Wednesday, February 15, 2012

Bài viết bạn đọc: Phạm Ngọc Anh

Tuổi Ô Mai

của Phạm Ngọc Anh

Trên con đường đê,hai bên có cỏ may xanh biếc, có hàng cờ lau trắng như

tơ, ngã  theo  chiều  gió. Tâm  dừng  bước,    ngước  nhìn  khung  trời  bao  la  trong

sáng, không  một  áng  mây, rồi  nhìn  ánh    dương  chen  lặn  cuối  chân  trời. Bổng

nhiên,    thấy  hoàng  hôn  trên  cánh  đồng    một  sức  quyến    lạ  thường. Gió

chiều lộng thổi, máy tóc cháy nắng của Tâm phất phơ bay. Tâm lặng lẽ lắng nghe

sự  thanh  thãn    niềm  hạnh  phúc tràn  ngập  tâm  hồn. Nó  biết  cánh  đồng  chiều

đang  trả  lại  cho    những  giây  phút  quí  báu  mang  đầy  kỹ  niệm  vui  buồn  của

tuổi thơ.

  

Đi tới khúc quanh, rẻ vào làng ,Tâm chợt thấy bóng ai đang lui cui dưới cây

cầu ván bờ sông. Cây vú sửa nhiều tuổi nhà ông Tám đang xòe cành vươn bóng

dưới làn nước nhấp nhô gợn sóng. Nó nhận ra đó là chị Ngọc, con bà Chín bán xôi

ngoài chợ Cái Tàu

Nó gọi :

         - ”Chị Ngọc ơi, em là Tâm đây. Chị đang làm gì đó? “

   

Không  nghe    gọi, chị  Ngọc  đang  thả  hồn  mình  theo  đám  lục  bình  trôi

trên sông rồi theo con nước lớn chảy xuôi vào vàm xẻo Sâu. Chị cũng mang trong

lòng đầy kỷ niệm của những ngày thơ ấu. Chi nhớ con đường làng, nhớ trường và

những người bạn thân thương gia đình họ Ngọc của chị.

Hồi  ấy  chiều  nào  cũng  vậy, cả  bọn  thường  rủ  nhau  ra  cầu  tàu  của  bến

sông  này, để cùng  ngắm  nhìn  nhũng  chiếc  ghe  Bầu, có  cánh  bườm  lắc    trong

gió. Đó là nhà của những người Miền Trung lưu lạc sống trên sông nước. Họ nhịp

nhàng  trong  mái  chèo, trong  những  mái  chài , được  quăn  trải  ra,và  khi  họ  kéo

chài lên, những con cá mè dinh, những con tôm càng xanh mắc lưới đang vùng

vẩy. Họ  gở  từng  con  cá , con  tôm  ra  khỏi  lưới…Trên  bờ  sông, những  cánh  tay

dang ra chỉ trỏ, trong tiếng reo hò mừng rở của chi Ngọc và các bạn của chị. Khi

con nước ròng, nhiều lần chị cùng thằng Long, bé Tám xắn lai quần đi dài dọc bờ

sông, cùng nhau bắt ốc, bắt cua, đùa giởn chụp những con cá thòi lòi đang nhảy

nhót trên bờ cát mịn, chen lẩn trong đám lục bình mắc cạn. Những gợn sóng con

ùa vào, rút ra theo tiếng máy kohler trên chiếc ghe tam bản của ai đó vừa mới

chạy qua.

