a- Lịch trình một chuyến thám hiểm nguyệt cầu. TIẾP THEO
Phần SM
Phi thuyền dùng năng lượng của vận tốc cũ tiếp tục rời hấp lực trái đất, nhưng vận tốc càng lúc càng chậm lại vì hấp lực ấy vẫn còn dù là rất nhỏ. Khi gần đến nguyệt cầu, thì hấp lực mất hẳn. Đây là vùng hấp lực địa cầu và nguyệt cầu bằng nhau, tạo ra hai lực đối kháng triệt tiêu. Sau đó hấp lực nguyệt cầu càng lúc càng tăng làm phi thuyền bay càng lúc càng nhanh hơn về phía ấy. Với góc và vận tốc được tính chính xác, phi thuyền sẽ tự động lọt vào quỹ đạo nguyệt cầu. Kể từ đó nó sẽ bay quanh nguyệt cầu mà không phải khai hỏa.
Phi thuyền dùng năng lượng của vận tốc cũ tiếp tục rời hấp lực trái đất, nhưng vận tốc càng lúc càng chậm lại vì hấp lực ấy vẫn còn dù là rất nhỏ. Khi gần đến nguyệt cầu, thì hấp lực mất hẳn. Đây là vùng hấp lực địa cầu và nguyệt cầu bằng nhau, tạo ra hai lực đối kháng triệt tiêu. Sau đó hấp lực nguyệt cầu càng lúc càng tăng làm phi thuyền bay càng lúc càng nhanh hơn về phía ấy. Với góc và vận tốc được tính chính xác, phi thuyền sẽ tự động lọt vào quỹ đạo nguyệt cầu. Kể từ đó nó sẽ bay quanh nguyệt cầu mà không phải khai hỏa.
7- Giai đoạn đáp xuống mặt nguyệt cầu.
Khi bay trên quỹ đạo này, hai trong 3 phi hành gia sẽ chui sang bộ phận đổ bộ LM.
Lúc đã chuẩn bị xong và đến đúng điểm, hai phi hành gia ở bộ phận đổ bộ LM cho khai hỏa các động cơ tách khỏi bộ phận điều khiển và phục dịch (CM-SM), rồi sẽ rơi xuống mặt nguyệt cầu theo một đường parabol. Trong khi ấy, một phi hành gia ở lại bộ phận điều khiển tiếp tục điều hành phi thuyền mẹ này bay quanh quỹ đạo.
Khi rơi đến một cao độ tính trước, Các phi hành gia bộ phận đáp LM sẽ cho khai hỏa để phi thuyền nhẹ nhàng đáp xuống.
1- Giai đoạn rời mặt nguyệt cầu.
Làm việc trên mặt nguyệt cầu một thời gian, hai phi hành gia quay về phi thuyền đổ bộ LM. Phần chân đáp trở thành giàn phóng và dĩ nhiên nó sẽ ở lại mặt nguyệt cầu vĩnh viễn. Cũng đúng thời điểm tính toán, phần trở lại quỹ đạo nguyệt cầu khai hỏa bay lên quỹ đạo nguyệt cầu để hội ngộ với phi thuyền mẹ. Nếu tính sai thì không thể hội ngộ được.
Lúc hai phi hành gia vừa đổ bộ đã trở về bộ phận CM thì phần trở lại quỹ đạo nguyệt cầu cũng bị vứt bỏ. Bây giờ Apollo chỉ còn phần phi thuyền mẹ CM-SM.
LM khai hỏa trở lại phi thuyền mẹ
LM ráp nối với phi thuyền mẹ
LM bị vút bỏ khỏi phi thuyền mẹ
1- Giai đoạn trở về.
Sau khi ráp nối và vứt bỏ xong, các phi hành gia lại cho khai hỏa phần phục dịch để đem phi thuyền trở lại trái đất. Lúc lọt vào quỹ đạo trái đất, và đợi đúng lúc phi thuyền mẹ (CM-SM) cho tách riêng. Lúc này cả phi thuyền chỉ còn phòng CM và khải hỏa để rơi xuống biển theo đúng chỗ đã được ấn định. Phần cuối của giai đoạn này phi thuyển CM được dù bung ra cho đáp nhẹ xuống mặt biển.
CM vởi vỏ bao ngoài mới phóng. Phần CM sẽ là phần cuối cung được vớt cùng 3 phi hành gia. Lúc mới ra đi tổng công hệ thống cao trên 100m, lúc về chỉ còn phi thuyền nhỏ bé.
1- Chấm dứt chuyến bay.
Phi thuyển được một hạm đội trực sẵn vớt lên.
No comments:
Post a Comment