Monday, December 5, 2011

Nam Bắc du kí bài 12

Ngã ba rẽ vào Hàm Tân

Sau bữa cơm, đoàn lại tiếp tục lên đường và xe tiến vào địa phận Ninh Thuận sau hơn một giờ lái xe. Trên phương diện lịch sử Ninh Thuận cũng như Bình Thuận là vùng đất cuối cùng thuộc Chiêm Thành. Tỉnh này là tỉnh ít mưa nhất Việt Nam, nên rất khô cằn.
Tỉnh Ninh Thuận tương đối nhỏ; về diện tích đứng thứ  41 với 3360 km2 và dân số đứng thứ 56 trên 63 tỉnh và thành phố với 566 ngàn người. Tỉnh lỵ là thị xã Phan Rang.

Muốn nhìn vùng đất khô khan.
Đi về Ninh Thuận, Phan Rang thấy liền.
Tháp Chàm, Đá Trắng thuộc Chiêm.
Ninh Chữ, Cà Ná là miền vui chơi.

Ngay gần biên giới Bình Thuận- Ninh Thuận có một địa điểm rất đẹp mà ngừơi ta ít khi biết tới đó là Cà Ná. Ngày xưa trong lúc chiến tranh, người ta không nghĩ tới chuyện nghỉ mát nơi đây vì hẻo lánh và không an ninh. Nhưng ngày nay, Cà Ná đã được phát triển thành trung tâm du lịch tỉnh Ninh Thuận, nên tại đây cũng có khách sạn nhà hàng.




Cà Ná nằm ngay trên quốc lộ I, một bên là núi, một bên là biển với các bãi cát trắng tinh, cùng các gộp đá muôn hình vạn dạng chồng chất từ núi xuống biển. Tại đây đường xe lửa cũng nằm ngay sát cạnh đường quốc lộ. Nếu ai muốn có những ngày thoải mái yên tịnh, hít thở không khí trong lành thì đây ắt phải là một địa điểm tốt. Lúc mát mẻ leo núi, lễ chùa trên vách cheo leo. Lúc nóng bức tắm biển vui đùa với sóng. Lúc đói thì đồ biển tươi ngay bên cạnh.

Bãi cát tắm rất tốt, sạch sẽ và rải rác trên bãi có các gộp đá nhỏ không nguy hiểm cho em bé. Không biết các ngày khác thì sao nhưng hôm chúng tôi ghé trời sắp bão như biển êm lặng, sóng không cao.
Ngoài xa có các thuyền thúng, một phương tiện chuyên trở ven bờ để đánh cá hay làm phương tiện đưa người từ ghe lớn vào bờ. Dân ngư phủ của các ghe lớn thường để 1 hay 2 thúng trên ghe họ là với mục đích ấy. Các ngừơi chuyên môn có thể cho thúng di chuyển tới trước mà không cần dằm hay sào. Để làm điều này, họ chỉ nắm cạp thúng rồi chồm về trước. Mình cử tưởng tượng đó môn hàm mô công (cóc nhảy) của Tây Độc Âu Dương Phong.

No comments:

Post a Comment