      Những buổi chiều nắng thôi trải bạc đồng, chị Ngọc cùng bạn bè rủ nhau

chơi  nhà  chòi, chơi  bán  hàng. Những  cành    dừa  được  dựng  lên; những  tàu 

chuối  được  lợp  rợp  bóng  mát. Vang  đâu  đấy  tiếng  cười  nói  vui  vẻ  của  cả

bọn, dành  nhau  đóng  vai  trò  của    bán  hàng  xén. Vui  nhứt    trò  chơi  đám

cưới…Thằng Tâm, bé Diệp làm cô dâu chú rể. Cô dâu và chú rể được mặc quần áo

bằng  dây  đủng  đỉnh  đan  kết  lại, đội  nón    chuối    kêt  hoa  lục  bình  màu

tím. Điệu đàn thay là cái dáng e dè mắc cở của chú rể và nụ cười bẻn lẻn của cô

dâu. Cả  bọn  cười  ầm    khi  hai  đứa  bước  qua  cửa  nhà  chòi  ..Những  chiếc  bánh

khọt        chiên  bằng  cái  chảo  đất,  được  bày  ra  trên  cái  mâm  cũng  bằng 

chuối, đầy  các  loại  rau  đồng  nội. Ôi! Nó  rực  mùi  thơm  mộc  mạc, ngon  ơi 

ngon, thèm  ơi   thèm…Chiều  tàn..tiệc  cũng  tàn..cả  bọn  kéo  nhau  về  nhà  vui

trong bài Tiếng hát đồng quê vang cả cánh đồng chiều.

   

Buổi  tối  vào  những  đêm  trăng  rằm  cả  bọn  cũng  thường  ra  bến  đò  trên

sông, len  lỏi  qua  lại    trên  những  con  thuyền  chở  đầy  trái  cây, những  người  phu

khuân  vác  làm  việc  cật  lực. Nào  cam, nào  bưởi, nào  xoài  ổi  được  họ  chăm  chút



chất  đầy  vào  cần  xé, rồi  đậy  lại  bằng  tấm  đệm  khô, may  lại. Chờ  thương  lái  trái

cây  giao  hàng  lên  xe  tải  xong, thì  chị  Ngọc    các  bạn  túa  ra  cùng  nhặt  những

quả dạt, chia nhau, rồi lên bờ hò hát…hát bài ca con khỉ:

            “ -  Ngó lên chót vót , bân rồi lại cây bần, có cái con khỉ đột, nó ăn , nó ăn

trái bần, bần rồi lại cây bân , tang tích tịch tình tang….”

Chị Ngọc ê a hát,hát khúc à ơi  cuối chiều..

    Tâm đi tới gần hơn,nó gọi tiếp:

       -“Chị Ngọc ơi, em là Tâm đây, chi có nhớ em không?”

         Giật  mình, chị  Ngọc  quay  mắt  nhìn  lại  nơi    tiếng  gọi. Chị  cũng  nhận  ra

Tâm,chị nói:

-“ Ối trời! Lâu quá không gặp chú mày, lớn tướng rồi ta. Chuyện chú theo ông Bảy

mua bán trên sông  sao rồi?”

       Thằng Tâm mỉm cười, để lộ hàm răng trắng, cái đầu gục gặc, nó nói;

-“Em lên bờ rồi chị ơi…em về nhà bà Năm đây….”

Chi  Ngọc  đứng  lên, mái  tóc  dài  chấm  ngang  lưng  của  chị  ngày  nào, giờ

không còn nữa. Gương mặt dài chứa đôi mắt tròn, trong hố mắt sâu, tâm hồn chị

trãi ra trong đôi mắt ấy. Chị nghĩ về thằng Tâm, về cuộc đời không may mắn của

nó, cha  mẹ  mất  sớm,phải  nương  tựa  tấm  thân  mình  trong  sự  đùm  bọc  của 

Năm, và  khi  lớn  lên  được  cùng  ông  Bảy  lênh  đênh  trên  sông  nước  rày  đây  mai

đó…rồi thì cũng có ngày nó cảm thấy nhớ  những bước chân của nó trên mảnh

đất  này..Còn  chị  Ngọc  thì  sao? Chị  nhớ  thât  nhiều  những  người  bạn của  ngày

nào. Giờ  đây  trên  khắp  bốn  phương  trời, ai  còn , ai  mất. Mỗi  người  trong  họ; mổi

cuộc đời , có còn ai thương nhớ làng quê này để trở lại như chị, rồi buồn thương

tiếc nuối bao kỷ niệm….!

