Trời vẫn mưa tầm tã làm việc lái xe của Phương them phần khó kăn. Theo như dự định, chúng tôi sẽ ăn cơm tối tại nơi nào thuộc tỉnh này. Cuối cùng trong mưa, chúng tôi dừng lại một quán nhỏ trước khi tới thị xã Tam Kỳ- tỉnh lỵ của Quảng Nam. Tam Kỳ là quê hương của nhà ái quốc Phan Châu Trịnh (1872-1926), người đã sáng lập phong trào Duy Tân. Chúng tôi chọn món canh chua làm món ăn chính, nhưng canh chua này không hợp khẩu vị của người miền Nam, cũng như người miền Bắc, vì canh chua nấu với dưa măng.
Cơm xong chúng tôi lại hấp tấp lên đường đến một khách sạn ở Hội An theo chương trình sắp đặt của tôi. Vì đêm tối, mưa to, đường mới thay đổi nên tài xế không nhìn ra đâu là đường rẽ vào Hội An. Cho đến khi nhìn thấy bảng chỉ đường rẽ vào Đà Nẵng thì đã 11 giờ đêm rồi. Tài xế hối hận muốn quanh lại Hội An như dự liệu, nhưng tôi chưng cầu ý kiến mọi người rồi quyết định vào khách sạn Đà Nẵng để khỏi tốn thì giờ. Vì nếu quay lại trong hoàn cảnh tối tăm mưa gió này thì mất thêm một tiếng đồng hồ nữa. Nhưng tránh tổn thất cho khách sạn chúng tôi vẫn gửi tiền trả cho họ. Khi thủ tục đăng kí xong ở khách sạn thì đã 11 giờ rưỡi đêm.
Đà Nẵng là một thành phố cấp I, trực thuộc trung ương. Diện tích thành phố 1283 km2, đứng thứ 59, dân số 890 ngàn người, đứng thứ 43. Sau khi chiếm Việt Nam, người Pháp đổi tên thành phố này là Tourane. Về hành chính, thành phố bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, nơi TQ chiếm từ tay VNCH năm 1974 và VN đang đòi trả lại.
Theo lịch sử, năm 1471, vua Lê Thánh Tông sau khi đánh bại Trà Toàn, phá thành Chà Bàn, đã sát nhập phần nước Chiêm từ đèo Hải Vân đến Phú Yên vào Đại Việt. Như vậy Đà Nẵng cũng nằm trong vùng đất ấy. Đây cũng là nơi nếm phát súng đầu tiên của Pháp, khi nước này mở cuộc xâm lăng nước ta trong năm 1856. Để rồi đất nước ta nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp mãi cho đến năm 1954.
Diện tích đất Đà Nẵng nhỏ hơn Sàigòn nhưng lớn hơn Hà Nội (ngày ấy 2005, nhưng bây giờ thua Hà Nội). Với địa điểm có nhiều sông: sông Cu Đê, sông Hàn. Sông Hàn nối là kết hợp của nhiều sông nhỏ như sông Câu Đô, sông Yên, Thủy Loan. Tây và bắc có núi cao đến trên 1500 m (theo cartographic publishing house), với các nơi nghỉ mát Bà Nà trên dãy núi Bạch Mã ở độ cao 1482 m và đèo Hải Vân là những thắng cảnh. Phía đông thành phố có biển cả với một vịnh rất thuận tiện cho việc tầu bè ra vào; bán đảo Sơn Trà phía đông vịnh với núi cao gần 700 m, che bão tố cho tàu bè đậu cảnh Tiên Sa. Ngoài ra Cửa sông Hàn rộng lớn đủ để tầu trung bình ra vào, sát ngay cảng Tiên Sa làm cho lưu thông vào trong đất liền dễ dàng, nên thành phố có nhiều cơ hội phát triển. Một mặt khác Ngũ Hành Sơn một thắng cảnh của Việt Nam nằm ở phía nam trung tâm thị xã lại càng lôi cuốn du khách. Hội An của Quảng Nam , một nơi đựơc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới sát ngay bên ranh giới phía nam, cũng giúp phần phát triển thành phố. Trong các thành phố chúng tôi đã qua, thì Đà Nẵng là một đô thị sạch sẽ, khang trang nhất. Tuy nhỏ hơn Sàigòn, nhưng với vị trí thuận tiện trên tương lai của Dà Nẵng rất sáng lạng.
Quanh co đường uốn qua đèo.
Đường từ mặt biển rồi trèo vô mây.
Hải Vân hùng vĩ ở đây.
Thành Phố Đà Nẵng nơi này khang trang.
Ngũ Hành Sơn thật mơ màng.
Bà Nà thu tới lá vàng bay bay.
Khách sạn chúng tôi cư ngụ gần giòng sông Hàn, và may hơn nữa là phòng chúng tôi ở lầu 10 hay 11 nên được ngắm cảnh sinh hoạt trên con sông này. Hai bên sông người ta đã cho di chuyển những nhà cũ và xây các nhà mới đẹp, trên hai đại lộ rộng rãi, tân kỳ. Ngay gần cửa sông ra vịnh có một chiếc cầu quay đẹp dễ dàng cho các tầu lớn ra vào.
No comments:
Post a Comment