Wednesday, December 21, 2011

Nam Bắc du kí bài 23

Trận đánh Ain Jalut.
1. Becke
Jochi, người con trưởng của Thành Cát Tư Hãn, đã không được nối nghiệp cha và không được thừa hưởng vùng đất xứ Khwarezm. Ông đem quân lên phía bắc nứơc Kazahkstan lập nghiệp. Nhưng ông chết sớm để lại 4 người con 3 trai, 1 gái. Ba trai là: Orda, Batu và Becke. Orda lập ra White Horde còn Ba Tu lập ra Blue Horde là các nước rộng lớn ở Nga và Đông Âu. Sau khi Orda và Batu qua đời thì Becke lên nắm quyền và gom cả hai horde vào làm một tạo ra Golden Horde vào năm 1257. Cùng năm ấy, Becke ra nhập đạo Hồi liên hệ mật thiết với các nước vùng Trung Đông và Ai Cập.
2. Mamluk
Trong thời Trung Cổ vùng Ai Cập ngày nay, thay tay đổi chủ nhiều lần. Dựa theo quyển “Cairo- The City Victyorious” của Max Rodenbeck thì đạo Thập Tự Quân đã nhiều lần đánh chiếm hải cảng Alexandria và các vùng chung quanh. Năm 1149, họ lại đến đánh chiếm hải cảng này và đánh thành phố Bilbays, 65 km phía bắc Cairo, giết hết dân thành này không còn một người[1]. Vua Al/’Adid của triều đại Fatimids đã khốn đốn với các cuộc chinh phục ấy. May thay, một đạo quân Hồi giáo từ Syria dưới sự chỉ huy của Saladin tới giải cứu. Nhưng sau đó Al/’Adid đã chết một cách bí mật.
Saladin ta bán hết các tài sản của vua Al/’Adid để trả lương cho lính đánh thuê (nô lệ Mamluk[2]) gốc Thổ, kể cả viên hồng ngọc 2400 carat. Ông đã thay thế triều đại Fatimids, với một chế độ phong kiến. Mỗi địa phương được cai trị bởi một tướng trong quân đội Syria.
Thời gian này, Saladin tạo ra một đế quốc Ayyabid bao gồm từ Syria đến Ai Cập, một phân nửa phía bắc các quốc gia: Sudan, Ethiopia, Somalia và phía nam bán đảo Saudi Arabia (A Rập). Vốn Saladin chinh phục đế quốc nhờ vào nô lệ, nên Ayyabid có tập tục mua bán nô lệ và các nước Âu Châu cũng đã đổ xô đến đây mua nộ lệ về làm việc, hầu hạ. Phần đông những kẻ nô lệ là dân ở Circassian[3], Turcoman[4] nhưng đa số Thổ Nhĩ Kỳ[5]. Các nô lệ này có được là nhờ vào các cuộc chinh phạt các bộ lạc thù địch, hay là các dân tỵ nạn. Nhất là sau các cuộc chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn vào Khwarezm, cuộc hành quân của Subutai, Jebe vào Nga 1220-1223 và các cuộc chiến từ năm 1239 của Batu, Subutai, thì dân tị nạn đổ vào đây đông khủng khiếp.
Saladin còn bắt các lính nô lệ đánh thuê Mamluk cải thành Hồi giáo. Đến năm 1258, thì số này có nhiều người thuộc vào đạo quân Cuman, đã từng đụng độ với Mông Cổ trong thời gian 1240-1258. Đoàn quân này được huấn luyện kỹ nên rất thiện chiến vì có các người Cuman nói trên nên đạo quân này có khả năng đụng trận với Mông cổ.
Con cháu của Saladin đã cai trị đế quốc Ayyabid trong các thành trì ở Cairo trong vòng 80 năm. Đến năm 1258, trong các người Mamluk, có một tướng tên Qutuz nổi dậy giết thủ lãnh hậu duệ của Saladin. Qutuz nắm được hậu thuẫn của toàn thể đạo quân Mamluk và trở thành Sultan (hoàng đế) năm 1259. Theo André Raymond viết trong quyển “Cairo” thì Qutuz lại vẫn thi hành chính sách nô lệ, nhưng áp dụng kinh Koran vào để bảo vệ lớp người này. Các nô lệ khi vào nhà một quý phái, sẽ được giáo dục và khi họ đã học tập xong từ cách cư sử đến kinh thánh thì được trả tự do và thành một sĩ quan trong quân đội Mamluck. Trong nhân viên chính quyền lại cũng được tuyển chọn từ các thành phần này.
(con tiep)

[1] Xem ra quân xâm lược nào cũng tàn nhẫn.
[2] Quyển “Cairo- The City Victorious” viết Mamelukes.
[3] Dân phía bắc núi Caucasus.
[4] Dân quanh vùng Turkmenistan ngày nay.
[5] Theo quyển “Cairo” của André Raymond thì trong số đó có cả người Mông Cổ.

No comments:

Post a Comment