Thursday, December 22, 2011

Nam Bắc du kí bài 24

3. Crusades- Thập Tự Quân
Vùng ven biển Địa Trung Hải vùng Gaza và Isael ngày nay, lúc ấy kiểm soát bởi đạo Thập Tự quân. Đạo quân này thật ra là sang đánh Hồi giáo, nhưng lúc này bất động vì quân Mông đang hoành hành ở phía bắc.
4. Hülagü
Từ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227 thì đến năm 1229 Őgedei (Oa Khoát Đài) người con thứ ba lên nắm quyền Đại Hãn. Năm 1241 Őgedei chết thì con cả của ông ta là Güyük lên thay. Ông này làm đại Hãn được 3 năm thì cũng theo cha. Quyền lực chuyển sang dòng con út của Thành Cát Tư Hãn là Tolui. Tolui thì đã mất từ năm 1232, nhưng người con cả của ông là Möngke (Mông Kha), được hội đồng Kuriltai bầu lên làm Đại Hãn năm 1251.
Lúc lên ngôi, Möngke sai em thứ nhì là Kulibai (Hốt Tất Liệt) tấn công Nam Tống và em thứ ba là Hülagü sang mở rộng nam vương quốc Hồi giáo Khwarezm (vùng Iran-Ba Tư ngày nay), mà Thành Cát Tư Hãn đã chiếm năm 1224.
Hülagü phải tốn 3 năm chuẩn bị, nên năm 1253 mới khởi hành từ kinh đô Krakorum. Ông ta phải mất ba năm cho cuộc hành trình chục vạn dặm để đặt chân đến miền Trung Đông. Khi đến nơi, năm 1256, Hülagü lập tức nhắm vào kinh đô Hồi giáo tấn công.
5. Bất đồng giữa Mông Cổ với Mông Cổ.
Năm 1258, Hülagü tấn công giáo chủ Hồi ở thành Baghdad. Thành này chống cự mãnh liệt, đến nỗi Mông Cổ bắn hết đá mà vẫn không chịu thua. Dân trong thành, khấp khởi mừng thầm thì quân Mông đốn các cây chà là (Palm), chặt khúc bắn tiếp. Cuối cùng thành cũng bị thất thủ; vua-giáo chủ những người Hồi Al-Musta’sim bị giết.
Việc làm này làm sửng sốt Becke, một tín đồ Hồi giáo.
Ngay sau đó, Hülagü nghe tin anh ruột là Mongke đang làm đại hãn qua đời và người anh kế là Hốt Tất Liệt cùng người em út là Arige- Boke, đang tranh nhau cái ghế đại hãn. Ông vội đem đại quân quay về Krakorum, chỉ để lại 1 tjumen (10000) cho tướng Ketbugha tiếp tục công việc.
Theo sử Mông Cổ đã đem những nỏ cực lớn bắn các mũi lao. Tôi dùng Solidworks tao ra một cái nỏ loại này. Vì các tài liệu không nói rõ nỏ như thế nào. Nên đây chỉ là một tưởng tượng của tác giả.


No comments:

Post a Comment