Wednesday, May 1, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông?


Như đã hứa, hôm nay tôi khởi đăng nguyên quyển

Đại Việt thắng Nguyên Mông?

Vì còn phải tìm các hình chụp cũng như hình vẽ nên mất nhiều thời gian. Vì vậy mỗi tuần tôi chỉ đăng hai bài thôi. Xin bạn đọc thứ lỗi.






Mở đầu   

Tôi vẫn thích đọc lịch sử và nhất là sử Việt. Một thời gian trước đây (khoảng 2005), tôi được đọc một số bài viết về các cuộc chiến thắng của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ do bạn Loi Ho Dang đăng trên diễn đàn của Viện Việt Học (http://www.viethoc.org/phorum/list.php?9), nhưng lâu quá tôi không còn nhớ tên của đề mục là gì? Trong đề mục đó có nhiều người ủng hộ và cũng có người chống đối. Người chống đối cho rằng con số lính Mông Cổ mà lịch sử ghi là bịa đặt, và chiến thắng chỉ là may mắn thôi. Trong các người chống đối mạnh mẽ nhất là bạn có bút hiệu là wla.

Có lẽ những người chống đối đã dựa vào các quyển sử Trung Quốc và các quyển sử ngoại quốc khác. Tất cả các sử gia trên thế giới trước đây đều dựa vào lịch sử Trung Quốc một nước lớn nhất thế giới và có nhiều ảnh hưởng tới khắp thế giới. Trong thời gian trước năm 1954, sử gia trên thế giới hầu như chẳng mấy biết lắm về Việt Nam. Họ chỉ nhìn Việt Nam là phần đất nhỏ, yếu đuối của thuộc địa Indochine (Đông Dương) của Pháp. Vì vậy trong các quỷên sử nói về cuộc chiến giữa Đại Việt và Nguyên Mông,  đại đa số các sử gia này ghi rất vắn tắt và chỉ nói phớt qua là Nguyên Mông đã rút về vì thời tiết khắc nghiệt.

Lý luận của các sử gia thế giới mới thoạt đọc qua thì thấy cũng chấp nhận được, tuy nhiên nếu nghĩ cho kỹ sẽ thấy có vài điều mà ta phải giải thích khác đi cho hợp lý.

Quyển sách này ghi lại các lý do và dẫn chứng tại sao dân Đại Việt lại thắng Nguyên Mông. Một phần của quyển sách là các bài viết của tôi cũng như một số bạn đã đóng góp trên trang Việt sử của Viện Việt Học. Tuy nhiên, tôi đã sắp xếp lại cho mạch lạc và thêm nhiều thí dụ để chứng minh cho các lý lẽ của mình. Lúc đầu tôi không có ý viết thành quyển sách nhưng nhiều bạn đọc có ý khen và khuyến khích nên tôi bạo gan viết thành sách cho độc giả xem.

Trong quyển sách này, chúng tôi dựa vào tài liệu lịch sử của các quyển sách đã xuất bản (sắp theo mẫu tự a,b,c…):

A Concise History of China” của J.A.G Roberts.
Harvard University Press- Cambridge, Massachusetts. 2002
A History of Hungary
László Kontler- Palgrave Macmillan-2002
A Histoty of Russian
Jessy ED. Clarkson- Random House- Second edition 1961
“A Mordern History of Japan” James L. McClain.
W.W. Norton & Company- 2002
A Trveller's History of Athens- Richard Stoneman
Interlink Books- 2004
A Traveler’s History of China” Stephen G. Haw-
Third edition- An imprint of Interlink Publishing Group, Inc. 2001
All Under Heaven” của Rayne Kruger.
John Wiley & Son 2003
An Nam Chí Lược” Lê Tắc-
Ủy Ban phiên dịch sử liệu Việt Nam của Viện Đại Học Huế 1961.
 Ấn bản điện tử do các ông: Lê Bắc, Công Đệ, Doãn Vượng thực hiện.
Beijing” (Bắc Kinh) Lillian M Li, Alison J. Dray-Novey và Haili Kong.
First edition 2007- Palgrave Macmillan
"Các đời vua chúa nhà Nguyễn” Trần Quỳnh Cư và Trần Việt Quỳnh. Nhà xuất Bản Thuận Hóa- 2005.
Cairo- The City Victyorious” của Max Rodenbeck.
Alfred A. Knpopf- 1999
Cairo” André Raymond-
Willard Wood dịch- Havard University Press- 2000 
Cambridge Illustrated History of China” Patricia Buckley Ebrey.
Cambridge University Press 1996
China- An Illustrated History”- Young Ho.
Hippocrene Books, Inc- 2000
China- Empire and Civilization  Edward L. Shaughnessy.
Oxford University Press- 2000
Chu Dịch với binh pháp” tác giả: Khương Quốc Thụ- bản dịch
Nguyễn Hữu Tưởng- Đại Học Quốc Phòng (Ấn bản điện tử)
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII
Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm. In lần 2- Khoa học Xã hội 1970
Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư” do nhà xuất bản giáo dục Hà Nội phát hành. Ấn bản điện tử
Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400” Stephen Turnbull
Osprey Publishing- 2003
Georgia A Sovereign country of the Caucasus” Roger Rosen.
Odysssey Publication- 1991
Ghenghis Khan and the Mongol Empire” Miriamn Greeblatt
Benchmark Books- 2002
Greece- An Illustrated History” Tom Stone
Hippocrene Books, Inc- 2000
History of Nations Russia” của Dereck C.Maus.
Greenhaven Press 1991
Hungary” Geography Depart.
Indonesia in Picture” Jeffrey Zuehlke.
Twenty-First Century Books- 2006
In Search of The Trojan War- Micheal Wood
University of California 1998 (Berkely & Las Angeles)
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục”
 do nhà xuất bản giáo dục Hà Nội phát hành- 1998
Lịch Sử Trung Hoa” q V
của Nguyễn Hiến Lê. Ấn bản điện tử
Life in Genghis Khan’s Mongolia
Robert Taylor- Second edition- Lucent Books- 2001
Modern Japan A Historical Survey” Mihiso Hane.
Westview Press- 1986
“Mongolia Enchantment of the world” Allison Lassieur.
Children's Press- 2007
Mongolia: A Country Study” của Federal Research Division Library of Congress, edited by Rober L Worden và Andrea Matles Savada.
Myanmar in Picture” Tom Streissguth.
Twenty-First Century Books- 2008
Nations in Transition Hungary
Raymond Hill- Second edition, Fact On Life, Inc. 2004.
Poland An Illustrated History” Iwo Cyprian Pogonowski.
Hippocrene Books, Inc- 2003
“History of Russia and the USSR
Peter Neville- Second edition- Interlink Books 1994
"Russia. An Illustrated History"- Joel Carmicheal.
Hippocrene Books, Inc.- 1999
The Great Wall of China  Daniel Schwartz
Thames & Hudson Ltd- 2001
The History of Japan” Louis G Perez.
Greenwood Press- 1998
"The History of Indonesia” của Steven Drakely.
Greenwood Press- 2005.
The History of Nations- China  C.J. Shane
 Greenhaven Press 2003.
The History of Nations Russia” Dereck C. Maus-
Greenhaven Press 2003
The Land and People of Mongolia  John S Major.
J.B Lippincott xuất bản 1990
The Mongol Empire” George Lane.
Greenwood Press- 2006
The Story of Great Britain  Rebecca Fraser
W.W. Norton & Company, Inc- 2005.
Việt Sử Toàn Thư” của ông Phạm Văn Sơn.
Thư Lâm ấn quán- 1960- Sàigon.
When China Ruled The Seas” của Louise Levathes.
Nhà xuất bản: Oxford New York- 1994.

