Wednesday, July 9, 2014

Tin từ VOA (tiếp)


Tin từ VOA (tiếp hôm qua)

3- Với vai trò thực sự đại biểu quốc là ông Trương Tấn Sang. Ông tỏ ra có thái độ mạnh hơn với TQ. Ông này thường có lời phát biểu cứng rắn hơn và có nhiệm vụ lập liên minh với các quốc gia như: Nhật, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Mã Lai, Úc, Nga và Hoa Kỳ.

Ngay sau khi nhậm chức ông đã đi thăm Đại Hàn ngày 9 tháng 9- 2011.

Cuộc thăm viếng nhằm thúc đẩy kinh tế cùng việc đảm bảo an toàn trên các hải lộ. Khi nói tới hải lộ thì ta thấy ngay hải lộ qua vùng Biển Đông, nơi TQ đang gia tăng bất ổn. Một yếu tố nửa là giữa TQ và Đại Hàn cũng có sự tranh chấp các đảo đá ngầm Socotra mà người đại Hàn gọi là 파랑도/波浪島; Ông P'arangdo và Tru  ng Quốc đăt tên là 苏岩 Tô Nham Tiêu. Hòn đá này cách Đại Hàn 149 km và cách  TQ 245km.

Vị trí đá ngầm tranh chấp Hàn-Trung
Tháng sau, tháng 10- 2011, ông lai qua nước Ân Độ. Nước này có số dân chẳng kém TQ là bao. Lực lượng hải quân kém xa TQ nhưng hơn VN rất nhiều lần. Trên con số chiến hạm thì thua thật nhưng họ lại có Hàng Không Mẫu Hạm trước khi TQ mua chiếc Liêu Ninh. Các HKMH này đã từng tham chiến trong chiến tranh với Pakistan năm 1971. Do đó họ thành thạo sử dụng loại tàu này với các chuyến bay của phi cơ lên xuống.
 
