Cả hệ thống phi thuyền cùng hòa tiễn được làm ở nhiều bang trên đất Mỹ sẽ được chuỵển đến trung tâm Kennedy. Ráp phi thuyền của các phi hành gia Orion(CM)-SM vào Ares I trên giàn phóng lưu động MLP (Mobile Launcher Platform). Công việc nảy được làm tại VAB, đây là viết tắt của Vehicle Assembly Building, một tòa nhà khổng lồ.
Hệ là service module với một hỏa tiễn LH2-LOX.
VAB
Di chuyển ra giàn phóng.
Lúc Ares- Orion-EDS đã được ráp nối hoàn tất, xe Crawler-Transporter (CT) sẽ đưa cả hệ thống Ares- Orion- MLP đến Launch Pad 39B (LP 39B), nơi đã phóng phi thuyền Sapce Shuttle trước kia. LP 39B hiện đang được biến cải để phóng Ares I. Cả hệ thống Ares- Orion- MLP sẽ nằm tai LP 39B, còn CT sẽ lui ra khỏi đây để trở về nhà ráp VAB.
Đổ nhiên liệu.
Sau khi hệ thống Ares I-Orion đã ổn định trên dàn phóng, người ta bắt đầu đổ nhiên liệu LH2 và LOX vào tầng II và III. Việc đổ nhiên liệu cũng choán 1 thời gian lâu. Trước khi phóng 3 giờ, các phi hành gia mới được các nhân viên phụ trách giúp đỡ để mặc các bộ đồ phi hành, rồi được đưa lên phi thuyền Orion.
Khai hỏa.
Sau cuộc đếm ngược kiểm chứng các thiếu sót và nếu các bộ phận không bị khiếm khuyết nào thì tầng I nhiên liệu đặc được khai hỏa. Nêú tìm thấy 1 sai lầm thì chuyến bay bị hủy bỏ. Nếu tầng I phát nổ chẳng hạn thì bộ phận cứu cấp khai hỏa đưa CM bay ra khỏi chỗ phóng để cứu các phi hành gia.
Chuyến bay
Nếu mọi việc tốt đẹp thì chuyến bay tiếp tục. Sau khi phóng 120 giây, tầng I được tách ra rơi xuống Đại Tây Dương tương tư như Space Shuttle, rồi được vớt lên tái sử dụng. Cùng khi ấy hỏa tiễn J-2X của tầng II khai hỏa.
Sau 30 giây kế tiếp hệ thống cứu cấp và các vỏ bảo vệ hệ thống phi thuyền Orion-EDS sẽ bị cho tách khỏi Orion-EDS. Các vật này sẽ cháy tiêu trong bầu khí quyển.
Sau 300 giây, hỏa tiễn J-2X được tắt. Cả hệ thống sẽ vào quỹ đạo thấp của địa cầu. Trong khi bay ở quỹ đạo thấp các phi hành gia làm các việc chuẩn bị ráp nối với ISS. Ở quỹ đạo 45 phút để làm việc, hỏa tiễn J-2X được khai hỏa lần thứ 2 để đưa hệ thống lên quỹ đạo của ISS. Sau đó, tầng II được tách khỏi hệ thống Orion-EDS và bị tiêu hủy trong bầu khí quyển. Lúc này, hai bản năng lượng mặt trời của Orion xòe ra.
Orion xòe năng lượng mặt trời
Ráp nối.
Sau hai ngày đuổi bắt, Orion sẽ cặp vào ISS. Sáu phi hành gia sẽ sang trạm này. Phi thuyền Orion sẽ cặp vào đây luôn trong suốt thời gian các phi hành gia làm việc trên ISS và được sử dụng như một phi thuyền cứu cấp khi một việc không may xẩy ra trên trạm không gian.
Trở về.
Khi các nhiệm vụ hoàn tất khoảng từ 4 tháng tới 10 tháng (tùy ấn định của NASA). Các phi hành gia trở vào Orion rổi rời ISS với các hỏa tiễn từ EDS. Một khi Orion đã vào điểm để trở vào khí quyển thì EDS được tách ra và tiêu huỷ trong khí quyển, còn Orion rơi xuống với vận tốc 28000 km/h và giảm đến 480 km/h. Phần dưới của Orion sẽ buốc cháy với các mảnh ngói chống nhiệt. Khi hoàn tất sự rơi tự do, hai dù nhỏ sẽ bung ra cho đến khi các tạo đủ áp xuất thì 3 dù lớn và các phao chứa khí Nitrogen của phi thuyển bung ra ( khoảng cao độ 6 km) để Orion đáp xuống biển. Phi thuyển được vớt lên chuẩn bị cho các chuyến bay kế tiếp. Đây là điểm khác với các phi thuyền của các chương trình từ Gemini đến Apollo. Trong hai chương trình này các CM chỉ được dùng 1 lần mà thôi. Một phi phuyền Orion có thể sử dụng 10 lần theo các điều kiện bình thường.
Khi ráp thì các bộ phận nằm dưới được dung len MLP trước theo hình vẽ dưới đây.
No comments:
Post a Comment