Một số sách nghiên cứu về voi, ngựa cùng mốt số trang sử trên internet.

Ngoài ra chúng tôi cũng còn dựa vào một số bài trong Nguyên Sử do ông/bà Tích Dã lấy bài từ [www.guoxue.com] dịch  và đăng lên trang sử website của Viện Việt Học:


Thêm vào đó là độ 10 trang sử của các website trên khắp thế giới cũng như các trương trình lịch sử trên TV như History channel hay phim ảnh rồi phân tích tại sao Đại Việt[1] thắng được quân Nguyên Mông, một đế quốc hùng cường nhất thế giới hồi ấy. Trước hết, ta hãy xem lại địa lý nhân văn, lịch sử và văn hóa nước Mông Cổ này. Tiếp theo ta hãy xem lại các trận đánh thắng và bại của Mông Cổ từ đông sang tây. Tuy nhiên, muốn tìm hiểu Mông Cổ thắng hay thua ở một nước nào ta cũng phải nghiên cứu sơ lược về quốc gia ấy trước đó một thời gian, và hiện trạng lúc ấy. Rồi từ đó đem so sánh với cuộc chiến Nguyên Mông- Đại Việt mà đem ra một kết luận.

Trong chương cuối cùng là các bài viết trên diễn đàn tranh luận. Ngoài các bài chúng tôi viết còn có bài góp ý của hơn 30 bạn đọc có tên được sắp theo mẫu tự sau đây:

AnhMỹ Trần, bac le (Lê Bắc), bí bếp, Chân Tình, Châu Hùng, Cuong Vu, Cttt, Duy, Do An Huy, fanzung, honglangba, Khách, khiêm chi, kt, Lê Hải Nam, HuongHo, Lí Tĩnh, Loi Ho Dang, Long Pham, macay, NguoiConVienXu, Phạm Chánh Trung, Phùng Trọng Kiệt, pod, pvt, Quaduong, sist, Sơn Điền, thuongshoo, thuy, Tích Dã, TNT, Trinh Quoc Thien, TrongDiem, wla.

Riêng bác có bút hiệu: h và thoham cũng giúp chúng tôi trong việc chuyển âm Phổ thông sang Hán Việt rất nhiều. Cám ơn hai bác.

Hy vọng quyển sách sẽ giúp thêm các vị độc giả nhìn rõ hơn vào của lịch sử nước nhà cũng như ở một vài nước khác trong thời gian ấy.

Thành thật cám ơn các vị độc giả.

                                                VHKT



[1] Quốc hiệu của nước ta vua do thứ ba nhà Lý – Lý Thánh Tông đặt ra năm 1054. Khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần  năm 1400, đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Tiếp theo là sự đô hộ của nhà Minh. Đến khi Lê Lợi đuổi quân Minh lại lấy quốc hiệu là Đại Việt. Mãi tới năm 1802, lúc Nguyễn Ánh đánh bại Nguyễn Quang Toản nhà Tây Sơn, đổi quốc hiệu là Nam Việt, nhưng vua Càn Long nhà Thanh sợ ý đồ của ta muốn lấy lại đất Việt từ thời Đông Châu (722-256 trước Công Nguyên), nên đổi lại là Việt Nam.  Như vậy quốc hiệu này tồn tại từ 1054 đến 1804, tổng cộng trong thời gian 723 năm. Còn quốc hiệu Việt Nam chỉ mới tồn tại từ thời gian 1804 đến nay là trên 200 năm thôi. Có lẽ ta nên đổi quốc hiệu lại là Đại Việt, vì quốc hiệu  này do vua Lý đặt còn Việt Nam do vua Càn Long, nhà Thanh đặt cho.

No comments:

Post a Comment