Tôi đi lại đầu chợ, nơi đây ngày trước là các dãy phố chính với các căn tiệm 2 từng lầu cũ tối đa, nhưng nay là các ngôi nhà cao 3 từng lầu sạch sẽ, tân kì. Với các cách thay đổi này tôi không còn nhận ra tiệm các học sinh cũ.
Tôi thấy vợ đang đứng trước cửa tiệm vàng Kim Thành, chắc bà muốn đổi tiền.
Tôi lại sau lưng và nhận ra ông chủ tiệm là một bạn cùng lớp bà. Ông này đang cùng vợ buôn bán hàng rất bận rộn, nên vợ tôi chưa vào.
Tôi nói:
- Em vào trước xem Lệ có nhận ra không?
Vợ tôi gật đầu.
Một lúc sau, người ra kẻ vào xem chừng thưa thưa, vợ tôi vào tiệm, đứng trước mặt Lệ nói:
- Ông là ơn đổi hộ 100 đô la.
Lệ lắc đầu:
- Tiệm tôi không đổi tiền, chị à.
Vợ tôi nói:
- Không! Ông phải đổi cho tôi.
Lệ cau mày. Có lẽ hắn hơi bực mình vì bà khách hàng mắc dịch, khó chịu. Hắn ngước lên định phân trần thì thấy tôi đứng trước tiệm.
Lệ la:
- Thầy!
Xong hắn nhìn lại bà khách hàng khó chịu:
- Ồ! Điệp!
Tiếng hắn mừng rỡ làm cô vợ nhìn hai chúng tôi.
Tôi bước vào tiệm. Vợ em lấy nước mời chúng tôi uống.
Nói chuyện một lúc, hai chúng tôi dã từ vào chợ của huyện, cách trường mấy chục thước. Tôi mua đôi dép để đi cho thoải mái. Tôi cũng cố tìm hiểu xem thái độ các học sinh cũ đối với tôi như thế nào sau thời 75, tôi bị kết tội sĩ quan tình báo CIA, không chịu trình diện đăng kí. Khi tôi hỏi người bán hàng thì một đột nhiên tiếng rú của người bán hàng gần đó:
- Thầy! Thầy!
Tất cả mọi người quanh đó nhìn tôi. Rồi một tá các ông các bà, tuổi khoảng 50, bu quanh hét vang cả góc chợ:
- Thầy về! Thầy về.
Các em làm tôi ứa nước mắt.
Tôi hỏi thăm các em một chặp rồi đi sang khu khác. Lại cảnh ấy xẩy ra bà thì bán bánh, bà thì bán thịt, ông thì bán cá hỏi thăm níu kéo. Chỉ đi từ đầu chợ đến cuối chợ dài khoảng 50 mét mà tôi mất trọn một buổi sáng.
Chúng tôi đến đò ngang qua sông nhìn lại cảnh cũ. Bến đò đã đưa về bến bắc ngày xưa với chiếc đò máy chứ không được chèo bởi ông Tám già hay ông Hai như trước. Chúng tôi lại lên xe ôm qua cầu. Cây cầu này cũng khác cây cầu thời tôi còn đây và địa điểm cũng dời đi nơi khác. Một điểm làm tôi chú ý là cầu cũng rộng bằng cây cầu xưa, nhưng người đi kẻ lại, xe gắn máy, xe hơi lưu thông bận rộn hơn trước. Vì bề rộng cầu chỉ đủ cho một xe hơi đi, nên nếu hai xe ở hai phía cùng lên thì một xe phải lui lại nhường cho xe đến giữa cầu trước nên có thể gây nguy hiểm cho khách bộ hành.
Khi sang bên sông, chúng tôi thấy con đường ven sông từ bến bắc tới cầu Cái Ốt không còn nữa. Dù là một con đường đất vô tri, nhưng lòng tôi không tránh khỏi bùi ngùi vì nó đã ghi vào lòng tôi quá nhiều kỉ niệm. Xưa kia, hàng ngày tôi đã bước chân trên nó để đến trường.
Trưa hôm ấy, tôi lại ăn cơm nhà mẹ của Xuân Lan, chị Ba Cù. Nơi đây tôi đã sống vài năm trước khi cưới vợ. Ra sau vườn nhà chị, tôi thấy căn nhà cũ mà tôi cùng Hải, Dậu thuê ở thời 1971- 1972 còn nằm yên lặng với màng nhện bám khắp nơi.
Tôi cố tìm lớp toán lý hóa Đồng Tiến cho các lớp từ 7 đến 12 của tôi ngày xưa nhưng chẳng thấy đâu.
Quay về tôi hỏi và chị Ba cho biết nơi ấy bây giờ là chân cầu qua kinh.
Tôi lại đi ra phía đầu cầu đứng nhìn nhưng chẳng còn gì hình ảnh ấm cúng thủa xưa.
Tôi bùi ngùi làm bài thơ:
Tôi bùi ngùi làm bài thơ:
No comments:
Post a Comment