Thursday, May 9, 2013

Tìm hiểu không thám bài 3


I-    U-2    DRAGON LADY (Rồng Cái).


Hoa Kỳ biết rằng kể từ năm 1940, Liên Xô đã cho phát triển các máy bay mém bom chiến lược tầm xa để cân bằng với họ. Sau thế chiến thứ II, Hoa kỳ rất băn khoăn về con số các máy bay này như:  Tupolev Tu-16, Tupolev Tu-22… loại mà có khả năng tấn công ven biên lục địa Mỹ. Nhất là Liên Xô đã có bom nguyên tử vào năm 1949 thì đây là một hiểm họa cho Mỹ.

Ngày 15 tháng 10 năm 1954, tuần báo hàng không Aviation Week loan tin pháo đài bay Liên Xô có khả năng chở bom nguyên tử tấn công lục địa Mỹ. Đó là loại mà người Mỹ cho tên Myasishchev M-4 Binson. Thêm vào đó, tháng 7, 1955 một cuộc trình diễn ở căn cứ không quân Tushino, 10 chiếc phóng pháo chiến lược Bison đã bay qua khán đài chính, rồi biến mất ở chân trời. Một thời gian sau, 8 chiếc khác bay qua, rồi thêm 10 chiếc nữa. Như vậy nguyên cuộc biểu diễn đã có 28 chiếc Binson. Báo chí tây phương ước đoán Liên Xo có khoảng 800 cái. Nhiều nguồn tin gián điệp cho biết đầu thập niên 50 thì số máy bay trên của Liên Xô sẽ gia tăng làm khoảng cách số lượng phi cơ chiến lược gần hơn và đến giữa thập niên 60 thì con số này sẽ vượt qua số máy bay chiến lược Hoa Kỳ. Một điều mà Hoa Kỳ không chấp nhận. Nhưng các nguồn đều mơ hồ, không đưa ra các chứng cớ cụ thể.

Làm sao để có chứng cớ cụ thể. Vậy phải có các bức ảnh chụp được tất cả các căn cứ không quân Liên Xô trên tất cả các nước Cộng Sản. Với kỹ thuật ngày ấy, Mỹ biết rằng nếu có một máy bay bay cao đến 70000 ft (21km) thì sẽ thoát khỏi tầm hoạt động của các chiến đấu cơ, hỏa tiễn và ngay cả radar. Một khó khăn là với các phi cơ trinh sát hiện có, được  biến đổi từ các chiến đấu cơ, oanh tạc  cơ đều không thể làm nhiệm vụ do thám chiến lược.

Muốn bay cao đến cao độ ấy thì phi cơ phải thật nhẹ,độ nâng của cánh phải thật lớn. Muốn có độ nâng lớn thì cánh phải to và vì vậy phi cơ sẽ nặng. Ôi! Đó là cả các mâu thuẫn. Không Lực Hoa Kỳ tìm đến Kỹ Sư thiết kế tài ba Clarence Kelly Johnson và nhóm Skunk Works của hãng  Lockheed. Kelly Johnson đã thiết kế chiếc U-2, với biệt danh là Dragon Lady (Rồng Cái) một máy bay do thám chiến lược dùng cho mọi điều kiện thời tiết.

Để đạt được các điều kiện phi cơ phải nhẹ, nhóm thiết kế đã phải hủy bỏ bộ đáp thông thường gồm ba bộ bánh đáp đặt theo hình tam giác. Thường thường một chân đáp ỏ mũi và hai bộ châp đáp ở hai bên cánh làm máy bay thăng bằng khi cất cánh khi đáp và khi đậu. Thay vào đó họ dùng một hệ thống đáp được gọi là dolly. Khi máy bay cất cánh thì có một bộ chân giữa ở mũi, và hai bánh xe như bánh xe đạp được gọi là "pogos" ở hai cuối cánh. Lúc máy bay rời khỏi phi đạo, hai bánh xe bên đều tự động rơi ra khỏi máy bay vì đây chỉ là hai bánh gắn tạm thời lúc phi cơ sắp cất cánh.

 


U-2 & pogos

Lúc máy bay đáp sẽ chẳng có bánh xe hai bên và nó trượt trên phi đạo. Một vấn đề khác là vì cánh quá lớn nên phi cơ rất khó khăn để đáp. Lúc phi cơ sắp đáp, một hiện tượng gọi là “ground effect”. Đó là sự dồn nén không khí giữa cánh phi cơ và mặt đất làm sức đẩy vào cánh phi cơ mạnh hơn sức nặng của cả phi cơ làm nó không thể đáp xuống phi đạo. Muốn tránh việc này người ta phải cho một xe hơi chạy đuổi theo để làm giảm sức ép trên, trợ giúp cho phi cơ hạ cánh.

 


Xe hơi đuổi theo khi đáp

Để làm tăng độ nâng các kỹ sư đã thiết kế một bộ cánh thất lớn như cánh diều. Thân phi cơ thì Kelly Johnson dùng thân chiếc phi cơ lừng danh mà ông đã thiết kế trước kia: F104 Starfighter.

 
 F104 Starfighter
 
Riêng về động cơ, nhóm kỹ sư dùng động cơ J57 turbojet của Pratt & Whitney, sau dùng động cơ mạnh hơn là J75. Và cuối cùng U-2 được gắn động cơ thật mạnh của General Electric. Đó là động cơ F118 turbofan.

