Tuesday, April 23, 2013

Tìm Hiểu: Không Thám


Một câu châm ngôn mà hầu hết ai cũng biết:

Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng.”

(Tri kỉ tri bỉ; bách chiến bách thắng- , ).

Gián điệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến tranh. Từ thời cổ sử người ta đã áp dụng nhiều hình thức gián điệp để tìm hiểu đối phương.

Như vậy khi một nước bắt buộc phải có chiến tranh thì trước hết phải biết địch như thế nào. Nước ấy văn hóa tập quán ra sao? Dân ít hay nhiều? Lương thực trong nước có nhiều hay hạn hẹp? Trình độ văn minh và khả năng chế tạo vũ khí ra sao? Tinh thần dân chúng đối với lớp lãnh đạo có hay không có thiện cảm?

Khi ra đến trận mạc, người làm tướng phải biết rõ địch ở đâu, bao nhiêu quân? Họ di chuỷển ra sao,? Vũ khí họ có gì? Thời tiết, khí hậu vùng giao tranh ra sao?...Nếu người làm tướng biết tất cả các việc này thì họ có thể tạo ra một chiến thuật thật hữu hiệu để đối phó với địch quân.

Ngày xưa thì việc gián điệp hầu hết do con người đảm nhiệm. Lẽ dĩ nhiên, ngày ấy, người làm tướng phải biết rằng, ngồi từ trên cao thì biết rõ trận địa hơn và dẽ dàng điều khiển. Trong câu truyện Tam Quốc Chí ta thấy các tướng như Khổng Minh, Tào Tháo, Chu Du… cứ ngồi trên mặt thành vãy cờ hiệu để các đoàn quân tiến lui theo đúng kế hoạch. Như vậy càng có cao độ thì càng dễ biết tình trạng địch quân. Nhưng khi trình độ văn minh đã cao thì con người lại nghĩ ra các phương tiện để tìm hiểu đối phương. Chúng ta hãy tìm hiểu xem các phương tiện gián diệp từ trên cao.

I-                   KHI NÀO CON NGƯỜI NGHĨ TỚI VIỆC DÙNG HÌNH ẢNH TỪ KHÔNG TRUNG ÁP DỤNG VÀO TRẬN ĐỊA?


 Trong chiến tranh giữa Pháp và vương quốc Prussia (Áo) từ 19 tháng 7, 1870 – 10 tháng 5, 1871 con người đã biết dùng bong bóng để nghiên cứu dịch quân. Pruzssia là một vương quốc rộng lớn từ đông nước Pháp lan sang Nga ngày nay.

Năm 1783, anh em Montgolfier- người Pháp là con người đầu thực sự ngồi trên kinh khí cầu bay đến cao độ 500 ft. Kể từ đó , người Pháp chú tâm nghiên cứu áp dụng cho quân đội. Sau cuộc cách mạng 1879 ở Pháp, Napoléon đã đem quân đánh khắp Âu Châu. Trong các trận chiến này các sử gia đã ghi nhận rằng ông là người đã đem kinh khí cầu để tìm hiểu đối phương.

Hình vẽ cho thấy quân đội Pháp đã dùng bong bóng bay để tìm hiểu đối phương
 


 
Dù rằng, trên thực tế, các sử gia công nhận người Âu Châu, đăc biệt là Pháp đã áp dụng việc không ảnh để do thám, nhưng theo ông Kim Dung thì Quách Tỉnh khi theo Thành Cát Tư Hãn đánh các nước ở Á Rập đã dùng diều vải để nằm bay lên cao đánh địch…(Người Hoa rất nhiều tưởng tượng).

 

kinh khí cầu
 

Sau đó, máy chụp hình được phát minh thì người ta lại nghĩ tới việc chụp hình từ các kinh khí cầu không người điều kiển hay từ các diều vải lớn. Các bức không ảnh đã xuất hiện từ năm 1860 và bức không ảnh nổi tiếng, chụp từ diều vải là bức hình chụp Labruguière chụp năm 1880, của Arthur Batut.

 

Labruguière chụp năm 1880 từ diều
 
Năm 1896, Alfred Nobel, người mà ai cũng biết qua giải thưởng Nobel, đã phát minh ra việc đem máy ảnh gắn vào một hỏa tiễn chụp hình quang cảnh của Thụy Điển. Đến năm 1891, Ludwig Rahrmann nộp bằng phát minh chụp hình từ một hỏa tiễn bắn cầu vòng. Sau đó, Alfred Maul (1864, - 1941), một kỹ sư người Đức, đem việc này áp dụng cho quân đội Áo (Austria) rồi thí nghiệm trong tranh chiến giữa Bảo (Bulgaria)- Thổ Nhĩ Kỳ (Turky).

 

Đầu thế kỷ 20, Julius Neubronner, một người Đức khác thí nghiệm cài một máy hình nhỏ trên một con bồ câu để chụp hình
 
Bồ câu và máy chụp hình



Julius Neubronner và con bồ câu
Năm ngày 17 tháng 12, 1903, hai anh em ông Wright, người Mỹ, thành công trong việc ngồi trên một bộ máy và bay được. Để rồi từ đó ta biết đến danh từ “Máy Bay” thì con người lại nghĩ dùng nó vào chiến trận bằng cách ném thuốc nổ, bắn xuống địch quân và trinh thám từ trên không.
Hai anh em ông Wright

No comments:

Post a Comment