Monday, July 14, 2014

Nghiên cứu CHIẾN HẠM 17


Aircraft Carrier- Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH)

Khi anh em ông Wright bay thử một vật nặng hơn không khí thành công tháng 12 năm 1903 thì các nhà quân sự nghĩ tới dùng máy bay trong quân sự. Ngay khi máy bay thấy có khả năng làm nhiệm vụ cho hải quân thì người ta lại nghĩ đem máy bay lên tàu chiến.

Tuy nhên, một trở ngại lớn mà các nhà thiết kế phải vượt qua là tàu chiến không thể lớn quá cho máy bay làm chỗ cất cánh.

Các kỹ sư của hải quân Mỹ nghĩ tới dùng nguyên tắc phóng máy bay mà hai anh em ông Wright đã sử dụng trong các chuyến bay sau cùng.

Anh anh em ông này đã dùng một hệ thống ống trượt cho máy bay chạy trên đó. Một hệ thống giây nối đầu phi cơ chạy ngược về sau, lên đỉnh một giàn. Giàn này chứa một vật lớn nặng và dây nối vào vật ấy. Khi vật rơi thì kéo máy bay bay về trước làm vận tốc máy bay bay chạy nhanh và cất cánh trên một đường bay ngắn.

Nhưng nếu trên tàu cũng có một vật nặng rơi xuống thì thật là một hiểm họa. Tàu sẽ vỡ trước khi máy bay cất cánh. Các kỹ sư lại dùng một hệ thống hơi áp thay cho vật rơi, vả từ đó hệ thống phóng Catapult ra đời.
Năm 1910, hải quân Mỹ thí nghiệm chiếc máy bay cất cánh trên tuần dương hạm USS Birmingham. Đến năm sau, Hoa Kỳ lại thành công cho một máy bay đáp xuống môt chiến hạm khác.
USS Birmingham
Pilot Eugene Ely cất cánh từ USS Birmingham
Năm sau nữa, 1912 một chiếc máy bay đã thành công và cất cánh trên cùng chiến hạm HMS Hibernia của Anh. Tuy nhiên, các HKMH chưa có hình thù mà ta ngày nay nhìn thấy vì loại này cần phải qua một quá trình thử thách và phát triển lâu dài. Loại đầu tiên chở được phi cơ là một loaị tàu đặc biệt mà ta sẽ biết dưới đây.
Việc đáp xuống tàu chiến cũng là vấn đề khó khăn vì vận tốc máy bai quá cao, thì sân đáp phải dài và tàu không đủ sức làm chuyên này. Các kỹ sư Anh lại nghĩ ra một hệ thống giây cáp găng ngang sân, và máy bay có 1 móc thật cứng. Khi máy bay đáp xuống thì móc náy móc vào giây cáp dữ máy bay lại Đây là hệ thống giây bắt.
Tuy nhiên, nước dùng máy bay chở bằng tàu thủy để tấn công đối phương lại giành cho nước Á Châu: Nhật. Ngày 9 tháng 5 năm 1914, hải quân Nhật dùng máy bay Farman chế ra, chở trên chiếc tàu Wakamiya, đưọc đặt là loại seaplane tender. Loại này là một tàu được biến cải từ tàu chở hàng thành chiếc có thể chở được thủy phi cơ. Farman có tên thật là Maurice Farman, máy bay chế tạo bởi ba anh em họ Farman, người Pháp, mẹ gốc Anh. Còn chiếc tàu Wakamiya được biến cải từ chiếc Letington, sản xuất bên Anh năm 1900, nhưng được Nga mua, và sau cùng Nhật mua lại.
Farman
Wakamiya
Chiếc Wakamiya chở 2 thủy phi cơ Farman đến gần vùng Thanh Đảo ngày nay để tấn công Đức đang đồn trú vùng Sơn Đông- Trung Quốc. Trong thế chiến I, Nhật đứng về phe quân Đồng Minh chống lại Đức.
Trong thời gian đầu thập niên 60, lúc còn là vị thành niên, tôi đã được xem một phim của Nhật về cuộc chiến này. Trong cuộn phim này, ngừơi Nhật đã dùng các cần cẩu trục hai thủy phi cơ lên sàn tàu rồi rời bến cảng. Gần đến mục tiêu họ lại cẩu hai chiếc này ra khỏi sàn tàu, hạ nó xuống nước. Lúc ấy các phi cơ cất cánh như thường. Vì chưa chế ra bom, nên một người làm phi công, còn một là xạ thủ và người này cầm súng thường bắn tán loạn hột sen. Người phi công thì dùng lựu đạn thừơng ném xuống. Hết lựu đạn anh ta vớ cả gạch, đá, đinh bù loong ném luôn. Rồi hết các thứ ấy thì họ tè xuống đầu địch. Cái này làm địch quân hoảng sợ chạy vắt dò lên cổ. Tôi nghĩ nếu là bạn và bạn gan dạ, anh hùng đến mấy cũng chết kiếp với cái vũ khí này.
 
