Trở về. Bài 2
Chập choạng tối, xe đậu tại cầu Cái Gà, nơi đây tôi đã ghé nhiều lần trước 75 và có dịp thăm các học sinh Ngâm, Nghe, Tuyết. Hồi ấy, nơi này rất vắng vẻ; bây giờ thì thật nhộn nhịp.
Một chiếc đò đậu sẵn đưa chúng tôi về nhà mẹ vợ. Trên đò có mẹ vợ, tuy rằng đã rất già nhưng nhớ con gái quá nên bà ra đây đón.
Hai mẹ con vừa gặp mặt là ôm nhau khóc.
Trời tối mịt ngồi trên ghe vượt sông với gió nhè nhẹ thổi làm tôi cảm thấy khoan khoái. Hai bên kinh có nhiều đóm đóm bay chập chờn trong tiếng kêu của dế cùng ếch nhái. Cái cảnh đồng quê thân yêu, mấy chục năm nay bây giờ mới được hưởng lại.
Độ nửa giờ sau, ghe tấp vào trước ngôi nhà gạch cũ kỹ, rêu mốc. Nhà này, vợ tôi đã gửi tiền về cho mẹ mua lại của một chủ máy chà. Đó là căn nhà gạch mái fri bô xi măng. Bà con lối xóm đón tiếp thật ấm cúng.
Tôi chỉ có hơn 1 tuần lễ để thăm gia đình và Chợ Lách. Nói chung, cuộc sống dân đây đã khá hơn nhiều so với thời 75-76 lúc tôi rời nơi đây.
Sáng ngày sau, cháu vợ đưa vợ tôi xuống đồn công an trình giấy. Đi độ gần nửa công ữa giờ trở về.
Thấy quá lẹ tôi hỏi:
- Em trình xong chưa mà về sớm vậy?
- Em xuống trình, nhưng anh công an nói mẫu đơn hết rồi. Em nghĩ anh này làm khó dễ nên đưa anh ta hai chục đô và nói anh cầm lấy mua thuốc hút. Anh ta nói mẫu đơn hết thật chứ không có ý gì. Anh ta yêu cầu em cầm tiền lại.
Tôi thầm nghĩ ra bằng công an nơi đây trong sạch hơn công an phi trường.
Ngày hôm ấy, tôi giành trọn thời gian thăm gia đình bên vợ ở Cái Hằng- Nhuận Phú Tân và Băng Tra. Tại Nhuận Phú Tân cũng là nơi đã diễn ra đám hỏi của hai chúng tôi 30 năm trước đó. Và cũng là nơi tôi đi trồng thuốc lá kiếm tiền nuôi vợ con năm 1976. Và cuối cùng đây là nghĩa trang họ Ngô, ông nhạc phụ tôi cũng được an táng 30 năm trước. Khi về đến lại đúng là ngày:
“Thanh Minh trong tiết tháng ba.
Tục là tảo mộ, hội là Đạp Thanh.”
(Nguyễn Du- Đoạn Trường Tân Thanh)
Sau khi ra lễ mộ nhạc phụ, tất cả đại gia đình chúng tôi tụ tập ăn một bữa cơm tại nhà ông anh bà xã: Năm Thạnh. Ngoài các anh của bà xã chủ nhà còn hai anh ruột của bà là Sáu Truyền, Bảy Kế và còn em bà con Kim Quang gần đó cũng đến dự. Bên cạnh đó con rể Năm Thạnh có hai người cũng tham gia. Một trong hai người là công an Chợ Lách trước kia.
Trong bữa tiệc, Kim Quang nói:
- Tôi nhớ đầu năm 76, anh Út về đây trồng thuốc lá. Những khi rảnh tôi thăm anh; anh hay đọc thơ anh làm cho tôi nghe. Anh còn tặng tôi một tập thơ anh làm. Anh nhớ không?
Tôi đáp:
- Nhớ chứ!
Kim Quang nói tiếp:
- Bây giờ anh biểu diễn làm ngay một bài cho mọi người nghe được không?
Mấy ông anh vợ đều phụ họa yêu cầu tôi trổ tài.
Nhưng các anh em muốn thơ về đề tài gi?
Sáu Truyền nói:
- Thơ gì về ngày hôm nay là được rồi.
Bầy Kế tiếp:
- Đúng đó. Cái này có nhiều ý nghĩa ta.
Tôi nói:
- Vậy cho tôi mượn cây viết với tờ giấy.
Cậu con rể của Năm Thạnh làm nghề thầy giáo nhanh nhẩu:
- Con có viết đây.
Nói xong cậu lấy một tờ giấy trắng và đưa cây viết cho tôi.
Vừa khi ấy, người con rể làm công an, lấy đũa gõ chén nghêu ngao hát. Tôi không biết anh này có ý gì? Hay chỉ muốn làm tôi phân tâm. Nhiều người bực tức cự nự kể cả cô vợ của anh ta.
Vài phút sau tôi đọc bài thơ dưới đây cho mọi người nghe.
Nhân dịp thanh minh viếng mộ cha.
Anh em, cô bác tụ đầy nhà.
Thắp hương, tưởng nhớ ân tình cũ.
Bàn tính, lo toan công chuyện xa.
VHKT-2001
No comments:
Post a Comment