Tiến trình đưa người lên Nguyệt Cầu.
Động cơ J-2 dùng trong chương trình Space Shuttle
Động cơ J-2X dùng trong chương trình Constellation
Trong chương trình Constellation thì phi thuyền Altair (LM) sẽ có nhiệm đáp xuống Nguyệt Cầu. Chữ Altair được rút từ cụm từ Á rập có nghĩa là vật bay và còn là tên vì sao sáng nhất của chòm sao Aquila mà tiếng Latin có nghĩa là Eagle(đại bàng). Đây cũng là tên để vinh danh con tầu Eagle đã đem Neil Amrstrong và Buzz Aldrin đáp xuống mặt nguyệt cầu năm 1969.
Phi thuyền Altair (LM). Đây chỉ là một trong mấy khái niệm.
Động cơ của phần phi thuyền này được trao cho Pratt & Whittney Rocketdyne (W Palm Beach-FL) thiết kế và chế tạo. Hãng này đang phát triển một động cơ loại Common Extensible Cryogenic Engine (CECE)- động cơ dùng hỗn hợp sinh hàn từ oxyen LOX (-97º F) và hydrogen (-423º F) hóa lỏng LH2. Loại động cơ này có thể kiểm soát, thay đổi được sức thôi tống từ 100% xuống 10%. NASA cần như vậy là vì họ sẽ cho LM đáp xuống mặt nguyệt cầu nhẹ nhàng và an toàn. Hiện nay, với các thí nghiệm trên mặt đất đã cho các kết quả tốt đẹp và trên mức dự liệu. Động cơ đã giảm từ 104% xuống còn 8%, một kỷ lục cho loại động cơ này.
Với Ares I, thì hỏa tiễn này nhỏ hơn Saturn V còn Ares V lớn hơn Saturn V chút đỉnh nhưng vẫn không đủ sức mạnh để đem 4 phi hành gia lên Nguyệt Cầu rồi trở về bình an. Lẽ dĩ nhiên vì 4 phi hành gia thì CM (phòng điều khiển của phi hành đoàn) phải lớn hơn các hỏa tiễn của SM (phần phục dịch) và LM (phần đổ bộ) đều phải lớn hơn. Ta hãy xem NASA giải quyết như thế nào?
Trước hết ta xem qua Ares V được phong như thế nào.
Hỏa tiễn này như đã đăng vài hôm trước gồm ba tầng. Cách ráp phi thuyền vào Ares V và đưa ra dàn phóng tương tự như cách thức ráp cùng di chuyển của Orion và Ares I.
Khi phóng thì 2 hỏa tiễn nhiên liệu đặc SRB được đốt đầu tiên đưa hỏa tiên lên vài chục cây số rồi tách ra vả rơi về xuống Đại Tây Dương. Chúng được vớt lên để dùng lại. Tầng II tiếp tục đưa phi thuyền lên quỹ đạo địa cầu.
Tầng I với 2 hỏa tiễn nhiên liệc đặc được khai hỏa.
Tầng I với 2 hỏa tiễn nhiên liệc đặc được tách ra.
No comments:
Post a Comment