Với các điều kiện trên thì máy bay gặp một trở ngại ở cao độ vừa kể là có khi máy bay có tình trạng bất quân bằng vận tốc  khoảng 10 knots/h (12mph hay 19km/h). Ở vận tốc này sinh ra hiện tượng giảm cao độ. Vì hiện tượng này làm U-2 dễ bị phát hiện và đồng thời có thể làm sườn phi cơ bị quá sức chịu đựng (over stress). Và như vậy thân phi cơ có thể bị gãy nát.


Động J75 của U2 bị bắn rơi trên dất Cuba

Một điểm cần phải nói tới là ở cao độ 70000 ft, các phi công phải mặc một bộ đồ tương tự như các phi hành gia không gian. Vì ở cao độ này không còn dưỡng khí và áp xuất.
Tuy nhiên, khi nhóm kỹ sư này trình bày về khái niệm thiết kế (Design Proposal) thì Không Lực Hoa Kỳ (USAF) bác bỏ. Nhưng thiết kế này đã đập vào mắt các chuyên viên dân sự, đạc biệt là Edwin Land, cha đẻ ngành chụp hình do thám. Ông này đem thiết kế trình bày cho Giám Đốc CIA, Allen Dulles.

Tổng thống Mỹ Eisenhower, người đã từng là tổng tư lệnh liên quân Đồng Minh, giải phóng Âu Châu, sau khi nghe tường trình của Allen Dulles- Giám Đốc cơ quan tinh báo CIA đã cấp 22 triệu rưỡi đô và bật đèn xanh cho Kỹ Sư thiết kế Kelly Johnson và nhóm Skunk Works của hãng  Lockheed (Burbank – California) sản xuất 20 chiếc máy bay này. Chiếc này bay cao đến 70000 ft và hỏa lực phòng không của Liên Xô không có khả năng bắn hạ.

Ngày 1 tháng 8 năm 1955, chiếc này được thử tại hồ nước mặn Groom Lake thuộc tiểu bang Nevada, và cho một kết quả rất tốt.

Năm 1957 thì U-2 được đem vào phục vụ, chụp hình hết các căn cứ không quân Liên Xô. Kết quả Mỹ thấy các con số máy bay oanh tạc chiến lược  của đối phương đã được phóng đại. Nếu không rõ thì chắc Mỹ đã phải đánh đòn phủ đầu oanh tạc các căn cứ không quân Liên Xô trên khắp Đông Âu, cùng lãnh thổ Liên Xô. Như vậy chắc thế giới đã lâm vào thế chiến thứ III mà vũ khí chính là nguyên tử.

 Liên Xô, cũng nhận ra yếu điểm là Mỹ đã cho máy bay thám sát các nước Ba Lan, Tiệp, Bảo Gia Lợi, Hung Gia Lợi và chính ngay nước họ. Họ phải nghĩ ra cách nào để triệt hạ chiếc máy bay nguy hiểm ấy. Họ cho phát triển hỏa tiễn SAM để đối phó.

Ngày 1 tháng 5 năm 1960, họ đã thành công bắn rơi chiếc U-2 với phi công Gary Power bằng hỏa tiễn SA-2. Tuy nhiên, Mỹ lại phải tái thiết kế làm cho vết tích (cross section) của U-2 trên radar (radar cross section) nhỏ lại cho làm việc bắn rơi U-2 trở nên rất khó khăn. Nhưng làm thế nào đi nữa radar cross section của U-2 vẫn bị giới hạn. Đó kể như là một thất bại. Dù sao đi nữa, U-2 vẫn được tiếp tục sử dụng, trong khi tìm cách giải quyết khác.
 

Kelly Johnson & Gary Powers đứng trước một chiếc U-2

Ngày 14 tháng 10-1962, Thiếu tá Richard S Heyser của đơn vị không thám đóng tại Laughling Air Force Base thuộc Del Rio – Texas lái chiếc U-2 xuất phát từ Florida đã khám phá ra các hỏa tiễn của Liên Xô trên đất Cuba. Tổng thống Mỹ là John F Kennedy đã có phản ứng mãnh liệt kiến Liên Xô phải thu hồi các hỏa tiễn này với điều kiện Mỹ phải triệt hạ các giàn hỏa tiễn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Theo chương trình trên đài truyền hình Military và History channel, thế giới lúc ấy lại ở bên bờ một cuộc chiến nguyên tử, nếu U-2 không làm việc hữu hiệu.

Thật ra U-2 có nhiều kiểu chứ không hoàn toàn giống nhau. Mỗi khi Ngũ Giác Đài nhìn ra một vấn đề hay cần làm một nhiệm vụ đăc biệt nào đó thì các kỹ sư lại phải sửa đổi (modify) máy bay cũ hay thêm vào một số bộ phận khác.

Mỗi một kiểu như vậy thì người ta thêm vào sau chữ U-2 một hay nhiều chữ cái như U-2A, U-2C, U-2R, U-2S…

Chiếc đầu tiên là U-2A với động cơ J57-37. Khi thay động cơ J75-P-31 thì U-2 đổi thành U-2C. Với U-2RT thì có 2 chỗ ngồi dùng để huấn luyện phi công và U-2EPX là U-2 đùng cho hải quân…

Dân Việt ta chỉ nhìn thấy loại Bà Già L-19 Bird Dog hay trực thăng chứ không biết U-2 Rồng Cái vẫn thường bay trên đầu. Tuy vậy hai nước Liên Xô và Trung Quốc là nơi mà Rồng Cái bay qua nhiều nhất.

Cho đến nay, U-2 vẫn còn được dùng trong nhiều lãnh vực: không thám hay huấn luyện phi hành gia không gian. Chính phủ Mỹ đang có kế hoạch dùng U-2 cho đến 2015.

No comments:

Post a Comment