Tuesday, May 28, 2013

Đại Việt Thắng Nguyên Mông? Bài 7


CHƯƠNG 02 (tiếp theo)

 
III/ Trang bị-  Tiếp liệu (tt):
3. Gươm đao.
Lính Mông Cổ được trang bị với các đao lớn như mã tấu hay gươm lữơi cong mà được biến chế theo gươm của người Thổ đã dùng ở vùng Trung Á trong thế kỷ thứ VIII và một phần các loại đao của Trung Quốc trong các thế kỷ trước. Sau này, các vũ khí: shamshir của Persian, talwar của Ấn Độ, pulwar của người Afghanistan, kilij của Thổ Nhĩ Kỳ, saif của A Rập, scimitar (mã tấu) của xứ Mamluk, szabla của Ba Lan và Hung, czeczuga; ordynka của Mỹ, karabela của đế quốc Ottoman và sabre cũng như cutlass (gươm của thủy thủ) Âu Châu đều thiết kế từ loại gươm này của Mông Cổ.

Loại gươm này có loại hơi lữơi cong ở phần mũi, nhưng cũng có khi cong từ 2/3 của lưỡi. Loại kiếm lưỡi cong này rất hữu hiệu trong việc chém hơn là đâm đối thủ. Trong khi kiếm nhọn mũi Tây phương chỉ đâm đối phương tốt mà không có tác dụng nhiều khi chém. Theo một số nghiên cứu thì đến khi Hốt Tất Liệt chiếm toàn bộ Trung Quốc, bị ảnh hưởng văn hóa nước này, nhưng gươm đao của lính Nguyên Mông vẫn không ngoại lệ. Kết quả Trung Quốc lại bị ảnh hưởng của Mông Cổ về các loại đao, kiếm.
Loại gươm Mông Cổ rất tiện dụng khi cữơi ngựa.
4. Thương.
Ngoài hai loại vũ khí chính cá nhân trên, lính kị binh nặng của Mông Cổ còn được trang bị thương. Thương của Mông Cổ ngắn hơn thương các nước Âu Châu và gần cuối của mũi thương có một cái móc. Cái móc này là để kéo người kị mã đối phương rơi khỏi lưng ngựa khi lúc cận chiến.

Ngoài thương, lính Mông còn có lao, hay giáo.
5. Súng.
Mông Cổ có các loại vũ khí công thành là súng bắn đá (catapult), súng bắn dầu nóng, diêm sinh, và tiêu thạch (salpêtre) trộn với đất đá. Họ đã thu lượm các kỹ sư Trung Quốc để làm ra loại vũ khí này. Thường ta gọi là súng bắn đá, nhưng không phải là súng có nòng như các loại súng ngày nay ta thấy. Tuy nhiên đây là một loại vũ khí công thành rất hiệu nghiệm vào thời ấy. Có khi họ đem bắn cả thây người hay xác thú vật sang địch quân.

Bản đồ thiết kế súng bắn đá
Dựa vào hình chụp của các website chúng tôi tạo ra các mẫu trong không gian ba chiều để các vị đọc giả dễ tửơng tượng. Chúng tôi không biết đây có phải là loại súng bắn đá mà Mông Cổ dùng hay không, tuy nhiên nguyên tắc là các chi tiết dưới đây chắc súng không khác biệt bao nhiêu.
Súng này dùng tới các vật liệu như gỗ tốt để làm sườn, bánh xe, cần phóng. Gỗ có tính đàn hồi, dai sẽ làm cánh cung, còn tóc, lông thú và vải sẽ dùng làm dây cung cũng như dây kéo cung. Dây kéo cung được cuốn quanh một trục; nhiều người kéo dây này làm cánh cung bị uốn cong. Tất cả sức mạnh được dự trữ dưới dạng thế năng. Lúc buông dây kéo ra cánh cung bật lại, và cục đá được phóng ra. Thế năng bây giờ biến thành động năng. Cục đá có thể phóng xa đến 150 m và nặng gần 50 kg.
Riêng loại súng bắn đá và dầu nóng, chúng tôi chưa tìm đâu ra được mẫu loại súng này. Theo các tài liệu như trong quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400” thì sung bắn dầu nóng cũng là súng bắn đá trên, nhưng khi bắn người ta trộn dầu nóng, thạch tiêu và diêm sinh vào đá vụn để làm bị thương người nhiều hơn một lượt.
(Hết phần vũ khí)

1 comment:

  1. Lần đầu tiên ghé thăm nhà huynh, tôi rất thích bài viết này, xin cảm ơn.

    ReplyDelete