Friday, February 10, 2012

Sóng Thần:

Sóng Thần:

Một loại sóng mà ai cũng thích tim hiểu đó là sóng thần.

Việt Nam ta thường nói sóng thần là một loại sóng có độ cao thật lớn. Như vậy có hai loại sóng thần:

·         Sóng do bão tố- Nước Dâng.

·         Sóng do động đất, đất chuồi, hỏa diệm sơn mới phun...Tsunami



Nước dâng- Bão tố

Với sóng do bão tạo ra vì gió thổi mạnh làm nước bị dồn lại tạo ra sóng cao hay sóng cồn, đây là một khối nước dâng lên cao 3, 6 m dài vài cây số. Ở Mỹ người ta gọi là “Surge” có nghĩa là nước dâng. Vì gió to sóng lớn ngoài khơi, thuyền bè dẽ bị nhận chìm. Và khi vào bờ làm cả thành phố, đảo… sẽ chìm vào nước.

Ở VN vào khoảng năm 1935-1940 cũng đã bị sóng cồn ở Phan Thiết. Loại sóng này tùy theo vận tốc gió. Tại vịnh Bangal thường xẩy ra hiện tượng này.

Ngày 7 tháng 11, năm 1970, một áp thấp từ nam biển Đông di chuyển qua eo Malacka (vùng Singapore) vào vịnh Bangal (Ấn Độ Dương). Lúc vào đến đây thì thành một trận bão nhỏ, và vào đến trung tâm vịnh thì trở thành một cơn bão lớn và được đặt tên là Bhola cyclone. Trận bão với vận tốc gió đạt mức trung bình 185 km/h (đọc 185 km 1 giờ, khoảng bão cấp 3 ở Mỹ) và gió giật tới 205 km/h. Trận bão đã làm nước dâng thật cao.

Ngày 12 tháng 11 bão ập vào đông Hồi Quốc (Pakistan) ngày ấy (nay là Bangladesh) và cột sóng xóa khoảng 12 hay 13 đảo cùng làm ngập lụt nước này cũng như ở đông Ấn Độ. Tổng số người thiệt mạng trong trận nước dâng từ 300000 đến 500000 người và là một thảm họa thiên tai lớn nhất của của Hồi Quốc và cũng là một trong những thảm họa lớn nhất thế giới (Có thể thứ 2 sau trận động đất ở TQ (năm 1556 tại Sơn Tây giết chết 830000 người). Thời gian này Hồi Quốc gồm hai phần Đông và Tây, ngăn cách bởi nước Ấn Độ. Vì vậy việc cứu trợ rất khó khăn. Cuối cùng dân Đồng Hồi biểu quyết tách khỏi Hồi và thành lập một quốc gia mới tên là Bangladesh vào năm sau đó (1971).

No comments:

Post a Comment