Saturday, October 8, 2011

Trường mà tôi yêu: THCL- Bài cuối

Gần hè năm đó, tôi được lệnh đi họp tại trung tâm kiểu mẫu Thủ Đức, khóa họp dành riêng cho hiệu trưởng vùng ba và bốn chiến thuật. Tôi sách khăn gói về Sàigòn.
Ngày kế tiếp, tôi đến nha trung học, để đi xe buýt của bộ chở tới nơi họp. Tôi thấy một dãy xe đang đậu, chuẩn bị khởi hành. Tôi bước lên một xe từ cửa sau, và giảo mắt nhìn xem có thấy ai là người quen không. Bất ngời, tôi thấy một người tóc đã hoa râm, nhìn quen quen. Tôi tiến lại gần hơn và nhận ra đó là thầy Bùi Bằng Hãn, thầy dạy tôi về môn lý hóa năm đệ tứ tại trung học Vũng tầu, cũng là người cho tôi đứng gốc cây còng vì tội liếc cô An.
Tôi mừng rỡ chào lớn:
- Thầy!
Mười mấy cái đầu cùng quay lại. Có lẽ mọi người đều mong mình sẽ làm thầy thằng vừa gọi.
Thầy Hãn kéo cặp kính cận thị trệ xuống mũi, nhìn tôi thật kỹ.
Thầy cười khoái chí:
- À Hiệp! Em cũng đi họp sao? Nào ngồi xuống với Thầy.
Tôi ngồi xuống cạnh Thầy:
- Thầy khỏe không?
- Cũng tạm tạm. Thầy không ngờ học trò Thầy cũng làm hiệu trưởng vậy là Thầy già rồi.
Trong xe các hiệu trưởng khác đều có ý trọng Thầy hơn vì Thầy là Thầy một tên hiệu trưởng khác. Đang ngồi thì một người khác vỗ vai tôi. Quay lại tôi thấy người đó là Đào Khánh Thọ, chúng tôi cùng ngồi xuống nói chuyện vui vẻ.
Sau ba ngày họp, tôi quay về trường thì thấy Đào hữu Ngạn đã ngồi ở bàn hiệu trưởng.
Ngạn chạy ra nói:
- Tôi nhận được giấy bổ tôi làm sử lý thường vụ thay ông.
- Vậy chúc mừng ông công thành danh toại.
Kể từ lúc đó, tôi không còn vào cái bàn giữa văn phòng ngồi nữa. Cũng vì thế tôi có nhiều thì giờ đi chơi thăm hỏi học trò và phụ huynh. Nguyễn Tri Lộc, giáo sư Pháp văn, mời tôi xuống Long Thới dạy miễn phí cho một số học sinh của nhà thờ nơi đây. Các em ở đây không thể tham dự các lớp luyện thi vì xa xôi quá. Tôi nhận lời xuống gặp linh mục nơi đó, và được ông dẫn đi coi ngôi nhà thờ cổ kính, cùng gặp một số học sinh tương lai của tôi. Sau đó, tôi xuống dạy một tuần vài lần cho các em.

Trường được xây thêm nhiều lớp từ 1971 và đến năm 73 thì bắt đầu có lớp 12. Sĩ số học sinh cũng tăng lên đến 3000 em.
Dưới đây là hình ảnh của trường sau khi được cất thêm. Các lớp mới tôi không nhớ rõ lắm. em nào thấy có điểm nào không đúng thì cho tôi biết.

(Tôi nghe Nguyễn Văn Sơn hoc sinh 12 năm 1975-1976 nói trường mới xây dài hơn và qua luôn bên sân đánh volley. Nguyễn Văn Sơn sau này có công tác với trường nên biết rõ hơn tôi nhiều. Tôi lại đăng lên để các bạn và các em cùng xem rồi cho ý kiến.)

Tóm lại kể từ ngày tôi về trường năm 1967 đến quay lại năm 2009 thì trường cũ chĩ là bãi dất trống làm chợ bán rau. Trường cấp III nay đẹp đẽ hơn, song đứng trước bãi đất trống, tôi vẫn không tránh khỏi cái cảm tưởng ngậm ngùi. Các bài thơ dưới đây cho ta nhìn lại lịch sử ngôi trường ấy.







3 comments: