Tuesday, April 30, 2013

Tìm hiểu: Không thám bài 2


(CHÚ Ý, NẾU BẠN ĐỌC MUỐN TÌM HIỂU CÁC BÀI TRƯỚC THÌ KÉO XUỐNG PHÍA DƯỚI HAY NHẤN VÀO PHẦN CHỌN BÊN TAY PHẢI CỦA TRANG NÀY)

 

 

I-                   Thế Chiến I và II


Đến Thế Chiến I, khi con người đã phát minh ra phi cơ, như đã viết trên, thì việc dùng phi cơ tìm hiểu chiến trường địch được áp dụng nhiều hơn. Ngày ấy, một nhiếp ảnh gia ngồi trên phi cơ loại 2 cánh: một trên, một dưới, phía sau phi công chụp hình rồi đem về hậu phương rửa ảnh. Sau đó, một nhóm người trong văn phòng tình báo sẽ nghiên cứu và phân tích ảnh. Về sau, người ta ráp máy hình vào bên hông máy bay. Người phi công vừa bay vừa chụp hình.

Trận chiến dùng không ảnh nổi tiếng trong thế chiến thứ I là trận Neuve-Chapelle- Bỉ giữa quân đội liên hiệp Anh-Ấn và Đức năm 1915. Trong trận này máy bay Anh chụp hình các địa đạo địch quân.

Đến Thế Chiến thứ II, phi cơ vẫn còn là phi cơ cánh quạt và nhiệm vụ không thám tiền tuyến trao cho các phi cơ dân sự nhẹ, bay chậm như chiếc Bà Già (Cessna). Nếu so với các phi cơ chiến đấu thì phi cơ này chẳng mấy quan trọng. Cũng trong Thế Chiến II, các nước đã cải biến một số máy bay chiến đấu, oanh tạc thành máy bay thám thính bằng cách bỏ súng ống, hay các chứa bom đạn rồi ráp các máy hình lên đó để đi chụp hình hậu tuyến địch. Anh Quốc đã biến cải chiếc chiến đấu cơ Spitfire và Mosquito thành do thám.
 
Hình Spitfire-

 

Mosquito

Trong khi ấy, Hoa Kỳ cũng cải biến chiếc chiến đấu cơ và oanh tạc cơ thành chiếc phi cơ trinh thám như: Fairchild 71 (1926), Beech At-7, Douglas A-20 Havoc, North American Aviation P-51, F-5 Lightning, P38- Lightning của Lockheed…Tổng cộng có tới vài chục loại.

 

Hình Douglas A-20,
 
North American Aviation P-51 Mustang 
 
P38 Lightning của Lockheed

 
Mãi đến năm 1947, Hoa Kỳ mới thực sự phát triển một loại phi cơ riêng biệt để làm việc do thám khi nhận thấy tầm quan trọng của không ảnh và kiểm soát chiến trường và đặc biệt điểm chỉ, điều chỉnh mục tiêu cho pháo binh. Kết quả hãng Cessna[1] đã được chọn. Đây là một hãng máy bay nhỏ, có tổng hành dinh đặt tại Wichita- tiểu bang Kansas (trung bộ Hoa Kỳ). Hãng này chuyên sản xuất các máy bay động cơ thường hay phản lực nhỏ. Hãng cũng còn sản xuất các trực thăng. Khi đựơc CIA và USAF chọn, hãng này đã dùng mẫu máy bay một động cơ, một chỗ ngồi hiện có là Cessna 170 để biến cải thành Cessna 350. Cách cải tiến mới này là làm thành 2 chỗ ngồi: một cho phi công; một cho quan sát viên. Họ cũng biến tiến các cửa sổ lớn hơn, để có tầm nhìn rộng và ngay bên dưới chỗ ngồi của quan sát viên được làm bằng plastic trong để người ấy có thể nhìn thẳng từ trên không xuống mục tiêu.

Sau nhiều lần thử và cải tiến hãng đổi tên chiếc máy bay trên thành L 19- Bird Dog.

Trong thập niên 1960, người miền Nam Việt Nam được dịp xem phim The Battle of Bulge. Trong phim ấy, người ta thấy một phóng viên chiến trường (Henry Fonda) ngồi trên một chiếc Cessna tình cờ chụp được hình một số chiến xa Đức mai phục trong rừng. Ông đem hình về và cho các vị chỉ huy chiến trường, nhưng chẳng ai tin ông.

Ngay trong chiến tranh Cao Ly (Triều Tiên 1950-153) hay trong chiến tranh Việt Nam (1945-1975) các loại máy bay Cessna L 19 Bird Dog vẫn đảm nhiệm phần lớn việc do thám tiền tuyến. Vì vậy, đối với người Việt đã không lớn trong chiến tranh thì không ai không thấy hình ảnh này:



A U.S. Army L-19 (O-1) with a fuel tanker at LZ Baldy, near Hoi An,
Republic of Vietnam, late 1967 or early 1968

 

Hình L 19 BirdDog
Trong phạm vi nhỏ hẹp của một trận đánh hay các do thám vùng không xa đường biên giới lắm, L 19 rất tiện dụng. Nó còn giúp cho các vị chỉ hủy chiến trường quan sát trận thế. Loại máy bay này rất nổi tiếng để các quan sát viên chỉ điểm cho pháo binh hay phi cơ chiến đấu oanh tạc một mục tiêu.
Trong khoảng từ 1945 đến 1950, các nước tiên tiến lại lo cho ra lò các trực thăng làm công việc trinh sát gần song song với các máy bay nhẹ như trên.
 

 
Hình trực thăng OH-6 Cayuse


[1] Hãng Cessna ngày nay đã đem một bộ phận sang sản xuất mẫu Cessna 162 tại Trung Quốc. Vì vậy,                                       việc này đã gây nên một chuỗi các phản ứng trái ngược nhau.

No comments:

Post a Comment