Tuesday, December 20, 2011

Nam Bắc du kí bài 22



Trời mưa, mây xuống thấp, Vũng Rô lờ mờ trong mây, mưa nhìn rất tho mộng.

Kể từ đây đường quốc lộ không chạy dọc bờ biển nữa mà bắt đầu đi sâu vào nội địa. Vì thời gian có hạn, chuyến đi không dự trù ngưng lại thị xã Tuy Hòa- Phú Yên cũng như Quy Nhơn- Bình Định.
Xế chiều xe vượt đèo Cù Mông. Đèo Cù Mông nằm trên Quốc lộ 1A, là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam, đèo là ranh giới của 2 tỉnh Bình Định Phú Yên. Đèo dài 7 km, độ cao của đỉnh đèo là 245 m, độ dốc 9%. Đường dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao, dễ gây ra tai nạn giao thông. Về địa lý, đèo là tuyến đường bộ đi qua một trong những nhánh đâm ra biển của dãy Trường Sơn Nam. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên. Khi đang vượt đèo mưa đổ thật nặng hạt, tao nên nhiều thác nhỏ trắng xóa.
Tỉnh Bình Định có diện tích là 6039 km2, đứng hàng thứ 22 và dân số 1 triệu 489 ngàn đứng thứ 17. Tỉnh lỵ là thành phố Quy Nhơn.
Bình Định thời nhà Chu thuộc vào nước Việt Thường. Đến đời Đường ông Khu Liêm bất mãn với sự cai trị của phương bắc ở Giao Chỉ vào đây lập thành nước Lâm Ấp. Không lâu sau nước lại rơi vào sự kiểm soát nhà Đường. Cuối thế kỉ thứ 9, nhà Đường suy tàn buông rơi nước này; người Chiêm vào chiếm lập nước Chăm Pa (Chiêm Thành). Đây là nơi mà nước Chăm Pa (Chiêm Thành) đặt quốc đô. Năm 982 dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya thành Chà Bàn (Đồ Bàn) được xây dựng. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa và các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Thành này nằm ở phía bắc Quy Nhơn khoảng 30 km. Nó mang nhiều lịch sử liên quan đến Việt Nam. Năm 1283, Toa Đô đem một lực lượng chu sư (hải thuyền) đến Quy Nhơn tấn công thành này (theo nghiên cứu của ông Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm trong quyển VN kháng Mông thế kỷ XIII). Trước các cuộc tấn công vũ bão Vua Cham Pa phải bỏ thành rút vào rừng kháng chiến.
Năm 1285, Toa Đô đem quân đánh lên phía bắc tiến vào Đại Việt (Việt Nam). Trong khi ấy Thoát Hoan đem 30 vạn binh đánh từ phía bắc xuống, lập thành thế gọng kìm, hy vọng tiêu diệt được nước ta. Nhưng dân Việt anh hùng dưới tài chỉ huy cùa hai vua Trần và Trần Hưng Đạo đã đánh tan. Mông Cổ chiến thắng khắp nơi nhưng thất bại ở ba nước:  Việt, Nhật và Nam Dương, nhưng hai nước Nam Dương và Nhật MC đã không đem được bộ binh và nhất là kỵ binh, nên thua không ngạc nhiên. Khi xâm chiếm các nước bằng bộ binh thì chưa một nước nào cản được vó ngựa MC, goại trừ thua quân Mamluk (Ai Cập) năm 1260. Nhưng lý do thua trận này cũng chính đáng.
Nhân dịp này tôi viết lại trận đánh của Mông Cổ nà đạo quân Mamluk để đợc giả được rõ. Dưới đây là trận Ain Jalut trích từ quyển Đại Việt Thắng Nguyên Mông xuất bản tại Hà Nội năm 2010.

No comments:

Post a Comment