Wednesday, January 18, 2012

Nam Bắc du kí bài 41

Lăng sau cùng là lăng Khải Định, vua thứ 12 và là một vì vua nổi tiếng xa sí và nịnh Tây. Mọi việc đều do Tòa khâm sứ định đoạt. Khải Định cũng hết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại) cho vợ chồng Khâm sứ, đưa sang Pháp du học. Nhưng ông có sáng kiến, tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa.
Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây
Nghề này thì nói ông này tiên sư
Ngày 20 tháng 5 năm 1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là một chuyến đi nước ngoài đầu tiên của các vua Nguyễn triều, bị công kích khắp nơi. Tháng 9 năm 1924, từ Pháp về Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền.

Lăng Khải Định

Tuy là ông có 12 người vợ, nhưng chỉ có một hoàng tử là Vĩnh Thụy (Bảo Đại). Ông bị đồn là ái nam ái nữ, và Vĩnh Thụy là con người khác.  Đây là thâm cung bí sử nên chẳng có sử sách gì giám viết điều này
Lăng của ông pha trộn nhiều thứ văn hóa ta, Tàu, Ấn Độ, La Mã…
Ngay bên dưới tòa chính điện của hình chụp trên là nơi an táng vị hoàng đề thân Tây ấy.
Vào bên trong chính điện, chúng tôi thấy có một bức tranh vẽ rồng trên trần nhà. Tục truyền thời ấy có một họa sĩ rất tài năng. Vua Khải Định cho vời tới vẽ rồng năm móng lên trần nhà. Rồng năm móng chỉ đề cho nhà vua, còn rồng bốn móng lá cho đình đền nhân gian mà thôi. Tuy nhiên khi vẽ rồng trên trần nhà, thì người ta phải làm một cái giá để họa sĩ nằm ngửa vẽ. Một hôm nhà vua vào tham quan, xem họa sĩ vẽ đến đâu. Lúc vào trong thấy họa sĩ nằm ngửa trên giá; cái cọ vẽ được cột vào chân. Nhà vua tức giận hỏi: “Sao nhà ngươi vẽ rồng mà lại vẽ bằng chân? Đem nó chém đi”. Người họa sĩ năn nỉ giải thích “Muôn tâu bệ hạ. Vẽ rồng lớn thì nhiều khi phải ra xa để ngắm sự cân đối của rồng. Nay hạ thần nằm trên giá không thể ra xa để vẽ, đành phải vẽ bằng chân mới quan sát đủ.” Nhà vua nghe hữu lý nói: “Việt Nam chỉ có một họa sĩ như ngươi. Chứ có người thứ hai thì ta chém đầu ngươi rồi.”
Nếu có dịp so sánh lăng Minh Thành Tổ bên Trung Quốc với các lăng ở Việt Nam, ta có thể nói như sau: Lăng Minh Thành Tổ thì vĩ đại với một kiến trúc cao đến 20m và với khoảng ba mươi cái cột gỗ lim mà đường kính khoảng 1m, cao mười mấy m. Ngọai trừ lăng Khải Định, hai lăng các vua Việt Nam nhỏ hơn, nhưng thơ mộng duyên dáng hơn, có đồi núi, có ao hồ vây quanh.
Chúng tôi được đua đi thăm chùa Từ Hiếu một chùa rất lớn và đẹp của cố đô. Sau đó, chúng tôi cũng được đua di xem chùa Từ Đàm bên sông Hương, nơi đã bắt nguồn cuộc đấu tranh chống kì thị tôn giáo năm 1963.
Tối hôm ấy, nhóm chúng tôi về một quán ven sông Hương ăn cơm. Trước quán có con đường chạy ven sông và có lan can an toàn. Trong khi chờ mấy bà đặt món ăn, Thắng rủ Phương ra mé sông ngắm cảnh. Tôi thấy vậy cũng ra theo. Trời mưa không nặng hạt, nhưng gió sông thổi lên làm chúng tôi thấy lạnh. Một lúc sau, Phương và Thắng vào quán, còn mình tôi đứng ngắm cảnh cầu Tràng Tiền trong đêm với các đèn màu thay đổi. Chợt giữa sông vang lên tiếng hát buồn thảm điệu Nam ai theo gió đưa tới. Theo sử ký, các điệu hát nam ai, nam bình có nguồn gốc từ Chiêm, nên thường đượm vẻ thê lương cuả một dân tộc mất nước.

Tôi làm bài thơ Hương Giang tức vịnh:
Trên sông Hương trời mưa lất phất.
Giữa sông Hương ai cất tiếng ca.
Tiếng ca chan với lệ nhòa.
Sông Hương hết chảy, lòng ta hết buồn.

Ăn xong, cả nhóm xuống thuê một chiếc thuyền ra giữa sông Hương để nghe thật nghe các điệu hát đặc biệt của xứ Huế. Đây là một đặc biệt của đất này. Tất cả ghe thuyền làm dịch vụ làm nghề vào một tổ hợp có ban quản lý phân chuyến để khỏi tranh giành mối lái.
Thuyển chúng tôi thuê là một thuyền máy cỡ trung bình bề ngang khoảng 2,5 m dài khoảng 13 m.
Thuyền ra giữa sông thì neo lại, và một nhóm ca, nhạc sĩ bắt đầu trình diễn. Tất cả chúng tôi ngồi quay bên các ca, nhạc sĩ xem họ trình diễn. Các bài nhạc hầu hết là rất buồn, nhưng lồng vào đó có một bản nhạc vui kể lại tình của một đôi nam nữ trình bày bởi môt nam và một nữ. Khi phần ca nhạc hết họ cho chúng tôi một số đèn giấy và đèn cầy. Chúng tôi đốt đèn thả xuống sông để chúng cuốn theo gìong nước. Cô cháu gái Lili của tôi thích cái này nhất.
Ngày hôm sau, chúng tôi rời cố đô từ sáng sớm đến Thanh Hóa theo như hẹn, để gặp gia đình cô em gái: Cẩm Dung.

No comments:

Post a Comment