecruiser chỉ trực tiếp tham chiến trong trận Battle of Jutland, 1916 giữa Anh và Đức cùng trận đánh ở đảo Falkland 1982, giữa Anh và Argentina .
Một loại cruiser cuối cùng là loại thả mìn, phong tỏa địch quân. Nhưng không quan trọng bằng các loại trên.
Vì sự tiến triển của máy móc và vũ khí lọai này cùng chung số phận với Thiết Giáp Hạm. Các loại tàu mà trước thế chiến II, được coi như là không có khả năng tác chiến độc lập như khu truc hạm, thì bây giờ chúng có hỏa lực tiêu diệt bất kỳ vật nổi nào trên đại dương và hoạt tầm bao trùm khắp nơi. Các thiết giáp hạm, tuần dương hạm rất tốn tiền sản xuất, và cần nhiều nhân lực điều kiển. Nếu nó bị chìm thì mất rất nhiều của cũng như nhân mạng. Hiển nhiên là chúng không còn giá trị bất khả xâm phạm như thời trước thế chiến II. Một loại tầu khác sẽ làm bá chủ đại dương: Hàng Không Mẫu Hạm. Hiện nay trên thế giới chỉ còn 4 quốc gia duy trì tuần dương hạm. Đó là Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Peru.
Dưới đây là bảng so sánh vài loại tuần dương hạm của vài nước mạnh trong thế chiến II.
 
So sánh tuần dương hạm- thế chiến II
Lớp
Quốc Gia
(Hạ thủy)
Lượng rẽ
nước (tấn)
Chiều dài
m
Vận tốc
tối đa km/h
Hoạt tầm
km
số tàu
 hạ thủy
Portland class
Heavy cruiser
US
1930
9800
180
60
24000
2
Wichitaclass heavy cruiser
US
1937
10600
185
61
19000
8
Atlanta-class light cruiser
US
1941
6000
165
59
15700
8
York Class
heavy cruiser
UK
1931
10400
160
59
20000
2
Königsberg
light cruiser
Ger
1929
7700
174
59
10600
3
Leipzig-class
light cruiser
Ger
1931
9000
181
59
7200
2
Prinz Eugen
heavy cruiser
Ger
1940
18700
208
59
12600
3
Takao class
Light cruiser
Jap
1937
10980
207
69
15000
4
Tone class
Heavy cruiser
Jap
1937
11200
189
65
15000
2
Giussano
Light cruiser
Italy
1931
6800
169
69
7000
4
Cadorna class
Light cruiser
Italy
1931
7000
169
69
5000
2
Savoia Duca Degli
Abruzzi class Armored cruiser
Italy
1937
11700
187
62
 
2
Tuy nhiên, thế giới cho rằng tuần dương hạm đã đi vào lịch sử nhưng trên thực tế thì sao? Mới đây Trung Quốc đặt lườn một chiếc tàu mà họ gọi là tàu TUẦN DUYÊN, nhưng trọng lượn rẽ nước lên đến 10000 tấn và trang bị như thế nào thì chưa rõ. Chắc là sẽ có các hỏa tiễn mà tầm bắn gấp nhiều làn các đại bác 203 mm. Vậy đây chính là một siêu tuần dương hạm.

No comments:

Post a Comment