Friday, December 30, 2011

Nam Bắc du kí bài 29

Quảng Ngãi có nhiều thắng cảnh mang tên 4 chữ giống như các tên bên Tây Hồ- Hàng Châu TQ, như Liên Trì Dục Nguyệt, Thạch Cơ Điếu Tẩu…Tuy nhiên, chúng tôi không có thì giờ ghé thăm các thắng cảnh ấy, và nếu muốn cũng không được vì lụt lội khắp nơi.
Qua Quảng Nam, ta sang Quảng Ngãi.
Vùng đất này đã trải phong ba.
Ghé thăm Thiên Ấn Niêm Hà,
Cô Thôn Cổ Lũy, quê nhà họ Trương. [1]
Rồi đến Thạch Bích Tà Dương,
Vân Phong Túc Vũ mây vương chiều chiều.
Liên Trì Dục Nguyệt sen nhiều.
Thạch Cơ Điếu Tẩu- đá điêu khắc hình.
 VHKT
Gần chiều tối chúng tôi vào địa phận tỉnh Quảng Nam. Tỉnh này có diện tích gần 10400 km2 đứng hàng thứ 6, sau Thanh Hóa. Dân số 1 triệu 4 đứng hàng thứ 19. Tại Quảng Nam có một anh hùng dân tộc cận đại, đó là Hoàng Diệu. Ông tên thật là Hoàng Kim Tích, sau mới đổi là Hoàng Diệu, tự là Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai, sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tý (1829), trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là huyện Điện Bàn). Theo lịch sử, năm 1973 Nguyễn Tri Phương tử thủ thành Hà Nội. Năm 1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông Pétrus Ký ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Ông này đã đem các tài liệu về cho Pháp, để ho chuẩn bị tấn công lần thứ hai. Từ 1879 đến 1882, ông Hoàng Diệu được cử làm Tổng đốc Hà Ninh quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và phụ cận.  Ông đã tử thủ ở thành Hà Nội, năm 1882.
Ngoài ra, tỉnh này còn một nghi vấn lịch sử thật lớn đó là việc liên quan đến Ngọc Hân công chúa. Hiện nay có nhiều giả thuyết về vị công chúa con vua Lê Hiển Tông. Sau khi chiếm Phú Xuân thì số phận Ngọc Hân không biết ra sao. Có giả thuyết nói bà và hai con chạy vào Quảng Nam trốn, nhưng sau bị phát giác và bị xử “tam ban triều điển” (Cách xử tử rành cho hang vương tướng, tự chọn một cách chết trong ba cách: thắt cổ, uống thuốc độc hay tự đâm cổ.). 
Ai đi qua xứ Quảng Nam.
Nhớ thăm phố cổ Hội An, Cầu Chùa.
Cửa Đại sóng bủa bốn mùa.
Hoàng Diệu cảnh mộ, gió lùa thông reo.
Suối Tiên nước chảy trong veo.
Mỹ Sơn[2] di tích mòn theo năm trường.
Cụ Huỳnh thúc Kháng quê hương.
Đảo Chàm yến đậu, vấn vương Thu Bồn.
   VHKT


[1] Trương Công Định, anh hùng chống Pháp.
[2]Mỹ Sơn: là quần thể kiến trúc di tích của ngừơi Chiêm Thành để làm lễ thờ theo Bà La Môn- Ấn Độ, được UNESCO- Liên Hiệp quốc công nhận là di tích bảo tồn văn hóa thế giới.

No comments:

Post a Comment