Quay lại Việt Nam.
Tiếp theo phần lịch sử tỉnh Bình Định.
Năm 1376, vua Trần Duệ Tông đem 12 vạn quân thủy, bộ đánh đại thắng nhưng khinh địch và tiến vào thành Chà Bàn bị Chế Bồng Nga phục kích đánh bại, Trần Duệ Tông tử trận.
Năm 1403, Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân vây đánh thành Chà Bàn ngót hai tháng trời, nhưng bị quân Chiêm Thành phản công quyết liệt liệt, phải rút quân về nước.
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông, theo Việt sử toàn thư, cho tuyyển hoàng nam từ 15 tuổi trở lên, chia làm hai đạo thủy, lục quân hùng mạnh sang đánh Chiêm Thành. Sau khi đánh bại quân Chiêm nhiều nơi, ngài cho dừng quân, vẽ lại bản đồ rồi tiến đánh Chà Bàn, bắt được vua nước này là Trà Toàn. Sau khi chiếm được, Lê Thánh Tông ra lệnh phá hủy thành Chà Bàn. Bồ Trì Tri bỏ chạy như tôi đã viết ở phần tỉnh Bình Thuận.
Năm 1776 hay 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung Ương Hoàng Đế, đóng đô ở đây, nên còn gọi là Hoàng Đế thành; ông cho mở rộng về phía Đông, xây dựng nhiều công trình lớn.
Xe chúng tôi chạy qua một ngã tư có bảng chỉ đường một lối sang đông vào thị xã Qui Nhơn, một về tây đến “ Đèo An Kê ”. Tôi cũng rất tiếc không vào đây để nhìn đèo này như thế nào. Khoảng thời gian 1770, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đã từng luyện quân ở núi Chà Diên gần đèo này. Đến 1772 họ bắt đầu lộ diện và rồi đánh nam dẹp bắc. Cho đến năm 1789, Nguyễn Huệ đã phá tan 20 vạn quân Thanh. Trong các triều đại Trung Quốc thì Thanh Triều được coi như là một thời hùng cường nhất với sự bành trướng lãnh thổ rộng lớn hơn hiện tại. Thời gian này, TQ mới kiểm soát được Tây Tạng là quê hương của nước Thổ Phồn, ngự trị được Tân Cương (biên giới mới), kiểm soát hoàn toàn Nội Mông (bên trên Vạn Lý Trường Thành) và Đài Loan. Mông Cổ sau bao năm làm mưa làm gió trên thế giới, bấy giờ lại bị nhà Thanh kểm soát. Và dưới đời nhà Thanh thì một triều đại làm TQ hùng mạnh nhất, lại là vua Càn Long, nối tiếp theo hai thời thịnh trị do ông nội vua Khang Hi, và cha vua Ung Chính. Dân Việt Nam lắm khi không thuộc sử Việt bằng sử Trung Quốc. Khi nói tới Càn Long thì ai cũng nhớ chuyện Càn Long du Giang Nam, nhưng hỏi vua Quang Trung đánh bại quân Thanh thì vì vua nào trị vì TQ, thì ít người biết tới. Xin thưa đó chính là vua Càn Long. Vì vua này muốn làm mình trở thành một đại vĩ nhân với chủ trương có Thập Đại Võ Công, nên ông đã xua quân đi xâm chiếm khắp nơi kể cả một số nước hồi giáo ở phía tây (Tân Cương- nay thuộc Kyrgyzstan và Tajikistan). Tuy nhiên vì vua nay đành cam chịu thất bại khi xua quân sang xâm chiếm Miến Điện và Đại Nam (Tên Việt Nam thời ấy).
“Ai về Bình Định mà coi.
Con gái Bình Định múa roi, đi quyền”[1]
Chà Bàn một thủa mơ huyền.
Quang Trung Nguyễn Huệ lưu truyền hậu nhân.
Thắng cảnh: suối nóng Hội Vân.
Hầm Hô, Ghềnh Ráng góp phần vui tươi.
No comments:
Post a Comment