Wednesday, December 28, 2011

Tìm hiểu Chương trình

Tìm hiểu chương trình Saturn- Apollo
Trong chương trình Constellation có một phần hấp dẫn là đem người quay lại nguyệt cầu. Kỹ thuật để đem người lên cung quảng của Constellation gần giống như Apollo – Saturn. Vậy trước khi tìm hiểu về chương trình này ta quay nhìn lại chương trình Apollo – Saturn của thập niên 1960.
a-      Apollo – Saturn thám hiểm nguyệt cầu.
Đầu thập niên 1960 Mỹ cố gắng đuổi theo Liên Xô khi nước này thành công trong việc phóng con tầu vũ trụ đầu tiên của con người cũng như đem phi hành gia đầu tiên lên quỹ đạo trái đất. Mỹ đã thua Liên Xô vì các hỏa tiễn nước Mỹ yếu hơn. Mãi cho đến khi nhà bác học Wernher Von Braun- cha đẻ của V2- Đức Quốc Xã trong cuối thế chiến II, được chỉ định làm giám đốc chương trình Saturn thì thế cờ đổi ngược. Ông cho thế kế, phát triển hỏa tiễn C-1 đến C-4 (C series) và cuối cùng là C-5. Đến năm 1963, NASA nhận C-5 làm hỏa tiễn chính trong việc đổ người xuống nguỵêt cầu và đổi tên thành Saturn V. Đồng thời NASA cho thiết kế, phát triển phi thuyền Apollo để đem người lên nguyệt cầu.

Hình Saturn V và Phi thuyền Apollo cùng các phần phụ thuộc



Hình Saturn V và Phi thuyền Apollo cùng các phần phụ thuộc.
Để hình dung sự to lớn của hệ thống hỏa tiễn-phi thuyền, tôi vẽ 1 người đứng dưới đất trong hình màu đen và bạn dọc có thể so sánh.

Saturn- Apolllo 8


Hỏa tiễn Saturn V gồm 3 từng:
1-      Từng I dài 42 m, đường kính 10 m do Boeing làm gồm 5 hỏa tiễn F-1(Rocketdyne). Một cái được đặt chính giữa và 4 cái khác xắp quanh cái trên đều đặn (như 5 điểm con xúc xắc). Kế tiếp là bình đựng nhiên liệu- một thứ xăng đặc biệt và trên cùng của từng này là bình đựng LO- Oxygen hóa lỏng.
2-      Từng II dài gần 25 m, đường kính 10 m do North American Aviation (Seal Beach Ca) gồm 5 hoả tiễn sinh hàn J-2 xắp xếp tương tự. ngay trên 5 hỏa tiễn J-2 là bình LO và kế tiếp là bình đựng Hydrogen hóa lỏng.
3-      Từng cuối của hỏa tiễn dài 17.85 m, đường kính 6.6 m do Douglas Aircraft ở Hunting Beach (nay thuộc Boeing) làm gồm 1 hỏa tiễn sinh hàn J-2.
Hệ thống gồm hỏa tiễn gồm 3 tầng bên trên là phi thuyền Apollo  nếu với phi thuyền Apollo ở trên cả hỏa tiễn cao 111 m, đường kính 10 m và tổng khối lượng kể cả nhiên liệu là trên 3000 tấn. Cho đến ngày hôm nay, đây là hỏa tiễn lớn và mạnh nhất thế giới.
 Trong thời gian này, Liên Xô cũng phát triển hỏa tiễn tương dương có tên là N1, nhưng sau 4 lần thử thất bại, chương trình này đã bị hủy bỏ. Vì vậy việc đưa phi hành gia vũ trụ của Liên Xô lên nguyệt cầu không thành.


Hình N1 của Liên Xô

 Hai mẫu Saturn V & N1
a-      Hệ thống Apollo
Hệ thống phi thuyền Apollo gồm các bộ phận sau:
·         Hệ thống thoát hiểm. (Launch escape system)
Phần này hoạt động trong giai đoạn phóng. Nếu hỏa tiễn Suturn V bị trục trặc thì động cơ của hệ thống khai hỏa đem tất cả hệ thống phi thuyền lên cao và dù sẽ bung ra cứu các phi hành gia.
·         Bộ phận điều hành. (Command module-CM)
Đây là nơi ba phi hành gia điều hành, ăn uống, ngủ ngáy cùng giải quyết việc tiêu tiểu trong suốt chuyến bay.
·         Bộ phận phục dịch. (Service module- SM)
Bộ phận này gồm bình nhiên liệu và một động cơ. Nói tóm lại nó là một hỏa tiễn nhỏ.

Cả CM và SM tạo ra phi thuyền mẹ
·         Bộ phận đáp xuống nguyệt cầu.
Bộ phận này gồm 2 phần:
a-      Phần điều kiển quỹ đạo.
b-      Phần đáp xuống nguyệt cầu.
Trong phần đáp xuống nguyệt cầu lại có hai phần:                                                     
-          Phần chân đáp
-          Phần trở lại quỹ đạo nguyệt cầu.


Hình cả hệ thống Apollo


Hình phần đáp xuống nguyệt cầu.

No comments:

Post a Comment