Chị bước theo thằng Tâm,đi trên con đường đất dọc bờ sông. Tới cửa nhà

bà Năm Thằng Tâm chào chị, rồi dần khuất sau cửa,sau hàng dâm bụt. Chi Ngọc

vẫn  còn  miên  man  nghĩ  ngợi,về  đời  học  sinh    mộng…ôi  cái  thời  ấy  nay  còn

đâu..

Vào  đến  sân  nhà,chị  ngồi  bịch  xuống  thềm, tựa  cửa, nhìn  lên  bàn  thờ

mẹ. Lòng  chị  se  thắt.. như    thấy  tất  cả…Hình  ảnh  mẹ  chị  đêm  nào  cũng

thức  khuya  lơ, khuya  lắc  để  nấu  nhưn, đải  nếp, thổi    làm  xôi  vò, sáng  ra  chợ

bán. Mẹ  chị  quanh  năm  vất  vã, bà  phải  dầm  sương  dãy  nắng, cực  khổ  để  kiếm

tiền nuôi chị và hơn chục đứa em nheo nhóc của chị…Gian khổ quá sức mình, để

rồi phải mỏi mòn hơi cùng lực kiệt. Mẹ chị phải ra đi sớm trong cơn đau ốm ngặt

nghèo, sau lần bị té ngã..!

Hồi  ấy,  vào  mùa  thi, nhà  nghèo  không    tiền  mua  điện, nên  chị  phải  học

bài bên ngọn đèn dầu leo lét. Cùng với mẹ chị cũng thức khuya vừa học bài, vừa

trông chừng cho mẹ bếp lửa nấu xôi..Mẹ thương chị; bà thường luộc hột gà, pha

cà phê cho chị uống để qua cơn buồn ngủ. Có hôm, buồn ngủ giửa đêm, chị dặn

mẹ:

“-Con ngủ một tí,mẹ nhớ kêu con dậy lúc ba giờ nghe mẹ,”

-Thương  chị,mẹ  chẳn  nỡ  kêu  dậy  sớm; bà  để  cho  chị  ngủ  một  lèo  tới

sáng  .Thức  dậy  bài  vỡ  chưa  xong, phảivội  vàng  thay  quần  áo, ra  bến  xe  để  đi

cùng các bạn xuống tận Vĩnh Long học..Chị vùng vằng, nhằn nói lí nhí trong miệng



trống không:

-“Tức quá biểu kêu sớm mà không kêu gì hết trơn.”

-Mẹ chị mỉm cười, nắn vai chị bảo :

-“Thấy con ngủ ít, mẹ lo nên không kêu. Thôi con đừng giận mẹ.”..

Giờ đây để mơ một ngày như vậy, quả thật không làm sao tìm cho ra…

Quê xưa, bao ký ức tuổi thơ trổi dậy, nghe lòng mình biết bao thiết tha..

Chị nhìn di ảnh mẹ,thẩm bảo:

-“Mẹ ơi con nhớ mẹ lắm!!.

Lễ  hội  Thanh  Minh  của  làng  thường  diễn  ra  trong  tiết  tháng  ba  âm  lịch

của năm..

Buổi sáng tinh mơ, khi tiếng gà nhà ai đó gáy vang Chị Ngọc đã có mặt ở

nghĩa trang của gia đình. Chị ngồi dưới đất,lưng tựa vào thành cây chuối với những

tàu lá xòe ra còn đẩm hơi sương. Cạnh đó là mộ của mẹ và em trai. Mảnh vườn

này có nguồn gốc của ông bà tổ tiên của gia đình chị để lại..Phong tục tập quán

của dân tộc Việt đã hình thành nên nghĩa trang này,những ngôi mộ của ông bà

nội, của  những  người  trong  thân  tộc    cùng  họ  đều  đươc  chôn  cất    đây..Chị

Ngọc bày hương lễ hoa quả ra bàn thờ tổ chung của gia đình, ngồi chờ ba chị và

những người trong thân  tới.

