Tuesday, November 8, 2011

Thơ Mạc Ðĩnh Chi

 Mạc Đĩnh Chi (莫挺之) sinh năm 1280 mất năm 1346, tự Tiết Phu (節夫). Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (Hải Dương). Ông có tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ cực kì thông minh. Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên. Ông làm quan đời Trần Anh Tông, được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức Tả bộc xạ (Thượng thư). Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài. Ông được mệnh danh là lưỡng quốc Trạng nguyên do vừa là trạng nguyên của Việt Nam và cũng được phong làm trạng nguyên Trung Quốc khi sang sứ nhà Nguyên.

            Vãn[1] cảnh

空翠浮煙色         
Không thúy[2] phù[3] yên[4] sắc
春藍發水紋         
Xuân lam phát thủy văn
墻烏啼落照         
Tường ô đề lạc chiếu          
野雁送歸雲         
Dã nhạn tống quy vân
漁火前灣見                  
Ngư hỏa tiền loan kiến
樵歌隔岸聞                  
Tiều ca cách ngạn văn.
旅顏悲冷落         
Lữ[5] nhan bi lãnh lạc
借酒作微醺         
Tá tửu tác vi[6] huân[7].  
                        Mạc Ðĩnh Chi
Cảnh Chiều
Trên trời, mây trắng bay.             
Xuân thắm, nước tràn đầy.          
Quạ khóc, tường pha nắng.                   
Nhạn đưa mây bước ngay.           
Lửa chài giữa vịnh vắng.             
Tiều hát  trong rừng cây.             
Lữ khách trông buồn tẻ.              
Mượn men làm thật say.              
                  VHKT                                                               
Trời cao khói sắc lững lờ.
Xuân về đem nước tràn bờ ruộng nương.
Quạ kêu, nắng chiếu bên tường.
Nhạn tiễn mây trắng, vấn vương tình đời.
Ánh lửa thuyền cá giữa khơi.
Trong rừng, tiều hát những lời sầu bi.
Vẻ buồn trên mặt người đi.
Mượn rượu say khướt, còn gì hay hơn.
VHKT        


[1] Vãn: buổi chiều
[2] Thúy: Xanh biếc.
[3] Phù: nổi.
[4] Yên: Khói, thuốc lá.
[5] Lữ: lữ khách.
[6] Vi: 1.Nhỏ bé. 2. Nhạt (màu).
[7] Huân: say rượu.


No comments:

Post a Comment