Seaplanetender đang cẩu thủy phi
Loại seaplane tender được coi là loại HKMH đầu tiên. đầu tiên. Nước đầu tiên dùng loại này là Pháp vào năm 1911 với chiếc La Foudre, sau khi một người Pháp tên Le Canard phát minh ra thủy phi cơ (TPC) năm 1910.
Sau khi thành công đánh trên bộ, Nhật lại thi hành tấn công dưới nước bằng thủy phi cơ (TPC). Ngày 6 tháng 9, 1914 chiếc Wakamiya lại mở cuộc tấn công với các phi cơ trên vào tuần dương hạm Kaiserin Elisabeth của Aó-Hung và pháo thuyền Jaguar của Đức khi các tàu này đang neo trong vịnh Quảng Châu. Nhưng đã chẳng gây được thiệt hại nào.
Khi các seaplane tender tỏ ra hữu hiệu, hải quân Hoàng Gia Anh lập tức nghĩ tới làm một chiếc tàu lớn để chứa và phóng máy bay. Năm 1916, Gerard Holmes và Sir John Biles cho thiết kế bằng cách dùng một sườn tàu của chiếc tuần dương hạm. Nhưng tháng 4, 1917, Sir Eustace d'Eyncourt, giám dốc hải quân công xưởng, sét lại và tự tay phác họa làm tàu lớn hơn, chúa nhiều thủy phi cơ hơn. Đây là chiếc Hermes, HKMH đầu tiên trên thế giới.
HMS Hermes
Theo bảng phác họa này thì các TPC (thủy phi cơ) sẽ ra vào phía sau HKMH. Trước khi bay hay sau khi hạ cánh, TPC sẽ chạy vào một giá trượt ngầm bên dưới mà được gọi là slipway. Giá này di chuyển nhờ một hệ thống trục kéo ra vào rồi trượt lên một dốc và đến hầm chứa.
Tôi không thấy một tài liệu nào ghi lại hình ảnh, bảng vẽ tay ấy, nhưng theo cách giải thích, nên vẽ lại và thấy có thể áp dụng được.
 
Bảng phác họa dựa theo ý của Sir Eustace d'Eyncourt
Cũng theo phác họa ấy, chiếc Hermes có 2 cù lao; mỗi cù lao có 1 ống khói. Chữ cù lao là do tiếng Anh island, mà trên đó các sĩ quan chỉ huy đứng điều khiển hoạt động của phi cơ. Ta có thể thay chử cù lao bằng chữ tháp chỉ huy cho dễ hiểu. Giữa hai tháp là đường bay cho phi cơ có bánh xe. Khi máy bay đáp và không thể ngừng thì các thủy thủ căng một cái lưới giữa hai tháp chỉ huy để "bắt", máy bay lại.
Sau nhiều lần biến đổi, các phi cơ chứa dưới hầm, và chỉ được đưa lên sân bay khi cần bỏ một thang máy thật mạnh. Hai tháp cũng không thích hợp vì choán quá nhiều diện tích, và cuối cùng chiếc HKMH này ra đời chỉ có 1 cù lao thôi.
Năm 1918, một cải tiến khác là trên sàn phóng, các kỹ sư thêm một bộ phận gọi là catapult. Chữ này đã được phát sinh ra từ thế kỷ IV (4) để chí các súng phóng đá. Nguyên tắc súng này cũng tương tự một cái cung hay súng cao su (giằng ná). Trên HKMH catapult có nhiệm vụ phóng máy bay chạy tới trước. Như vậy phi cơ sẽ đạt đến vận tốc cần thiết làm cho sức cản không khí nâng máy bay lên khỏi sàn. Catapult đã làm cho việc phóng máy bay dễ dàng trong mọi điều kiện và hướng gió. Trước khi có catapult, HKMH phải chạy ngược gió để làm sức gió mạnh hơn đập vào cánh máy bay. Nguyên tắc này vẫn còn được áp dụng cho các HKMH tân kỳ của Mỹ.
 

No comments:

Post a Comment