Tuesday, May 21, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 5


CHƯƠNG 02- (tiếp theo)
C- Huấn luyện:
Huấn luyện quân đội của Mông Cổ hầu như liên tiếp kể từ khi còn là một cậu bé đã biết cưỡi ngựa. Khi cậu bé trở thành một thanh niên và bước vào quân ngũ thì sự huấn luyện trở thành cấp bách, và thường xuyên hơn. Việc cưỡi ngựa bắn cung là việc hàng ngày và đặc biệt họ thường luyện tập chung với nhau theo đội, đoàn để đánh tập thể cho quen.
Một cách tập đặc biệt của Mông Cổ là đi săn tập thể trên các thảo nguyên mà họ gọi “nerge”. Các kị binh Mông Cổ thường quay tròn trong một phạm vi thật lớn, rồi lùa các con thú bị săn vào tâm điểm của vòng tròn cả trăm km đường bán kinh. Lúc săn, người tham dự sẽ thật tình áp dụng các cách di chuyển hữu hiệu như lúc chinh chiến. Khi người cầm đầu ra lệnh hạt sát, thì người tham gia mới được giết con vật. Nếu ai giết con vật trước khi có lệnh, hay để con vật thoát khỏi phạm vi kiểm soát thì người ấy sẽ bị phạt nặng. Các cuộc săn này là một thao diễn quân sự thực tiễn và nhiều thú vui đã thế lại còn thu thập nhiều loại thú vật khác nhau. Cuộc săn bắn kiểu này giúp họ quen đi cách hành quân tập thể.
Trong quyển The Mongol Empire ở trang 113, George Lane viết về cuộc săn của đại hãn Ögedai mà sử gia Ba Tu Rashīd ai-Dīn, đã tả như sau: Trong tam cá nguyệt của mùa đông, đại hãn cho dựng một bức tường, dài hai ngày đi. làm bằng gỗ và đất sét giữa khu Ong Qiu. Một số cổng với cái tên “Chihik” được đặt vào bức tường. Khi cuộc săn bắt đầu, tất các binh lính tham dự được phổ biến tin ấy, rồi tất cả làm thành một vòng tròn vĩ đại hướng vào bức tường, nơi trò con mồi được đuổi về phía ấy. Trong cuộc hành trình một tháng, tất cả các diễn biến được được thi hành rất cẩn thận, cập nhật và thông báo cho các thành viên tham dự. Sau một tháng săn đuổi, cuối cùng họ dồn các con mồi vào bờ tường, rồi vai chen vai họ đứng sát nhau. [He had ordered that at [Ögödei Qu’an’s] winter quarters in Ong Qin a two-day-journey-long wall made of wood and clay to be constructed. Gates were put into it was named a Chihik. When the hunt was held (ulàm), doldiers from all sides would be informed so that all of them would form a circle and head for the wall, driving the game toward it. From a one-month’s journrey away, taking the utmost precautions and exchanging intelligence at all times, they drove all the prey to the chihik, and then the soldiers would form a circle standing shoulder to shoulder.]
Khi huấn luyện cho bộ binh mới tuyển ở các nước mới kiểm soát thì lẽ dĩ nhiên không thể như huấn luyện binh sĩ Mông Cổ thực thụ. Tuy nhiên, họ cũng rất chú trọng huấn luyện các binh sĩ ấy để trở thành các thành viên thuần thục trong một đội ngũ.
Trong lúc huấn luyện, các sĩ quan cũng được áp dụng cách chỉ huy như lúc chiến đấu. Mỗi người từ binh sĩ đến sĩ quan đều được làm theo sáng kiến cá nhân, miễn là phải đạt được yêu cầu của thượng lệnh. Họ không bị gò bó bởi nhiều kỷ luật quá tiểu tiết.
D- Kỷ Luật:
Về kỷ luật, Mông Cổ chỉ chú trọng tới việc chiến đấu phải thật tôn trọng mệnh lệnh cấp trên. Tuy được tự do hành động theo ý muốn để đạt được mục tiêu, nhưng tất cả phải trung thành bảo vệ tập thể, nhất là trung thành với Khan của người ấy. Khi được lệnh tiến đánh tất cả phải thật tuyệt đối thi hành. Lính Mông Cổ không được thoái lui, nếu người chỉ huy chưa ra lệnh. Trong trường hợp một người trái lệnh, người này sẽ bị tội tử hình. Trường hợp, nếu một người trong một arav (thập phu) đào ngũ lúc nguy hiểm, thì 9 người còn lại trong đội đó sẽ bị tử hình. Vì vậy trong một thập phu phải kiểm soát lẫn nhau, họ thà giết đồng ngũ nếu người này tỏ ra có ý phản loạn nào đó còn hơn là chết oan.
Một đặc điểm của người Mông Cổ được Giovanni di Piano Carpini đi sứ cho Tòa Thánh Vatican đến Krakorum năm 1242, đã viết: Người Thát Đát là những kẻ vâng lời thủ lãnh nhất thế giới…Họ giữ sự tôn kính tột bực đối với lãnh tụ và không bao giờ nói láo. (The Tartar-this is, the Mongols- are most obedient in the world…They hold them in the greatest revence and never tell them a lie.)[1]
Bản chất của Mông Cổ là cướp bóc, nên Mông Cổ không hề đưa ra một kỷ luật tôn trọng tài sản, hay sinh mạng con người của nước sắp bị xâm lăng.
Cũng vì điểm này, Mông Cổ đã reo kinh hoàng cho khắp thế giới. Nhiều thành trì, địa phương hay quốc gia khi nhe tin Mông Cổ sắp tới đã vội đầu hàng. Tuy vậy, điều đó cũng tạo ra phản ứng ngược lại, nhiều quốc gia khi nghe tin Mông Cổ muốn xâm lăng lại tổ chức quân đội, củng cố thành trì chuẩn bị chống xâm lược, đó là trường hợp: Nam Tống, Khwazeme (Hồi giáo Ba Tư), Việt Nam, Miến, Cao Ly Cấu, Nhật Bản, Nam Dương, Ayyubid (Ai Cập), Nga và Hungaria.





[1] Trang 17. “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400”.

[1] Trang 17. “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400”.

No comments:

Post a Comment