Thằng  Phúc, em  thứ  tám  của  chị  qua  đời  sau  một  tai  nạn. Thằng  nhỏ 

dáng  vẽ  thong  dong, nhanh  nhẹn, mặt  mày  tươi  tắn. Nó    một  phóng  viên 

tầm cở của cái làng quê này. Ngoài vàm ,trong ngọn nhà nào có chuyện gì mới

lạ, hoặc  ai  đó    mất  trộm  gà, trộm  chuối    lập  tức    chạy  đi  khắp  nẻo  của

làng thông tin nhanh chóng. Nó còn thêm mắm dặm muối cho câu chuyện thêm

phần sinh động đôi khi quá mức tưởng tượng…Trong làng ai cũng thương mến

nó…Ấy thế mà nó ra đi quá sớm trong bao nhiêu điều để lại cho mọi người tiếc

thương. Khung ảnh của em và của mẹ trên bia đá như đang nhìn chầm chầm vào

chị. Chi Ngọc nghe lòng mình se thắt lại. Mẹ chị,một người phụ nữ tuyệt vời suốt

đời tận tụy hy sinh cho gia đình ,vì các con.

Ba chị và bà con đã đến đông đủ, tất cả cùng thắp hương tưởng nhớ và

cầu nguyện cho hương hồn của mẹ, của em và tất cả người trong thân tộc siêu

thoát. Chị  Ngọc  biết  mình  đang  buồn  thương  tiếc  nhớ  những  ngày  đã  qua  thật

mãnh liệt…!!

Mấy ngày sau đó, chị Ngọc về lại Vỉnh Long, tìm thăm lại những người bạn

cùng trang lứa xưa cũ …

Con  đường  từ  ngã  ba  Cần  thơ, qua  Cầu  Lộ, đến  Chợ  rồi  về  trường  cũ, đã

có nhiều đổi thay..Bệnh viện Vĩnh Long và trường Nguyễn Trường Tộ không còn

nữa. Thay vào đó là một Trung tâm mua bán lớn , tòa nhà cao xây dựng theo kiểu

kiến  trúc  mới, và  một  công  viên  lớn  rợp  bóng  của  nhiều  cây  xanh  đã  làm  Vĩnh

Long đẹp hơn..

Qua  trường, chị  Ngọc  đứng  tần  ngần  trước  cổng. Chị  thật  bối  rối  khi 

tiếng người gác cổng bảo:

-“Thưa bà,bà tìm ai?’

 Ngở ngàng trong giây lát, chị giật mình đáp:

-“Thưa ..tôi chỉ muốn đứng nhìn chút thôi ạ….”



Người  gác  cổng  cũng  thật    tình, không    một  lời mời  chị  vào, mà  lẳng

lẻ  bỏ  đi…Chi  cảm  thấy  buồn  thật  …Rồi  chị  thầm  nghĩ,thì  ra  không  còn  ai  quen

biết  mình. Nhìn  ngôi  trường  cũ, cảnh  vật  còn  nguyên  vẹn, cây  điêp  vàng  trước

cổng, cái  sân  cỏ, phòng  giám  thị… Ôi!  Cái  phòng  khánh  tiết  đâu  mât  rồi???...mái

đen  tường  lổ  chỗ  những  đóm  xi  măng, cánh  cửa  sổ  kia  đã  bị  đánh  mất  những

thanh lá sách rồi..

Chị tự hỏi :

-“Sao người ta không tu sửa nó lại.. Buồn thay cho cảnh cũ nơi này…”

Nhìn trước ngó sau, chị cất tiếng gọi người gác cổng khi nảy:

-”Bác  ơi  cho  tôi  vào  chơi  chút  được  không? Tôi..tôi    học  sinh    của  trường

này…..