 
Vikrant during the 1971 Indo-Pakistani war
Số HKMH cũng hơn con số của TQ. Cho đến cuối năm 2014, họ có hai chiếc: INS Viraat, INS Vikramaditya. Họ cũng tư đang làm 2 chiếc lớp The Vikrant (mới). Nếu có một đồng minh như vậy kể cũng tốt. Ngược lại Ấn Độ cũng đã biết rõ VN là một quốc gia với binh lính thiện chiến, tình thần độc lập cao vậy liên minh với VN là một sự quá tốt. Hơn thế nữa cả hai nước đều hục hặc biên giới với TQ và hai nước không có biên giới chung. Quả là một liên minh lý tưởng.
Sau đó ông đi thăm Nga vào tháng 7, 2012. Liên Xô là nước đã có một quan hệ sâu xa kể từ năm 1946 cho đến khi biển thể Nga. Trong cuộc chiến Việt Hoa 1979, Nga là nước đồng minh ủng hộ VN nhiều nhất. Sự thăm viếng này làm tăng cường sự hợp tác quân sư hai nước. Một may mắn là cũng như Ấn Độ họ có chung biên giới với TQ và cũng từng hục hặc năm 1969. Nhưng nói gì thì nói ích lợi kinh tế cho quốc gia vẫn cao hơn liên minh quân sự.
Sau chuyến đi TQ tháng 6- 2013 không mang lại kết quả của ông, ngay tháng sau (7- 2013) thì ông bay sang Mỹ gặp tổng thống Obama.
 Trong dịp này ông trao lá thư mà ông Hồ Chí Minh đã gửi cho tổng thống Mỹ Truman năm 1946, ngay trước khi có cuộc toàn quốc kháng chiến.
Tại sao như vậy? Nội dung trong bức thư trên có đề cập đến VN muốn Hoa Kỳ giúp đỡ chống nước đô hộ Pháp bằng cách công nhận VNDCCH.
Trong thư ông Hồ Chí Minh viết: “An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm bằng sự độc lập của chúng ta đối với bất kỳ một cường quốc thực dân nào, và bằng sự hợp tác tự nguyện của chúng ta với tất cả các cường quốc khác. Chính là với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hợp chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực Công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.
Điều mà chúng tôi đề nghị đã được trao cho Philippines một cách quý báu. Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”.
Với nội dung này hiển nhiên ta thấy giới lãnh đạo VN thật mong muốn Hoa kỳ đứng về phe họ chống lại sự bành trướng Bắc Kinh.
Để đáp lại Hoa Kỳ chắc chắn đứng vể phía các nước Đông Nam Á chống lại Bắc Kinh. Kể từ sau cuộc chiến Viêt Nam 1975, rút khỏi Subic Bay- Phi Luật Tân, năm 1991, Hoa Kỳ không còn sự hiên diện tại Đông Nam Á như trước. Bỗng nhiên anh khổng lồ TQ gây rắc rối cho một số nước khu này làm họ lại có cơ quay về, gia tăng ảnh hưởng. Mỹ luôn luôn tuyên bố họ đứng trung lập trong cuộc tranh chấp lãnh hải và muốn các cuộc giải quyết phải dựa vào công án quốc tế. Đồng thời họ tuyên bố liên minh Mỹ Phi vẫn hữu hiệu.
Ta thấy ngay Mỹ ngả về các nước khối ASEAN.
Trung Quốc thì luôn luôn muốn đẩy Mỹ ra khỏi vòng tranh chấp, vì Mỹ không có liên hệ gì đến Biển Đông. Mỹ nói ngược lại, Mỹ có nhiều ích lợi quốc gia liên quan đến vùng biển này và chuyện giải quyết cần phải quốc tế hóa.
Mới đây ông Sang lại sang thăm Nhật, ngày 18 Tháng Ba 2014.
Nhật là nước cựu thù của TQ và đang có tranh chấp biển đảo (Điếu Ngư- Senkaku) và nhiều lần va chạm. Lẽ đĩ nhiên Nhật là một đồng minh rất tốt cho Việt Nam vì nước này dàu có, kỹ thuật rấtcao. Nhật thì thấy ngay nếu có một cuộc chiến thì VN là nước giúp họ rất nhiều làm quân đội TQ không thể tập trung một mũi dùi về phía đông. Nhật cũng còn thấy họ cần tăng cường khà năng bảo vệ biển đảo cho Phi Luật Tân. Chiến lược toàn cầu thì Nhật cũng còn liên kết với Ấn Độ đề tăng thêm sức mạnh.
Nhật xưa kia là đại thù của Mỹ. Vào nhưng thập niên 80s, 90s, người Nhật vẵn căm thù Mỹ vì sự đầu hàng bỏi 2 quả bom nguyên tử. Nhiều cuộc thăm dò dân ý, thì kết quả cho thấy nhiều người Nhật vẫn nghĩ dẽ có chiến tranh với Mỹ lần nữa. Nhưng nay con cờ thay đổi, Mỹ là nước bảo vệ họ để kinh tế Nhật nay nắm vị thế thứ 3 trên thế giới, sau khi đã từng giữ vị thế thứ 2. Thêm vào đó sự xuất hiện một bạo lực mới hăm he xâm lăng các đảo Senkaku và Okinawa, nên dân Nhật đổi hướng mũi kiếm chống kẻ thù về phía tây. Sự hợp tác hải quân với Mỹ, Úc, Ấn, Việt Nam, Phi luật Tân sẽ đem nhiều hy vọng thắng kẻ thù chung: TQ.
Sau loạt bài tôi đăng trước đây nói về sự bành trướng lãnh hãi của dân gốc Hán thì liên minh xem ra có khả thi. Tuy nhiên, Mỹ là nước đứng đầu đã thấy nhiều việc còn phải làm. Sư liên minh của Mỹ ở Á Châu mạnh thì các đồng minh của họ phải hòa thuận với nhau. Nhưng giữa hai đồng minh nặng kí của họ là Nhật và Đại Hàn lại thường hay kèn cựa nhau vì các đảo đá Liancourt Rocks, Mà người Đại Hàn đặt tên là Tokto (독도/獨島, có nghĩa lả đảo cô đơn còn Nhật có tên là Takeshima (たけしま/竹島?,  nghĩa là "đảo Tre")
 
Vị trí đảo tranh chập Nhật- Hàn
Mỹ phải ra sức hàn găn hai người bạn này, nhất là trong cái thế hiện tại trước một kẻ thù thật lớn, thật nguy hiểm.
Trung Quốc cũng nhận ra diều này, nên Tập Cận Bình đến Seoul tahy vì Bình Nhưỡng ngày 3 tháng 7 vừa qua (2014). Ý đồ của ông là nhắc lại câu chuyện lịch sử mà TQ lẫn Đại Hàn đã chịu tủi nhục khi Nhật xâm lăng. Sự viếng thăm này làm cho Đại Hàn sẽ đần đần quay mũi sang Nhật. Tuy nhiên, ván cờ thế giới luôn luôn thay đổi thù bạn không ngừng. Ta chờ xem TQ có thể chia rẽ mối tình hữu nghị Mỹ-Nhật- Hàn không.
(còn tiếp)
 

No comments:

Post a Comment