Thursday, December 29, 2011

Tìm hiểu Chương trình Không Gian Hoa Kỳ

a-      Lịch trình một chuyến thám hiểm nguyệt cầu.

1-      Giai đoạn phóng- Tầng I
Năm hỏa tiễn F-1 của tầng I khai hỏa vả cháy trong 168 giây, đưa cả hệ thống lên cao 68 km và đạt vận tốc 2755.5 m/s [2755.5 mét 1 giây tức 9920 km/h (9920 km 1 giờ)]. Tại điểm này tầng I tách rời khỏi phi thuyền và theo trớn bay lên cao 109 km rồi rơi xuống Đại Tây Dương theo đường đạn đạo parabol.


2-      Giai đoạn phóng- Tầng II
Năm hỏa tiễn J-2 của tầng II khai hỏa khi tầng I tách khỏi hệ thống. Hỏa tiễn cháy 6 phút đưa cả hệ thống lên cao 176 km và đạt vận tốc 25182 km/h (7km/s). Đây là vận tốc gần đạt được để nhập quỹ đạo và tầng này tách khỏi hệ thống để rơi trở lại địa cầu cách xa trung tâm phóng Cap Kennedy 4200 km.

3-      Giai đoạn phóng- Tầng III
Ngay khi tầng II tách ra, tầng III khai hỏa trong 2,5 phút, đưa cả hệ thống lên cao 188 km và đạt vận tốc 7790 m/s (28,044 km/h), đây là vận tốc quỹ đạo. Động cơ tắt lần thứ nhất, nhưng vẫn dính liền với phi thuyền Apollo để rồi tất cả bay quanh quỹ đạo địa cầu. Trong khi ấy, các phi hành gia trên bộ phận (phòng) điều khiển CM chuẩn bị cho tách hẳn và bắt đầu cuộc biểu diễn nhào lộn của phi thuyền Apollo để tiến về nguyệt cầu. Kể từ lúc phóng đến lúc ấy tất cả các điều khiển hệ thống hỏa tiễn đều tự động phát ra từ vòng máy tính Instrument Unit làm bỏi IBM.
4-      Giai đoạn tách khỏi tầng III.
Năm hỏa tiễn J-2 của tầng III khai hỏa lần nữa, khi đúng vị trí tính toán đưa cả hệ thống đạt vận tốc 11.2 m/s (40,320 km/h). Với vận tốc này Apollo có thể vượt ra khỏi hấp lực trái đất. Bây giờ tầng thứ III và Instrument Unit tách khỏi phi thuyền Apollo. Kể từ đó tầng I của SATURN V sẽ thành một thứ vệ tinh nhân tạo vô bổ bay trong không gian. Theo tính toán thì với vận tốc ấy, tầng III sẽ vào quỹ đạo mặt trời. Có thể một năm nào sau này nó lọt vào vòng hấp lực trái đất rồi thành vật có hại cho các vệ tinh. Năm 2002 một phi hành gia trên trạm không gian quốc tế báo thấy 1 vẩn thạch bay gần trái đất. Sau này người ta khám phá ra đó là tầng III của Saturn-Apollo 8. Lý do là vì khi khai hỏa tách nhau phi thuyền Apollo cháy quá lâu nên làm giảm tốc của tầng III.
Ngay sau đó, các khi hành gia khai hỏa các hỏa tiễn nhỏ của bộ phận phục dịch SM và Apollo bắt đầu nhào lộn theo các biểu đồ dưới đây. Tôi chỉ có thể tạo ra các hình đơn giản vì eo hẹp thời gian.



Hình Apollo khi mới tách khỏi tầng III của Saturn V.









Các hỏa tiễn nhỏ được khai hỏa đem hai bộ phận Điều khiển (CM) và phục dịch (SM) tách ra khỏi bộ phận đổ bộ LM.


Các hỏa tiễn của SM khai hỏa theo lệnh phi hành gia và CM-SM quay đi 180o. Muốn như vậy họ phải hai hỏa hai hỏa tiễn nhỏ ngược chiều nhau để tạo sức quay.



CM-SM bây giờ ở sau của bộ phận đổ bộ rồi ráp nối và tiếp tục đoạn đường còn lại đến nguyệt cầu.
(CÒN TIẾP)

Phần vỏ bao của Apollo tách ra.

No comments:

Post a Comment