 -“À,thì ra thế! sao bà không nói..Học sinh đã nghĩ hè hết rôi..mời bà vào

chơi.”

- Vào  đến  bật  tam  cấp  của  phòng  giám  thị, chị  ngồi  bịch  xuống..cái  cảm

giác buồn bực xâm chiếm tâm hồn..

.Chị  nhớ,nhớ  ngày  Hội  xuân  năm  xưa..chị  đã  cùng  cả  lớp  lập  quán

Nhớ.,làm bích báo,tập văn nghệ để thi thố với các bạn của những lớp khác,cùng

trường..

Xin Bác bảo vệ trường vào lớp học cũ,chị Ngọc bồi hồi xúc động..

Đứng    cửa  sổ, nhìn  xuống  đường,nơi    năm  xưa  chị  cùng  các  bạn 

nhiều kỷ niệm khó quên và hình như hầu hết học sinh của trường ai cũng biết

người bán bánh tét của ngày nào,giờ đây chắc ông đã hóa ra người thiên cổ.

Cứ mổi lần tới giờ ra chơi là ông có mặt ở dưới đất cất cao giọng rao:

-“Tét..tét..tét hôn…”.

Cả lớp nghe thấy ,thế là reo ầm lên :

-“Tới rồi,tới rồi”…

Thế    sợi  dây    cột  tiền  được  thả  xuống  đất  từ  lầu  một  của  dảy  lớp

B1,ngườibán bánh tét chỉ chờ được như vậy là lấy tiền rồi cột bánh chuyển lên

cho cả lớp

.Làm  sao  quên  được  tiếng  chuông  reo,cả  trường  túa  ra  sân  như  đàn

ong  vở  tổ,chạy  ùa  xuống  cầu  thang    đến  ngay  gian  hàng  bán  chè  của  bác

năm ,tiếng cười nói vang vội cả một góc sân…

Cái  cảm  giác  kỳ  lạ  cứ  len  lỏi  trong  tâm  hồn  chị  Ngọc,chị  nhớ  những  tiết

học  anh  văn  với  thầy  Hào, cô  Bạch  Cúc, tiêt  sử  địa  vời  thầy  Rượu,tiết  vật    với

thầy Thân…tiết hình học với thầy Ánh v..vv. Những lần các thầy cô ở Sài gòn đến

muộn    kẹt  xe  hay    một    do    khác,là  cả  lớp    dịp  cúp  cua,trốn  ra  khỏi

cổng,đi  ăn  kem  thỏa  thích (quán  kem  Thanh  Bình  của  Vỉnh  Long  xưa    ngon

tuyệt cú mèo). Hoặc khi cả lớp mừng rở vì được nghỉ giửa giờ,và  bị cô Sáu giám

thị phạt vì mất trật tự,đòi cho cả lớp zêrô điểm hạnh kiểm…

Cây phượng đỏ rực màu hoa….

Ba mươi sáu năm, một chuổi thời gian nửa đời người đã trôi xa. Thời gian

  làm  mờ  đi  kỷ  niệm  thời  mộng    tuổi  học  trò,nhưng  thời  gian  không  làm

nhạt phai màu phượng vỹ. Những cánh hoa lả tả rơi trong sân trường còn vương

trong tâm hồn chi Ngọc..Ngày tạm biệt làm tim non xao xuyến tâm hồn học trò



lớp  cuối  năm  trung  học  1972-1973. Làm  sao    làm  sao  lòng  không  khòi  bâng

khuâng  trước  giây  phút  chia  tay  xa  thầy,xa  bạn,xa  mái  trường, nơi  gìn  giử  kỷ

niệm thân yêu thời cấp sách. Đời như dòng nước xuôi về những nhánh sông…Biết

đi đâu về đâu…Hay là mình trở về nguồn ..trở về tuổi thơ vậy...



 Tuổi thơ của tôi..Hè 2011

Phạm Ngọc Anh là cưu học sinh Tống Phước Hiệp- Vĩnh Long

No comments:

Post a Comment