Wednesday, February 15, 2012

Nam Bắc du kí bài 60

Chúng tôi tốn thêm một ngày tại đây để chuẩn bị hành trang cho một cuộc hành trình dài. Tất cả các thứ như chăn, màn, nồi, niêu, gạo, nước mắm đều được cột vào cái xe đạp. Ngoài ra, bố tôi còn biến cải hai cái lồng gà thành hai cái chuồng nhỏ để thồ dê mẹ mới đẻ và các dê con mới sanh. Bố đã áp dụng các chở đồ vật trên xe đạp của Việt Minh, được gọi là "Thồ". Chúng tôi cũng làm một cái chuồng nhỏ để đem một con chó con về Hà Nội cho Cẩm Dung và cu Thắng.


Hình xe đạp thồ vẽ bằng Solidworks.
XE THỒ
ĐÂY LÀ MỘT CÁCH CHUYÊN CHỞ THÔ SƠ CỦA VIỆT MINH.
HỌ ĐÃ ÁP DỤNG CÁCH NÀY ĐỂ CHỞ TIẾP LIỆU PHẨM RA CHIẾN TRƯỜNG, NHẤT LÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN.
Sáng ngày kế tiếp, chúng tôi từ giã gia đình bác Lan để bắt đầu một chuyến đi. Bố tôi cột con dê Ấn Độ đực đen đầu đàn vào cái xe đạp đi trước, còn tôi đuổi bầy dê theo sau. Con đê đen này to bằng con bê. Lúc đi chăn dê mới len thôn naỳu tôi đã từng cỡi nó. NMhưng hôi qua nên sau không dám cỡi. Quỳ và hai em của anh là Quỳnh, Giao theo chúng tôi ra cánh đồng sâu Cây Đa hầu giúp đỡ chúng tôi vượt qua đó.
Ngay khi bắt đầu khởi hành, tôi cảm thấy buồn vô hạn vì biết rằng kể từ lúc ấy tôi sẽ không còn dịp bước chân lên mảnh đất của thôn Tân Phúc nữa. Tôi nhìn kỹ từ ngọn cỏ, bụi lau lách, bụi tre, hàng rào quanh trại và cố sức ghi vào tâm khảm những hình bóng quí giá đó.
Một vấn đề nan giải cho bố con tôi là vượt qua cánh đồng sâu Cây Đa. Chiếc cầu tre có những kẽ hở giữa hai cây tre kế tiếp nhau, nên dê không thể vượt qua cầu được. Một cách duy nhất vượt qua đó là lội nước, nhưng dê rất sợ nước (Dê không bao giờ tắm, nên hôi dễ sợ, nhất là dê đực. Vì vậy mấy ông dê cũng hôi lắm.).
Bố tôi đành nhờ anh em Quỳ đem xe đạp, ẵm dê con, vượt qua cái cầu tre và chờ chúng tôi bên kia bờ. Chúng tôi cố sức đùa đàn dê xuống các ruộng sâu, nhưng chúng chạy toán loạn. Cuối cùng ông dùng hết sức kéo con dê đầu đàn đi trước, còn tôi dùng cái gậy tre đi sau, hò hét để đuổi bầy dê theo sau. Cũng may, mùa này là mùa khô, nên nước tương đối cạn, nên con dê đầu đàn cũng theo bố đi trước. Sau gần một giờ vất vả, chúng tôi cũng đã đặt được chân lên bờ ruộng khô phía bên kia, và từ giã anh em Quỳ.
Nửa giờ sau, chúng tôi đến bờ sông Nông Giang, nơi đây là chỗ cuối cùng mà tôi có thể nhìn thấy thôn Tân Phúc, núi Ba Chòm và lùm đa ma quái lần cuối cùng của cuộc đời. Nơi đây đã được mang cái tên là TÂN PHÚC, ( ) đất của hạnh phúc mới, và thật sự chúng tôi chẳng thấy sung sướng chút nào, nhưng ngược lại nó đã cho chúng tôi quá nhiều kỷ niệm thật cay đắng, đầy mồ hôi và nước mắt. Và đối với anh em chúng tôi, cái cay đắng đó sẽ trọn đời ghi vào tâm khảm của tuổi thơ trong bom đạn.
Đến khoảng 10 giờ sáng, khi vượt qua ngôi trường học, tôi nghe những tiếng đọc bài từ trường đưa ra khiến lòng tôi xao xuyến. Tôi tự nghĩ: "Chẳng hiểu bọn Dung, Hằng và Giang còn đi học hay không?" Hình ảnh lớp học năm trước, với lũ bạn nô đùa hiện lên trong trí tôi như một bức tranh thật sống động, và có lẽ chẳng bao giờ tôi gặp lại mấy đứa bạn thân đó và nhất là Dung, cô gái đất Hà Thành tản cư về đây và trở thành bạn thân của tôi. Dung làcô bé xinh sắn,  người bạn thân nhất của tôi và thường hay chia sẽ với tôi cay đắng ngọt bùi.
Tôi đã làm một bài thơ để tả lại đất Hạnh Phúc mới ấy như sau:

Làng tôi ở tận chân trời.
Có tên Tân Phúc, nhưng đời thảm thương.
Trong làng chỉ có vài đường.
Hai bên bụi rậm lại thường gai mây.
Phía đông đễn rộng bủa vây.
Phía bắc ra chợ đồng lầy chắn ngang.
Tây nam rừng núi bạt ngàn.
Cây đa ma quái đầu làng xum xuê.
Dân làng đời sống thảm thê.
Vài nhà xiêu vẹo lại kề tre gai.
Cơm ăn một bữa không hai.
Quần áo rách nát, sơ sài che thân.

Sáng thức dạy lo phần đồng áng.
Vừa bình minh, những tháng mùa đông.
Sương mù bủa khắp ruộng đồng.
Co ro cày cuốc để trồng sắn ngô.

 Trưa mùa hè, đồng khô tát nước.
Mồ hôi tràn làm ướt đồng khô.
Có đêm đánh cá bên hồ.
Có đêm đem lúa trong bồ ra xay.

Một cuộc sống tối ngày lam lũ.
Nhưng dân làng không đủ tiền tiêu.
Cầu xin Trời, Phật đổi chiều.
Để dân làng khỏi tiêu điều lầm than.
                     VHKT 1985

No comments:

Post a Comment